An toan lao dong - Tai nan lao dong - Benh nghep nghiep va quy dinh thong so
An toan lao dong can tim hieu 2020
(Theo https://vi.wikipedia.org/)
Nội dung chủ yếu của bảo hộ lao động là an toàn lao động, vệ
sinh lao động. Bởi vậy, trong nhiều trường hợp người ta dùng cụm từ "an
toàn và vệ sinh lao động" để chỉ công tác Bảo hộ lao động. Trong trường
hợp nói đến Bảo hộ lao động, chúng ta hiểu đó là bao gồm cả an toàn lao động,
vệ sinh lao động và cả những vấn đề về chính sách đối với người lao động như:
vấn đề lao động và nghỉ ngơi, vấn đề lao động nữ, vấn đề bồi dưỡng độc hại.
Bảo hộ lao động gồm 4 phần:
·
Pháp luật bảo hộ lao
động
·
Vệ sinh lao động
·
Kỹ thuật an toàn (tiếng Anh: Safety engineering)
·
Kỹ thuật phòng chống cháy nổ (tiếng Anh: Fire protection hay Fire
safety)
*** Các khái niệm chung về môi trường lao động.
Điều kiện lao động
Trong hoạt động sản xuất, người lao động phải làm việc trong một
điệu kiện nhất định, gọi chung là điều kiện lao động.
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội,
kinh tế được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng
lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí chúng
trong không gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ
với người lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho con
người trong quá trình lao động. Tình trạng tâm sinh lý của NLĐ trong khi lao động
tại chỗ làm việc cũng được coi như một yếu tố gắn liền mới điều kiên lao động.
Việc đánh giá, phân tích điều kiện lao động cần phải tiến hành
đồng thời trong mối quan hệ tác động qua lại của các yếu tố nói trên và sự ảnh
hưởng, tác động của chúng đến người lao động như thế nào? Từ đó mới có thể có
được những kết luận chính về điều kiện lao động ở cơ sở đó và có các biện pháp
phù hợp nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ sức khoẻ người lao động.
Tai nạn lao động
Là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động do kết quả của sự tác
động đột ngột từ bên ngoài của các yếu tố nguy hiểm có thể gây chết người hoặc
làm tổn thương hoặc làm phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận
nào đó trên cơ thể. Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột một lượng lớn chất
độc gây chết người hoặc huỷ hoại chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể
(nhiễm độc cấp tính) cũng được coi là tai nạn lao động.
Tai nạn lao động được chia làm 3 loại : Tai nạn lao động
chết người, Tai nạn lao động nặng, Tai nạn lao động nhẹ.