Leo cao
CHUYÊN ĐỀ 4
BIỆN PHÁP AN
TOÀN KHI LÀM VIỆC TRÊN CAO
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Mọi
người lao động (kể cả lao động hợp đồng ngắn hạn, tạm tuyển) phải được huấn
luyện, kiểm tra đạt yêu cầu mới được phép làm việc trên trụ điện.
2. Những
người làm việc trên cao từ 3,0m trở lên phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện
sức khoẻ làm việc trên cao của cơ quan y tế theo quy định hiện hành. Đối với
những người làm việc ở đường dây hoặc thiết bị điện đặt ở vị trí so với mặt đất
cao trên 50m thì trước khi làm việc phải kiểm tra lại sức khỏe.
3. Khi sử dụng các phương pháp và
phương tiện khác để làm việc trên cột (các loại thang hoặc xe nâng,…) phải tuân
theo quy trình hoặc hướng dẫn riêng của thiết bị, dụng cụ đó để bảo đảm an toàn
cho quá trình leo lên, xuống và làm việc trên cột.
4. Người
lao động tạm tuyển, hợp đồng ngắn hạn, học sinh các trường và các trung tâm đào tạo nghề điện trong quá trình thực tập chỉ
được làm việc trên cao trong trường hợp không có điện.
5. Người
làm việc trên cao, nếu thấy biện pháp an toàn chưa đủ, đúng với quy trình an
toàn thì có quyền báo cáo với người ra lệnh. Nếu chưa được giải quyết đầy đủ
thì có quyền không thực hiện và báo cáo với cấp trên.
6. Người
làm việc trên cao, quần áo phải đúng quy định về trang phục, gọn gàng, tay áo
buông và cài cúc, đội mũ an toàn cài quai, đi giày an toàn, đeo dây an toàn,
mùa rét phải mặc đủ ấm; không mắc dây đeo an toàn vào những bộ phận di động
hoặc những vật không chắc chắn, dễ gẫy, dễ tuột.
7. Trường hợp vị trí trụ nằm dưới ao hồ, ruộng nước hoặc vùng đất thấp bị ngập nước quanh gốc trụ thì đảm bảo phải trang bị đầy
đủ BHLĐ, giày phải sạch không mang bùn trơn chợt khi leo trụ.
8. Những
trường hợp không được phép làm việc trên cao:
-
Người chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện
sức khoẻ, đang ốm đau hoặc đã sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn trước
khi làm việc;
-
Khi có gió tới cấp 6 (40-50km/h) hay trời
mưa to nặng hạt hoặc có giông sét, trừ những trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm
quyền yêu cầu.
· 9. Khi đang làm
việc trên cao không được phép:
-
Sử dụng các chất kích thích, đồ uống có
cồn, nói chuyện, đùa nghịch;
-
Đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc từ trên
cao xuống bằng cách tung, ném, mang vác dụng cụ, vật liệu nặng lên cao cùng với
người;
-
Cho vào túi quần, áo các dụng cụ, vật liệu
để đề phòng rơi xuống đầu người khác.
·10. Khi
làm việc trên cao phải thực hiện như sau:
-
Để dụng cụ làm việc vào chỗ chắc chắn hoặc
làm móc treo vào cột, sao cho khi va đập mạnh không rơi xuống đất;
-
Khi đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc hạ
xuống phải dùng dây trực tiếp hoặc qua puly để kéo lên, hạ xuống, người ở dưới
phải giữ một đầu dây và đứng xa chân cột;
-
Chỉ được mang theo người những dụng cụ nhẹ
như kìm, tuốc-nơ-vít, cờ-lê, mỏ-lết, búa con,… nhưng phải đựng trong bao chuyên
dùng.
·11.
Biện pháp an toàn khi làm việc trên cao ở một trường hợp đặc biệt (các vị trí
trơn trợt, cheo leo, dễ ngã sập,..):
-
Nếu cột đang dựng dở, cột đổ móng bê-tông
trực tiếp dựng xong khi bê tông chưa đủ thời gian liên kết theo quy định về xây
dựng thì không được trèo lên bắt xà, sứ;
-
Cột đổ móng bê-tông trực tiếp, sau khi bê
tông đủ thời gian liên kết theo quy định về xây dựng mới được trèo lên để tháo
dây chằng, khi trèo phải sử dụng dây đeo an toàn;
-
Khi làm việc những
nơi trơn trợt, dốc cần phải kiểm tra kỹ giầy BHLĐ, vị trí công tác để từ đó đề
ra những biện pháp an toàn cụ thể để tránh trơn trợt. Vị trí đứng thực hiện công tác phải chắc chắn (trên mái nhà đứng trên các
thanh đòn tay; trên cây thì lựa chọn nhánh, cành cây có đường kính lớn).
