Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

Tình huống thực hiện phiếu công tác - PCT


Những tình huống áp thực hiện
phiếu công tác, phiếu thao tác trên lưới điện.

-----------------------------------------------------------
Căn cứ vào quy trình an toàn điện của Tập đoàn điện lực Việt Nam và các Quy định thực hiện phiếu công tác, phiếu thao tác.

Căn cứ vào tình hình lưới điện thực tế tại các điện lực trực thuộc, nay Công ty huống dẫn một số tình huống công tác trên lưới điện áp dụng phiếu công tác và phiếu thao tác, cụ thể như sau:
A./ Quy định chung:
Quy ước từ viết tắt:
Bảo hộ lao động: BHLĐ

Máy cắt dòng điện, LBS, Recloser: MC
Quy trình An toàn điện 2014: Quy trình ATĐ
Dụng cụ an toàn, đo lường, thi công: AT – ĐL - TC
Đơn vị công tác: ĐVCT
Quy định này ap dụng cho các công việc có chuẩn bị hiện trường làm việc, có làm biện pháp an toàn như cắt điện, thử điện, tiếp đất và treo biển báo, rào chắn hoặc cần cử người giám sát.
Tiếp đất do đơn vị công tác làm thêm hoặc làm tiếp đất theo yêu cầu của người cho phép đều phải trang bị trang cụ an toàn và bảo hộ lao động đúng quy định.
Ngoài ra, trước khi áp dụng tình huống thực hiện PCT, cần nghiên cứu kỷ về hướng dẫn “Cách viết Phiếu Công Tác” từ đầu trang PCT đến khi khóa phiếu, hoàn thành phiếu công tác theo quy định của SPC.



B./ Các tình huống lưới điện:
B.1./ Về thủ tục ghi chép PCT:
I./ Số người trong đơn vị công tác:
* Ghi họ tên trong danh sách PCT và Số người làm việc là tổng số nhân viên và người chỉ huy trực tiếp.
* Cách ghi PCT và ví dụ:
Mục 1.4. Địa điểm công tác: Vị trí trụ, Trạm  / Tuyến đường dây (Tên trạm biến áp) / Địa danh.
Mục 1.5. Nội dung công tác: Thay máy biến áp 50KVA / Thay sứ cách điện nhánh rẽ Quang Trung  / Thay dây hạ áp từ trụ 1 đến trụ số 9.
Mục 1.7. Điều kiện về an toàn điện để tiến hành công việc (ghi rõ cắt điện một phần hay hoàn toàn thiết bị, đường dây, đoạn đường dây): Cắt điện toàn phần nhánh rẽ 5714-7 / Cắt điện phân đoạn D15-7 từ trụ số 25 đến trụ 36.

II./ Cách ghi mục 2: Cô lập phân đoạn hoặc Cắt FCO, DS:
1/ Mục 2.1: Ghi “Cô lập phân đoạn” khi người CHTT không nhìn thấy thiết bị đã cắt điện và không nhìn thấy biển báo cấm đóng điện.
Cách viết như sau:
          Mục 2.1:      -    Cô lập phân đoạn từ trụ… đến trụ… tuyến ĐZ.
-       Tiếp đất tại trụ số … và trụ …
-       Biển báo, rào chắn: “Không”

2/ Mục 2.3. Cảnh báo, chỉ dẫn các yếu tố nguy hiểm thiết yếu để đảm bảo an toàn cho đơn vị  công tác: Ghi như sau:
a./ Nếu Người cho phép đã làm đầy đủ biện pháp an toàn thì GẠCH XÉO;
b./ Nếu yêu cầu làm thêm biện pháp an toàn thì ghi cụ thể yêu cầu tiếp đất chỗ nào hoặc cắt điện cầu dao điện kế nào cụ thể.
c./ Nếu cảnh báo mà không cần làm thêm tiếp đất thì ghi cụ thể nguy cơ mất an toàn;
Ví dụ: Bảo đảm khoảng cách an toàn phóng điện của đường dây 110KV giao chéo phía trên.
3./ Mục 2.4. Người chỉ huy trực tiếp đã kiểm tra và làm biện pháp an toàn tại hiện trường:
      Ghi: “Đã kiểm tra đầy đủ”
Làm tiếp đất tại: ….
Ví dụ: Tiếp đất Hạ áp và cao áp tại trụ số 9.

II./ Các tình huống công tác trên lưới điện:

Ví dụ tình huống:
1./ Nếu đơn vị công tác thực hiện tiếp đất chính?
2./ Nếu ĐV quản lý VH cắt điện cao áp và tiếp đất. Phần hạ áp ĐVCT thực hiện thì sao?
3./ Trường hợp ca trực xử lý sự cố? Ai là người cho phép? Được dùng LCT không?
4./ Biện pháp AT khi truờng hợp xử lý sự cố lèo bị đứt?



  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.