Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

TCVN01:2008/BCT Các biện pháp an toàn lao động


CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN KHÁC
(Trích theo TCVN 01: 2008/BCT)
Bộ Công Thương
Điều 46: Làm việc với tải trọng
                                       
Khi nâng hoặc hạ một tải trọng phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
1. Nhân viên đơn vị công tác không đứng và làm bất cứ công việc gì trong vùng nguy hiểm của thiết bị nâng.
2. Dây cáp treo tải trọng phải có độ bền phù hợp với tải trọng.
3. Móc treo, ròng rọc treo cáp với tải trọng phải được khoá để tránh rơi.

an toan, an toàn lao động

Điều 47. Vận chuyển vật nặng
Khi vận chuyển vật  nặng phải sử dụng các biện pháp phù hợp bảo đảm an toàn. Khênh vác đúng cách, tránh vẹo cột sống, va đập...

Điều 48. Ngăn ngừa mất khả năng làm việc do công cụ  gây rung
Công cụ khi làm việc gây rung như máy cưa, máy đầm v.v, phải áp dụng các biện pháp an toàn phù hợp. 

Điều 49. Kiểm tra trước khi trèo lên giá đỡ
1. Trước khi trèo lên giá đỡ, cột, nhân viên đơn vị công tác phải kiểm tra sơ bộ:
a) Tình trạng của bệ đỡ, giá đỡ, cột;
b) Ví trí của giá đỡ và đường trèo lên an toàn, kết cấu hoặc dây dẫn trên cột;
c) Xác định các trang thiết bị an toàn, bảo hộ lao động cần thiết.
2. Trường hợp cần trèo lên cột có độ vững không đủ, phải có biện pháp thích hợp để cột không bị đổ và gây tai nạn.
3. Người chỉ huy trực tiếp phải ra lệnh dừng công việc, nếu phát hiện thấy có dấu hiệu đe doạ đến an toàn đối với người và thiết bị.

Điều 50. Kiểm tra cắt điện và rò điện
Khi trèo lên cột điện, nhân viên đơn vị công tác phải kiểm tra không còn điện và rò điện bằng bút thử điện.
Đặt tiếp đất an toàn.
Đặt biển báo, rào chắn...
Có biện pháp ngăn chặn nguồn điện khác đến nơi làm việc.

Điều 51. Sử dụng các thiết bị leo trèo
Khi làm việc ở vị trí có độ cao hoặc độ sâu trên 1,5m so với mặt đất, nhân viên đơn vị công tác phải dùng các phương tiện lên - xuống phù hợp. Trèo cao 2 mét phải dùng dâu an toàn.
Ví dụ: Guốc trèo, thang, giàn giáo. Làm việc ở độ sâu tránh sạt lở đất, đủ Oxy nơi làm việc.

Điều 52. Ngăn ngừa bị ngã
Khi làm việc trên cao, nhân viên đơn vị công tác phải sử dụng dây đeo an toàn. Dây đeo an toàn phải neo vào vị trí cố định, chắc chắn.

Điều 53. Ngăn ngừa vật liệu, dụng cụ rơi từ trên cao
Khi sử dụng vật liệu, dụng cụ ở trên cao và khi đưa vật liệu dụng cụ lên hoặc xuống, người thực hiện phải có biện pháp thích hợp để không làm rơi vật liệu, dụng cụ đó.

Điều 54. Làm việc tại cột
1. Khi dựng, hạ cột phải áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm tránh làm nghiêng hoặc đổ cột.
2. Khi dựng, hạ cột gần với đường dây dẫn điện, phải áp dụng các biện pháp phù hợp để không xảy ra tai nạn do vi phạm khoảng cách an toàn theo cấp điện áp của đường dây.

Điều 55. Làm việc với dây dẫn điện.
Khi thực hiện việc kéo cáp hoặc dỡ cáp điện, phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Kiểm tra tình trạng của cơ cấu hỗ trợ và cáp dẫn bảo đảm hoạt động bình thường, các biện pháp ngăn ngừa đổ sập phải được áp dụng với cáp dẫn tạm v.v.
2. Áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn cho cộng đồng như đặt các tín hiệu cảnh báo nguy hiểm, căng dây hoặc hàng rào giới hạn khu vực nguy hiểm v.v. và bố trí người cảnh giới khi thấy cần thiết.

Điều 56. Làm việc với thiết bị điện
Khi nâng, hạ hoặc tháo dỡ thiết bị điện (như máy biến áp, thiết bị đóng ngắt, sứ cách điện v.v.) phải áp dụng các biện pháp thích hợp để tránh rơi, va chạm hoặc xẩy ra tai nạn do vi phạm khoảng cách an toàn giữa thiết bị với dây dẫn điện hoặc thiết bị điện khác.

Điều 57. Công việc đào móng cột và hào cáp
1. Khi đào móng cột, hào cáp đơn vị công tác phải áp dụng biện pháp phù hợp để tránh lở đất.
2. Đơn vị công tác phải thực hiện các biện pháp phù hợp để ngăn ngừa người rơi xuống hố như đặt rào chắn, đèn báo và bố trí người cảnh giới khi cần thiết.
3. Trước khi đào hố đơn vị công tác phải xác định các công trình ngầm ở dưới hoặc gần nơi đào và có biện pháp phù hợp để không xảy ra tai nạn hoặc hư hỏng các công trình này. Nếu phát hiện công trình ngầm ngoài dự kiến hoặc công trình ngầm bị hư hỏng, đơn vị công tác phải dừng công việc và báo cáo với người có trách nhiệm. Trường hợp các công trình ngầm bị hư hỏng, gây tai nạn thì đơn vị công tác phải áp dụng các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa tai nạn tiếp diễn và báo ngay cho các tổ chức liên quan.
*****************************

  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.