-
Khi làm việc trên mái
nhà, trên cây hoặc ở những nơi không có chỗ mắc dây an toàn, phải dùng hộp
chống ngã cao quàng vào vị trí chắc chắn.
-
Không kê bàn, ghế
thành nhiều tầng để đứng làm việc, không được đứng trên đầu thang rồi di chuyển
từ nơi này đến nơi khác. Tuân thủ các quy định khi sử dụng thang di động.
12.
Trước khi leo cột:
a. Người chỉ huy trực tiếp có trách nhiệm:
-
Kiểm tra sơ bộ tình trạng sức
khỏe và tâm sinh lý của người leo cột.
-
Kiểm tra và thực hiện các biện
pháp an toàn điện theo quy định hiện hành.
-
Đánh giá độ cứng vững của cột
(độ nghiêng, móng cột, chân cột, dây néo...), nếu không bảo đảm an toàn thì cho
ngừng công tác để xử lý hoặc báo cáo cấp trên giải quyết.
- Đối với vị trí thực hiện công tác có tổ kiến, tổ ong phải xử lý trước khi
cho công nhân leo.
- Người CHTT chọn
vị trí đứng phù hợp giám sát nhắc nhở người thực hiện.
b. Đối với
người leo cột:
-
Tự kiểm tra sức khỏe, tâm sinh
lý, vấn đề vệ sinh cá nhân để bảo đảm an toàn cho bản thân và thời gian hoàn
thành công việc trên cột. Nếu tự thấy không bảo đảm, phải chủ động báo với
người phụ trách biết để bố trí công việc thích hợp.
-
Quan sát tổng thể vị trí cột
chuẩn bị leo để chọn trước: Hướng leo ít chướng ngại vật và vị trí làm việc
thuận tiện nhất.
- Tự kiểm tra dây an toàn theo quy định.
-
Tự kiểm tra ty leo (nếu sử
dụng).
-
Người
làm việc trên cao, nếu thấy biện pháp an toàn chưa đủ, đúng với quy trình an
toàn thì có quyền báo cáo với người ra lệnh. Nếu chưa được giải quyết đầy đủ
thì có quyền không thực hiện và báo cáo với cấp trên.
-
Kiểm
tra dây thừng, dây luộc, dây dù,…đeo bên mình (dùng để kéo các vật dụng, thiết
bị cần thiết) nếu chưa có phải mang trong mình (bắt buộc khi làm việc trên cao
phải mang dây luộc, dây thừng, dây dù… bên mình nhằm để kéo các vật dụng, thiết
bị cần thiết ở dưới đất)
13.
Trong quá trình leo và làm
việc trên cột:
-
Kỹ
thuật leo cột và làm việc trên cao phải theo nguyên tắc: Dây quàng phải được
móc (quàng) trước vào điểm chắc chắn (không mắc dây đeo an toàn vào những bộ
phận di động hoặc những vật không chắc chắn) và luôn giữ người thăng bằng ở
trạng thái ổn định nhất.
-
Khi di chuyển hoặc chọn chỗ
mắc dây quàng trụ hoặc chọn vị trí đứng làm việc trên ty leo hay bất kỳ kết cấu
nào trên cột đều phải tự kiểm tra độ cứng vững của kết cấu đó, bằng cách nhún
thử trước khi dồn trọng lượng cơ thể (bước, đứng, hoặc
ngồi, hoặc tựa, hoặc đu người...) lên ty leo hoặc
kết cấu đó.
-
Trong mọi trường hợp vượt qua
chướng ngại vật đều phải bảo đảm thân người đã được treo chắc vào cột (luôn
luôn có ít nhất một dây quàng trụ an toàn được quàng vào vật cố định, chắc
chắn).
-
Phải chú ý lựa chọn vị trí
đứng, ngồi làm việc trên cột sao cho đảm bảo an toàn cao nhất: Chọn tư thế
thoải mái, thuận tiện thao tác, không phải với quá, không bị gò bó, không bị
khom người, oằn người để có khả năng làm việc lâu mà không bị tê, mỏi...
