Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

Trang bị ty leo trụ bê tông và quần, áo BHLĐ cho công nhân

          Theo quy định của EVN SPC tháng 09-2018

                       

.
             I. TY LEO TRỤ:
ty leo, leo tru
             Ty leo được sử dụng để leo trụ bê tông kết hợp với dây an toàn khi người công nhân leo lên/xuống trụ và suốt quá trình làm việc trên trụ điện, ty leo chịu được uốn, lực kéo đứt cao.
1.           Yêu cầu thông số kỹ thuật: 
-       Vật liệu làm bằng thép chính phẩm từ CT3 trở lên, đặc ruột, nguyên khối.
-       Kích thước: dài 250mm±5%; đường kính 16mm±0,4mm.
-       Ty leo gồm có 3 phần:
            +  Phần thứ nhất, đầu ty leo (phần cắm vào lỗ trụ): đường kính 16mm, dài 80mm±2%, bề mặt có răng để chống trượt.
            +   Phần thứ hai, chốt chặn: đường kính 22mm, dầy 3÷5mm.
            +  Phần thứ ba, thân ty leo (phần đứng làm việc): đường kính 16mm, dài 150mm±3% tính từ chốt chặn, bề mặt có gai nhám ngang dọc để chống trượt chân. Đầu ty leo có gờ chân đường kính 22mm, dầy 3÷5mm.
-       Ty leo được mạ bằng phương pháp điện phân lớp kẽm bảo vệ  dầy: ≥3µm.
-       Trọng lượng: ≤ 250g±5%.
-       Chịu lực uốn: 180kg/5 phút.
-       Chịu được lực uốn làm việc lâu dài: 135kg.
-       Giới hạn bền đứt: 400N/mm2.
-       Giới hạn chảy: 240N/mm2.
-       Lực kéo đứt: 8000kgf.
-       Trên thân ty có ký hiệu riêng cho từng sản phẩm.                                                                                                                                (Click here xem SP)
2.           Thử nghiệm: 
-              Ty leo phải được thử nghiệm xuất xưởng và thử nghiệm định kỳ, đột xuất tại vị trí chịu lực nặng nề nhất của ty leo bằng thiết bị thử nghiệm hay treo trọng lượng.
-              Đối với ty leo mới: thử 180kg trong thời gian 5 phút. Ty leo thử định kỳ (6 tháng 1 lần) và đột xuất: 135kg trong thời gian 5 phút. Trong quá trình thử nghiệm (hoặc sử dụng) phải loại bỏ các ty leo không đạt yêu cầu do biến dạng, xuất hiện các vết nứt, cong,…
3.           Sử dụng: 
-              Mỗi công nhân được cấp phát tối thiểu 6÷8 ty leo để sử dụng ty leo như một “thang di động”.
-              Không được sử dụng ty leo trong các trường hợp: lỗ cột bị bít, bị vỡ miệng; lỗ cột bị loe rộng so với đường kính ty leo; góc tạo bởi đường trục ty leo và đường thẳng nằm ngang một góc > 50 về phía mặt đất; đế giầy dính dầu. mỡ, bùn, vật trơn trượt,…
-              Hàng ngày công nhân trước khi leo trụ phải tự kiểm tra ty leo bằng cách cắm ty leo vào lỗ cột thấp nhất, đặt trọng lượng toàn thân lên từng ty một dưới sự giám sát, kiểm tra của một công nhân khác, sau đó kiểm tra bằng mắt, nếu có phát hiện bất thường phải báo cáo Đội/Tổ trưởng và phải thay ty leo khác. 
-              Đội/Tổ trưởng có trách nhiệm đánh dấu lên các ty leo đạt yêu cầu đồng thời ghi ngày thử, trọng lượng thử vào sổ theo dõi ty leo của tổ/đội. Chỉ cho phép sử dụng các ty leo đã đánh dấu.
-              Việc quản lý ty leo trụ bê tông, các đơn vị thực hiện quản lý như quy định quản lý dụng cụ an toàn của Tổng công ty ban hành.
II.  QUẦN, ÁO BHLĐ CHO CÔNG NHÂN HOTLINE:
      Quần, áo BHLĐ phải maytheo đúng kích cở của từng người công nhân, đảm bảo thoáng mát, thải nhiệt tốt và có tác dụng phòng tránh các vật lọt vào cơ thể trong quá trình lao động.     
 1. Áo BHLĐ:
-       Màu ghi.
-        Chất liệu vải: 100% cotton.
-        Chỉ may phù hợp với màu vải và có chỉ số (50÷100) xe.
-        Cúc có màu phù hợp với vải.
-        Kiểu áo:
             + Áo có hai túi ốp ngực, phía trên có nắp túi, hai bên đáy túi vát chéo, nắp túi và đường can trên túi cách điệu giống cây cột điện.
             + Bên cạnh sườn áo có túi đựng dụng cụ nhỏ.
             + Đai áo có 1 đoạn chun hai bên hông để điều chỉnh độ rộng, chật và tạo sự thoải mái, gọn gàng khi làm việc.
             + Áo không có cầu vai. In (hoặc may) bảng tên công nhân – tên đơn vị vào ngực áo phía bên trái, kích thước 3x11cm. 
-              Phía trong cổ áo có may (đóng) tháng/năm sản xuất nhằm để đánh giá chất lượng, độ bền của quần, áo BHLĐ. Quần, áo BHLĐ phải được sử dụng trong năm cấp phát (tránh trường hợp sử dụng quần, áo BHLĐ quá củ, còn quần, áo BHLĐ mới cấp phát để dành không sử dụng). Trường hợp công nhân sử dụng quần, áo BHLĐ được cấp phát năm trước phải đảm bảo còn tốt (không bạc màu, sứt chỉ, rách,… nhằm đảm bảo nét thẩm mỹ và uy tín công nhân ngành điện).
-              Logo may trên cánh tay áo bên trái; phía dưới logo EVN để tên viết tắt của đơn vị; kích thước 7x9 cm, cạnh trên thẳng, cạnh dưới nhọn, tạo góc khoảng 1200, logo may cách đường vai tay áo khoảng (7÷7,5)cm.
2. Quần BHLĐ:    
-       Màu ghi.
-       Chất liệu vải: 100% cotton.
-       Chỉ may phù hợp với màu vải và có chỉ số (50÷100) xe.
-       Cúc có màu phù hợp với vải.
-       Kiểu quần:
+   Kiểu âu, dáng xuông.
+  Quần có 06 túi gồm: 02 túi mông, 02 túi chéo hai bên hông và 02 túi hộp nổi được may ở phía trước đùi, cao ngang đầu gối để người công nhân dễ sử dụng (không phải khom lưng lấy dụng cụ nhỏ để trong túi). Lưu ý túi hộp phải có nắp túi dạng hộp và đáy túi dạng hộp đồng bộ. 
+ Hai bên đai hông quần có 1 đoạn chun để điều chỉnh rộng chật và tạo sự thoải mái, gọn gàng khi làm việc.
III.  TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1.    Các đơn vị:
-              Rà soát, tổng hợp và tổ chức mua sắm, trang bị đầy đủ cho công nhân theo đúng các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật tại mục I, II nêu trên.
-              Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, báo cáo Tổng công ty (Ban An toàn) để được hướng dẫn.
2.    Ban An toàn Tổng công ty:
     Hướng dẫn, kiểm tra việc mua sắm, trang bị quần. áo BHLĐ cho công nhân hotline và ty leo trụ bê tông tại các đơn vị trong toàn Tổng công ty theo đúng tiêu chuẩn ban hành tại văn bản này.        

                 Tổng công ty yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện./.

  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.