Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

Văn hóa về an toàn lao động trong 1 công ty bất kỳ

 


       An toàn lao động có vị trí, vai trò rất quan trọng là bảo vệ người lao động – yếu tố quyết định năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất trong các doanh nghiệp. Mất an toàn lao động đã, đang và sẽ gây ra những tổn thất lớn cho các doanh nghiệp, bao gồm cả ngành sản xuất và dịch vụ…

VĂN HÓA AN TOÀN LÀ GÌ ? Theo kết luận của “Hội nghị lao động Quốc tế tổ chức vào tháng 6 năm 2003”, Văn hoá phòng ngừa trong lĩnh vực An toàn - Vệ sinh lao động (AT-VSLĐ) mang tầm quốc gia, là một văn hoá trong đó quyền của người lao động được tạo điều kiện về môi trường làm việc an toàn và vệ sinh, được tất cả các bên tôn trọng. 

       Đó là văn hoá trong đó các cơ quan Nhà nước Doanh nghiệp, những người sử dụng lao động và người lao động phải tham gia tích cực vào việc bảo đảm một môi trường làm việc an toàn và vệ sinh thông qua một hệ thống với các quyền, trách nhiệm và bổn phận được xác định là văn hoá trong đó nguyên tắc phòng ngừa được đặt vào vị trí ưu tiên hàng đầu. Như vậy, Văn hoá an toàn qua cách trình bày ở trên chính là biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

         Vì vậy, xây dựng văn hoá an toàn trong lao động hay văn hoá phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chính là xây dựng các nội dung phải thực hiện để đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, phòng chống cháy nổ; xây dựng ý thức, tác phong thói quen làm việc an toàn; xây dựng các quy tắc, các chuẩn mực ứng xử của các thành viên liên quan và tham gia quá trình lao động sản xuất đối với các vấn đề quy định nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh lao động. Để xây dựng và hình thành được văn hoá an toàn lao động mang tính phòng ngừa, ngoài việc đòi hỏi cần phải tận dụng tất cả các phương tiện sẵn có nhằm nâng cao những hiểu biết, kiến thức và nhận thức chung về những khái niệm về các nguy cơ, rủi ro cũng như cách phòng ngừa và kiểm soát chúng, còn phải nâng cao nhận thức về mặt luật pháp, chính sách trong lĩnh vực An toàn vệ sinh lao động. 

         Để thực hiện những biện pháp nhằm đảm bảo an toàn lao động đó là bố trí sử dụng con người hợp lý; tăng cường củng cố, ổn định bộ máy làm công tác AT-VSLĐ đảm bảo về số lượng và từng bước nâng cao chất lượng, tạo điều kiện để cán bộ làm công tác AT-VSLĐ được đào tạo nâng cao; phân công, phân cấp rõ ràng trong công tác AT-VSLĐ, phổ biến để đảm bảo từng cán bộ quản lý đều nắm rõ được nhiệm vụ của mình; nâng cao nhận thức về AT-VSLĐ cho người sử dụng lao động và người lao động qua tuyên truyền, huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về AT-VSLĐ cho người lao động, cải thiện điều kiện lao động, thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe người lao động, xây dựng chế tài nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý AT-VSLĐ, xử lý vi phạm, tổ chức điều hành sản xuất khoa học, hợp lý, khắc phục các tồn tại trong thiết kế, thi công, lấy kỹ thuật cơ bản làm then chốt và lựa chọn các công nghệ thiết bị phù hợp đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia. 

  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.