-
Hết sức cẩn thận, tập trung tư
tưởng.
- Không làm việc quá sức. Khi có biểu hiện mệt mỏi hoặc gặp nguy hiểm phải
thông báo ngay để có sự trợ giúp xuống cột.
-
Phải sử dụng dây quàng
trụ an toàn khi leo cao,… Đặc biệt tại các vị trí trụ nhiều công tơ, nhiều dây
viễn thông chằng chịt không thể quàng dây an toàn để leo trụ thì phải sử dụng
thang di động để leo nghiêm cấm trường hợp leo trụ không sử dụng dây quàng trụ
an toàn.
-
Khi không thể sử dụng
dây an toàn để leo cao (do nhiều chướng ngại vật) và vị trí làm việc có độ cao
trên 1,5m so với mặt đất thì phải sử dụng thang di động, tránh trường hợp người
làm việc đứng trên các phương tiện không chắc chắn, tạm bợ như đứng trên xe máy
để đứng thực hiện,…
-
Khi leo cao trong điều
kiện thiếu sáng phải chuẩn bi đèn chiếu sáng và khi leo trụ phải thử điện tất cả các dây trên trụ khi vượt chướng
ngại vật.
14.
Quy
định về ty leo:
-
Được dùng ty leo để
leo cột BTLT các loại; ty leo phải có đường kính 16mm≤Φ≤20mm. Trong quá trình
sử dụng phải loại bỏ ngay các ty leo không đạt yêu cầu do biến dạng, xuất hiện
các vết nứt, cong... hoặc bị mòn hết đỉnh nhấp nhô tạo ma sát.
-
Ty leo phải được thử nghiệm
lần đầu và định kỳ. Thời hạn thử nghiệm định kỳ là 6 tháng, tải trọng thử
nghiệm định kỳ là 135kg và lần đầu là 180kg, thời gian thử nghiệm là 5 phút.
-
Trước khi leo cột
phải kiểm tra ty leo bằng cách cắm ty leo vào lỗ cột thấp nhất, hai tay ôm cột
và đặt trọng lượng toàn thân lên từng ty leo. Sau đó kiểm tra bằng mắt, nếu
phát hiện có hiện tượng bất thường phải thay ty leo khác.
-
Trong điều kiện bình thường,
phải cắm ty leo ngập sâu vào lỗ cột, đảm bảo ty leo phải được cắm sâu vào lỗ
cột tối thiểu 50mm.
-
Khi dùng tay để cắm ty leo vào
lỗ và khi đặt chân, chuẩn bị dồn trọng lượng cơ thể lên ty leo, phải cẩn thận
kiểm tra độ bám chắc của ty vào lỗ nhằm đề phòng trường hợp ty bám không chắc,
bị tụt ra khỏi lỗ.
-
Không được dùng ty
leo để leo cột khi lỗ bị bít, lỗ bị vỡ miệng; hoặc khi lỗ leo bị loe rộng so
với đường kính ty leo mà đường tâm trục ty leo khi cắm vào lỗ bị chúi xuống về
phía mặt đất một góc lớn hơn 5o so với mặt phẳng nằm ngang.
·15.
Những quy định về thang di động
·a. Quy
định về kết cấu và chất lượng thang di động:
- Thang
di động là loại thang làm bằng tre, gỗ, kim loại,.. Vật liệu dùng làm thang
bằng tre, gỗ phải còn chắc chắn và khô;
- Chiều
rộng chân thang ít nhất là 50 cm;
- Khoảng
cách giữa các bậc thang đều nhau và không lớn hơn 45 cm;
- Bậc
thang không được đóng bằng đinh, bậc đầu và bậc cuối phải có chốt;
- Thang
bằng tre phải lấy dây thép buộc, xoắn chắc chắn ở hai đầu và giữa thang;
- Khi nối
thang phải dùng đai bằng sắt và bắt bu-lông, hoặc dùng nẹp bằng gỗ, tre cứng ốp
hai đầu chỗ nối dài ít nhất 1,0 m và dùng dây thép để néo xoắn thật chặt, đảm
bảo không lung lay, xộc xệch;
- Thang
phải đang được sử dụng, không bị mọt, oằn, cong khi làm việc trên đó;
- Phải
thường xuyên kiểm tra thang, nếu thấy chưa an toàn thì phải sửa chữa lại ngay
hoặc loại bỏ.
