Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

Tài liệu huấn luyện 3 bước ngành điện - Huấn luyện bước 3


TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN BƯỚC 3
-----------------------------------------------------

I- QUY ĐỊNH CHUNG:
1./ Người phụ trách huấn luyện:
Tổ trưởng Kỹ thuật, Tổ trưởng sản xuất.
2./ Thời gian và địa điểm huấn luyện:
-       30 ngày, kể cả thời gian sát hạch.
-       Tại Tổ sản xuất, Tổ kỹ thuật và tại hiện trường.
3./ Đối tượng huấn luyện:
-       Cán bộ Kỹ Thuật,
-       Kỹ Thuật viên,
-       Công nhân làm công tác trực tiếp sản xuất.
-       Công nhân mắc dây đặt điện, treo tháo điện kế, kiểm tra điện năng, biên chữ số điện kế.

an toan dien


II- NỘI DUNG HUẤN LUYỆN:
II/1: Chương trình huấn luyện đối với Trung cấp, Cán bộ Kỹ Thuật:
Đơn vị trưởng cần huấn luyện như sau:
1./ Phân công trách nhiệm cho cán bộ hoặc KTV có kinh nghiệm kèm cặp bước 3.
2./ Bố trí 50% thời gian theo gia trực tiếp với Tổ trực tiếp sản xuất với những yêu cầu sau:
K Huấn luyện cơ bản:
a)                      Tìm hiểu việc triển khai thực tế công tác từ khâu chuẩn bị đến hiện trường.
b)                      Biết phương pháp giám sát an toàn.
c)                      Hiểu rỏ phương án thi công.
d)                      Hiểu phương pháp sử dụng an toàn các dụng cụ thi công.
3./ Bố trí 50% thời gian theo gia trực tiếp với Tổ kỹ thuật với những yêu cầu sau:
* Huấn luyện cơ bản:
e)                      Biết cách đọc các bảng thiết kế, dự toán công trình điện.
f)                       Biết cách sử dụng các máy đo. U, I, CosP, Megomét, Đo điện trở đất.. ..
g)                      Trình tự và Phương pháp khảo sát lập chiết tính công trình sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên.
h)                      Biết cách lập phương án thi công đối với công trình phức tạp,quy mo.
i)                       Biết phương pháp đọc các thông số thiết bị điện.
j)                       Nắm vững sơ đồ nguyên lý kết cấu lưới điện, hệ thống điện.

                              
II/2: Chương trình huấn luyện đối công nhân trực tiếp sản xuất:
          Gồm 6 nội dung huấn luyện cơ bản. Ngoài ra, tùy tình hình sản xuất tại đơn vị và cở sở, có thể bổ sung thêm những nội dung mang đặc thù riêng.

* 6 nội dung huấn luyện như sau:
NỘI DUNG HUẤN LUYỆN 1
Tìm hiểu các phụ kiện vật tư thiết bị dành cho thi công công trình điện:

K Huấn luyện cơ bản:
-       Connector 1/0, 2/0, 3/0, 4/0.
-       Các clamp kẹp dây như : WR…, SL kẹp nối rẽ…, Kẹp quai các loại, Kẹp nhôm 2, 3 bulon.
-       Kẹp chằng.
-       Các Ống ép nối lèo, Nối lực căng (có ống thép)
-       Hướng dẫn sử dụng máy ép hoặc kèm ép thủy lực: Thế nào là mối ép chín và cách chọn đai ép phù hợp.
-       Các kiểu đấu nối dây:
a)    Mối nối sức căng.
b)    Mối nối lèo, mối nối tiếp xúc.
c)    Nối nối rẽ nhánh.
d)    Kẹp nối với thiết bị khác như Máy cắt, FCO, LBS, LTD, Tụ bù, Máy biến áp…
e)    Nhận dạng các thiết bị như Máy cắt, FCO, LBS, LTD, Tụ bù, Máy biến áp…
-       Sứ đĩa và các phụ kiện đấu nối sứ đĩa.
-       Sứ đứng các loại (Sử dụng phù hợp với cấp điện áp vận hành).
-       Nhận dạng các loại dây dẫn:
a)    Đồng trần : 11, 14, 22, 48, 60, 75 .. .. [mm2]
b)    Đồng bọc  : 11, 14, 22, 48, 60, 75 .. .. [mm2]
c)    Nhôm trần: 25, 35, 75, 95, 120.. ..      [mm2]
d)    Nhôm bọc: 25, 35, 70, 90, 120.. ..       [mm2]
e)    Cáp bọc ABC và các phụ kiện.
f)     Cáp bọc cách điện trung thế :22, 48, 75.. ..            [mm2]
g)    Cáp ngầm bọc cách điện trung thế :22, 48, 75.. ..  [mm2]

                              
A Dựa vào tình hình thực tế cơ sở xây dựng
       Phụ lục phù hợp để huấn luyện

NỘI DUNG HUẤN LUYỆN 2
Sử dụng các loại dụng cụ an toàn, thi công và đo lường.