·b. Quy
định về làm việc với thang di động:
- Ở những
chỗ không có điều kiện bắc giàn giáo thì cho phép làm việc trên thang di động;
- Chiều
dài của thang phải thích hợp với độ cao cần làm việc;
- Phải có
một người giữ chân thang, trên nền đá hoa, xi măng, gạch trơn, nhẵn phải lót
chân thang bằng cao su hoặc bao tải ướt để khỏi trượt. Trên nền đất phải khoét
lõm đất dưới chân thang;
- Đứng
làm việc trên thang ít nhất phải cách ngọn thang 1,0 m và phải đứng bậc trên
bậc dưới;
- Trong
điều kiện bình thường, thang phải dựng với mặt phẳng thẳng đứng sao cho khoảng
cách từ chân thang đến mặt phẳng đứng dựng thang bằng ¼ chiều dài thang. Đối
với thang di động không đeo dây an toàn vào thang;
- Khi
dựng thang vào các xà dài, ống tròn phải dùng dây để buộc đầu thang vào vật đó;
- Cấm
mang theo những vật quá nặng lên thang, trèo lên thang cùng một lúc hai người
và đứng trên thang để dịch chuyển từ vị trí này sang vị trí khác.
·16. Quy
định về sử dụng dây đeo an toàn
- Hàng
ngày, người lao động trước khi làm việc trên cao phải tự kiểm tra dây đeo an
toàn của mình bằng cách đeo vào người rồi buộc dây vào vật chắc chắn ở dưới đất
và chụm chân lại ngả người ra phía sau xem dây có hiện tượng bất thường gì
không.
- Phải
bảo quản tốt dây đeo an toàn, làm xong phải cuộn lại gọn gàng, không để chỗ ẩm thấp mà phải treo lên
hoặc để chỗ cao, khô ráo, sạch sẽ.
- Dây đeo
an toàn phải được thử 06 tháng 01 lần, bằng cách treo trọng lượng hoặc thiết bị
thử dây an toàn chuyên dùng. Trọng lượng thử đối với dây cũ là 225 kg, dây mới
là 300 kg, thời gian thử 05 phút, trước khi sử dụng phải kiểm tra khoá, móc,
đường chỉ,... xem có bị rỉ hoặc đứt không, nếu nghi ngờ thì phải thử trọng
lượng ngay.
- Sau khi
thử dây đeo an toàn phải ghi ngày thử, trọng lượng thử và nhận xét tốt, xấu vào
sổ theo dõi thử dây an toàn. Đồng thời đánh dấu (dán tem) vào dây đã thử còn
đạt tiêu chuẩn, chỉ dây nào đánh dấu mới được sử dụng. Những dây đeo an toàn
không sử dụng được phải được lập biên bản và hủy bỏ.
-
Tổ, đội sản xuất có trách nhiệm quản lý
chặt chẽ dây đeo an toàn. Nếu xảy ra tai nạn do dây bị đứt, gẫy móc hoặc do
không thử đúng kỳ hạn thì tổ trưởng, đội trưởng, quản đốc phân xưởng (hoặc
cấp tương đương) và cán bộ phụ trách an toàn của đơn vị phải chịu hoàn toàn
trách nhiệm.
II.
KỸ THUẬT LEO CỘT BÊ TÔNG TY TÂM BẰNG TY LEO
1. Leo lên cột theo phương pháp
sử dụng 3 ty leo (TL).
Bước 1: Đứng cách cột khoảng 1 tầm tay, luồn dây quàng qua cột và móc chắc chắn
vào dây đai lưng. Hai tay cầm 2 ty leo TL1 và TL2; ty leo thứ 3 là ty leo dự phòng, dắt ở dây lưng
Bước
2: Tay số 1 lắp TL1 vào lỗ leo thấp nhất so với mặt đất là lỗ leo số 1. Tay số
2 lắp TL2 vào lỗ leo kế tiếp phía trên là lỗ leo số 2 (đối diện và so le với lỗ
leo số 1), đảm bảo dây quàng nằm trên TL2. Hai tay ôm cột, đồng thời một tay
giữ nhẹ dây choàng. Đặt bàn chân số 1 vào TL1.
Bước
3:
Tựa chân số 2 dọc theo cột, dùng chân số 1 đang đặt
trên TL1 làm trụ, đẩy trọng lượng toàn thân lên và đứng trên TL1, kết hợp dùng
01 tay nâng dây quàng dọc theo cột, đặt bàn chân số 2 vào TL2.
Bước
4: Tay
số 2 ôm cột, đồng thời giữ dây quàng. Chuyển trọng
lượng toàn thân về tư thế ngồi xổm trên chân số 2 đặt vào TL2, rút bàn chân số
1 ra khỏi TL1, chuyển chân số 1 tựa dọc thân cột.
Bước 5: Cúi khom người về phía lỗ leo số 1, tay số 1 rút TL1 ra khỏi lỗ leo số 1
rồi lắp TL1 vào lỗ leo cùng bên phía trên (lỗ leo số 3), chú ý đảm bảo nâng dây
quàng nằm trên TL1.
Bước 6: Dùng chân số 2 đang đặt trên TL2 ở lỗ leo số 2 làm trụ để đẩy trọng lượng
toàn thân lên cao, kết hợp nâng dây quàng bằng tay số 1 dọc theo cột, đặt bàn
chân số 1 vào TL1 ở lỗ leo số 3.
Bước 7: Tay số 1 ôm cột, đồng thời giữ dây quàng. Chuyển trọng lượng toàn thân về tư
thế ngồi xổm trên chân số 1 đặt vào TL1 ở lỗ leo số 3, rút bàn chân số 2 ra
khỏi TL2, chuyển chân số 2 tựa dọc thân
cột.
Bước 8: Cúi khom người về phía lỗ leo số 2, tay số 2 rút TL2 ra khỏi lỗ leo số 2
rồi
lắp TL2 vào lỗ leo cùng bên phía trên (lỗ leo số 4), chú ý đảm bảo nâng dây quàng
nằm trên TL2.
Bước 9: Dùng chân số 1 đang đặt trên TL1 ở lỗ leo số 3 làm trụ để đẩy trọng lượng
toàn thân lên cao, kết hợp nâng dây quàng bằng tay số 2 dọc theo cột, đặt bàn
chân số 2 vào TL2 ở lỗ leo số 4.
Bước 10: Quá trình tiếp tục lặp lại như mục từ Bước 4 đến Bước 9 cho tới khi đạt độ
cao công tác cần thiết. Có thể đứng trực tiếp trên 2 ty leo, hoặc chuyển qua
đứng/hoặc ngồi... trên các kết cấu khác của cột để làm việc; khi đó 2 ty leo
vẫn để nguyên trên 2 lỗ trên cùng.
Chú ý rằng khi vượt chướng ngại vật đặc biệt
chướng ngại vật là các thùng công tơ, do có thể phải để lại 2 ty leo ở phía
dưới thùng công tơ nên trong trường hợp này phải sử dụng tối thiểu đến 4 ty leo
nếu 1 lần vượt chướng ngại vật. Nếu 2 lần vượt chướng ngại vật thì phải sử dụng
tối thiểu là 6 ty leo.
2. Leo xuống cột theo phương pháp sử dụng 3 ty
leo.
Bước 1: Từ vị trí đang làm việc (đứng hoặc ngồi) trên các kết cấu của cột chuyển
xuống đứng trên 2 ty leo.
Bước 2: Hai chân đứng trên TL1 và TL2, hai tay ôm cột, đồng thời giữ nhẹ dây quàng
qua
cột.
Bước 3: Chuyển người sang tư thế ngồi xổm trên chân số 1 đặt vào TL1 là ty leo có
vị trí thấp hơn. Chân số 2 rút ra khỏi TL2 và duỗi xuống tựa dọc cột, tay số 1
ôm cột nhưng vẫn giữ dây quàng. Tay số 2 rút TL2 phía trên, cúi khom người
xuống, lắp TL2 vào lỗ kế tiếp cùng phía bên dưới. Sau đó đặt bàn chân số 2 lên
TL2, tay số 1 ôm cột trở lại.
Bước 4: Rút chân số 1 ra khỏi TL1, trọng lượng toàn thân dồn sang chân số 2 đặt
vào TL2. Chân số 1 duỗi thẳng xuống tựa dọc cột, tay số 2 ôm cột nhưng vẫn giữ
dây quàng, tay số 1 rút TL1 phía trên, cúi khom người xuống, lắp TL1 vào lỗ kế
tiếp cùng phía bên dưới. Sau đó đặt bàn chân số 1 lên TL1, tay số 1 ôm cột trở
lại.
Bước 5: Quá trình tiếp tục lặp lại như từ Bước 3 đến Bước 4 cho tới khi trở về vị
trí bắt đầu leo lên cột và xuống đất. Nghiêm cấm việc nhảy từ trên ty leo xuống đất.
3. Leo lên cột theo phương pháp
sử dụng nhiều ty leo
Cách leo lên cột theo
phương pháp sử dụng nhiều ty leo tương tự phương pháp leo lên cột bằng 3 ty
leo, khi leo lên cột đến đâu thì cắm ty leo vào lỗ leo cột đến đó. Số lượng ty
leo phải đủ để leo cột đến vị trí cần công tác và được đựng trong túi dụng cụ
đồ nghề chuyên dùng của công nhân leo cột. Trong quá trình leo lên cột: Dây
quàng luôn nằm phía trên ty leo vừa mới cắm vào lỗ leo cột và được giữ cố định
ít nhất 1 tay.
4. Leo xuống cột
theo phương pháp sử dụng nhiều ty leo
Cách leo xuống cột theo phương pháp
sử dụng nhiều ty leo tương tự phương pháp leo xuống cột bằng 3 ty leo, khi leo
xuống cột đến đâu thì rút ty leo ra khỏi lỗ leo cột đến đó và cho vào túi đựng
dụng cụ đồ nghề chuyên dùng của công nhân leo cột. Trong quá trình leo xuống
cột, khi rút ty leo ra khỏi lỗ leo cột thì phải giữ dây quàng nằm phía trên ty
leo phía dưới kế tiếp.
III.
KỸ THUẬT LEO CỘT ĐIỆN BẰNG THÉP
1. Kỹ
thuật leo cột thép có chân trèo
a. Khi leo lên
Bước 1: Đứng dưới
đất, bước chân số 1 (đặt bàn chân) lên chân trèo có vị trí thấp nhất (lưu ý toàn bộ lòng bàn chân phải phải
đặt lên chân trèo); Tay số 2 nắm chắc chân trèo (hoặc thanh thép cột)
ngang vai. Tay số 1 cầm móc số 1 quàng qua thanh thép có vị trí cao nhất có thể
với tới và móc vào dây đai lưng an toàn. Kiểm tra đã móc được chắc chắn vào dây
đai lưng.
Bước 2: Đu người và
dồn trọng lượng đứng thẳng người trên chân số 1, bước chân số 2 lên chân trèo
kế tiếp (cao hơn chân số 1 đang đứng). Hai tay nắm chắc các chân trèo phía trên
(từ ngang hông trở lên) và di chuyển theo nhịp chân. Hai chân lần lượt di
chuyển trình tự (theo từng bậc) các chân trèo lên phía trên cho đến khi người
đứng thẳng bằng chân số 1 (vị trí đúng của chân số 1 ngang với vị trí dây quàng
số 1 được quàng qua thanh thép)
Bước 3: Bước chân số 2 lên
chân trèo kế tiếp (cao hơn chân số 1 đang đứng), tay số 1 nắm chắc chân trèo
(hoặc thanh thép cột) ngang vai. Tay số 2 cầm móc số 2 quàng qua thanh thép có
vị trí cao nhất có thể với tới và móc vào dây đai lưng an toàn. Kiểm tra đã móc
được chắc chắn vào dây đai lưng.
Bước 4: Chuyển tay số 2
xuống nắm chân trèo (hoặc thanh thép cột) ngang hông. Cúi khom người xuống,
dùng tay số 1 mở móc số 1 luồn dây quàng số 1 ra khỏi thanh thép và móc vào dây
đai lưng an toàn.
Bước 5: Đu người và dồn
trọng lượng đứng thẳng người trên chân số 2, bước chân số 1 lên chân trèo kế
tiếp (cao hơn chân số 2 đang đứng).
Bước 6: Thực hiện tuần
tự các bước trên cho đến khi lên đến vị trí công tác. Tại vị trí công
tác: Phải luôn luôn có ít nhất một dây quàng trụ được quàng qua các thanh thép
của cột thép và móc chắc chắn vào dây đai lưng.
b. Khi leo xuống
Bước 1: Đang tại vị trí công tác và treo người vào cột. Tay số 1 nắm chắc chân
trèo (hoặc thanh thép cột) ngang hông. Tay số 2 cầm đầu móc số 2 và cúi người
xuống quàng qua các thanh thép của cột thép (vị trí luồn ngang với chân số 2
đang đứng) và móc vào dây đai an toàn. Kiểm tra đã móc được chắc chắn vào dây
đai lưng.
Bước 2: Chuyển tay số 2
xuống nắm chân trèo (hoặc thanh thép cột) dùng tay số 1 tháo đầu móc số 1 luồn
dây quàng số 1 ra khỏi thanh thép của cột thép và móc vào dây đai an toàn.
Bước 3: Hai chân lần lượt di chuyển
trình tự xuống qua các chân trèo. Hai tay nắm chắc các chân trèo phía trên và
di chuyển xuống theo nhịp chân cho đến khi tay số 2 ngang với vị trí luồn dây
quàng vào thanh thép của cột thép ở tư thế với, chân số 1 đứng thẳng.
Bước 4: Tay số 2 về nắm chắc chân trèo
(hoặc thanh thép cột) ngang hông. Tay số l cầm đầu móc số 1, cúi khom người
xuống quàng vào thanh thép của cột thép ở vị trí ngang với chân số l và móc vào
dây đai an toàn. Kiểm tra đã móc được chắc chắn vào dây đai lưng.
Bước 5: Chuyển tay số 1 xuống nắm chân
trèo (hoặc thanh thép cột) dùng tay số 2
tháo đầu móc số 2 luồn dây quàng số 2 ra khỏi thanh thép của cột thép và móc
vào dây đai an toàn.
Bước 6: Thực hiện tuần tự các bước trên cho đến khi xuống đến đất.
2. Kỹ thuật leo cột thép ở vị trí
không có chân trèo
Đặc
điểm của các cột điện bằng thép là có nhiều kiểu thiết kế với nhiều kích cỡ
khác nhau, khoảng cách của từng đoạn cột cũng khác nhau. Kỹ thuật leo (lên,
xuống) và làm việc trên cột cũng gần tương tự với trường hợp cột có chân trèo
và có những động tác leo khó hơn. Vì vậy, phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản
sau:
a) Nguyên
tắc móc dây an toàn khi di chuyển trên cột
- Khi lên: Phải móc được vào các thanh thép phía trên mới được tháo móc phía
dưới.
- Khi xuống: Phải móc được vào thanh thép phía dưới mới được tháo móc phía
trên.
b) Nguyên tắc bám tay và bước chân
-
Trong mọi trường hợp di chuyển
trên cột: Phải luôn có ít nhất 1 tay bám chắc vào thanh thép của cột. Chỉ được
phép thả 2 tay khi đã treo người (có tải trọng) chắc chắn tại vị trí công tác
bằng cách dây quàng trụ an toàn được mắc qua các thanh thép của cột thép.
-
Trong khi di chuyển, cần ưu
tiên đặt bàn chân đứng vào vị trí các thanh giằng ngang của cột. Chỉ đứng vào
thanh giằng chéo khi không có thanh giằng ngang, và phải đặt chân vào vị trí
thấp nhất của thanh giằng chéo (chỗ nối với thanh đứng) để chống trượt chân.
- Nếu bắt buộc phải đứng vào vị trí khoảng giữa (lưng chừng) của thanh giằng
chéo thì phải hết sức tập trung tư tưởng, phải có chỗ bám tay chắc chắn để treo
(đu) hoặc tỳ thân và giữ thăng bằng, ổn định cho toàn bộ cơ thể.
3. Kỹ thuật leo cột thép khi
trong lồng (trụ bằng sắt có lồng bảo vệ)
a) Nguyên
tắc móc dây an toàn khi di chuyển trên cột
- Khi lên: Phải móc được vào thanh ngang của lồng sắt phía trên mới được tháo
móc phía dưới.
- Khi xuống: Phải móc được vào thanh ngang của lồng sắt phía dưới mới được
tháo móc phía trên.
b) Nguyên tắc bám tay và bước
chân
- Trong quá trình di chuyển trong lồng thép tương tự
như leo từng bậc thang của thang di động, luôn luôn có ít nhất 1 tay bám chắc vào thanh thép của cột và móc của dây quàng được móc chắc
chắn vào thanh ngang bằng thép của cột thép.
·
·--- Hết---