K Huấn luyện cơ bản:
Hướng dẫn sử dụng thành thạo các trang cụ như:
-       Sào thao tác.
-       Sào tiếp địa.
-       Sào đo chiều cao đường dây.
-       Sào phát hoang.
-       Máy cưa phát hoang cách điện.
-       Auto clamp và tiếp địa di động.
-       Amper kềm trung hạ thế.
-       Volt kế.
-       Máy đo cosP.
-       Vạn năng kế.
-       Đo điện trở đất.
-       Các dụng cụ thi công đường dây như: Tó sắt, kềm ép thủy lực, Tirfor, Trơi, Kích, palan…
                              

NỘI DUNG HUẤN LUYỆN 3
Chuẩn bị an toàn của người công nhân trước khi thực hiện làm việc.

K Huấn luyện cơ bản:
-       Nắm vững nội dung công tác do nhóm trưởng triển khai, có ý kiến những điều chưa hiểu rỏ để được giải thích.
-       Trang bị BHLĐ, các phương tiện an toàn và làm việc cho cá nhân như:
-       Quần áo BHLĐ đúng quy định.
-       Dây da AT.
-       Nón AT.
-       Kềm cách điện,
-       Bút thử điện.
-       Và các trang cụ khác trang bị cho các nhân.
-       Các dụng cụ đều được kiểm tra đúng quy định theo QT KTAT điện.
-       Nếu công tác có xây dựng phương án thi công: Công nhân tham gia công tác phải được sinh hoạt, hiểu rỏ nội dung thực hiện công việc trong phương án đồng thời nắm vững về biện pháp an toàn cho toàn nhóm.
-       Chuẩn bị dụng cụ phương tiện thi công theo lệnh của nhóm trưởng đồng thời kiểm tra nếu phát hiện dụng cụ mất an toàn hoặc quá hạn kiểm tra kiểm định phải báo cáo ngay.
-       Nhóm công tác (Người CHTT) đọc cẩm nang an toàn hoặc các điều trong QT KTAT có liên quan đến công tác sẽ thực hiện.
-       Nghe phổ biến nội dung phiếu công tác và nắm vững nội dụng công việc. Lưu ý những công tác có phối hợp với đồng đội phải tự trao đổi lẫn nhau trước khi thực hiện.
Lưu ý: Trong quá trình chuẩn bị nếu người công nhân trong nhóm phát hiện những sai sót thì báo cáo ngay với nhóm trưởng để giải quyết.
A Dựa vào tình hình thực tế cơ sở xây dựng
       Phụ lục phù hợp để huấn luyện

NỘI DUNG HUẤN LUYỆN 4
Những yêu cầu về an toàn của người công nhân trong quá trình thực hiện công tác.

-       Sau khi hiện trường đã được bàn giao, trưởng nhóm (Người CHTT) công tác triển khai thì các công nhân tham gia phải tuyệt đối chấp hành.
-       Công nhân trong nhóm nếu phát hiện biện pháp an toàn thực hiện không đúng trong phiếu thì có ý kiến ngay với trưởng nhóm. Không làm việc nếu bịên háp an toàn chưa thực hiện đầy đủ.
-       Người nhiệm vụ giám sát của Trưởng nhóm, tất cả các công nhân trong nhóm đều có trách nhiệm hổ trợ giám sát với nhóm trưởng.
-       Khi leo trụ phải chấp hành đúng quy trình leo trụ.
-       Lên cao 3 mét phải quàng dây AT.
-       Không được đuà giởi trong khi làm việc trên cao.
-       Công nhân làm việc trên trụ phải phối hợp nhiệp nhàng với người đứng dưới đất chuyển dụng cụ, tránh làm rơi dụng cụ.. .. , đồng thời người dưới đất không được đến gần chân trụ nhỏ hơn 3 mét.
-       Nghỉ giải lao:
-       Trường hợp nghỉ giải lao, tức là đã rút ra khỏi hiện trường, các công nhân không được trở lại hiện trường khi chưa có lệnh của người CHTT.
-       Khi đã tháo tiếp địa:
-       Khi đã ra lệnh tháo tiếp địa thì người công nhân phải hiểu đây là việc làm cuối cùng,người công nhân trong nhóm tuyệt đối không được vào hiện trường khi chưa có lệnh của người CHTT.
A Dựa vào tình hình thực tế cơ sở xây dựng
       Phụ lục phù hợp để huấn luyện

NỘI DUNG HUẤN LUYỆN 5
Những yêu cần về an toàn đối với người công nhân sau khi đã
kết thúc công tác.

* Huấn luyện cơ bản:
1./ Trách nhiệm của phân nhóm và công nhân:
-       Trước khi hoàn tất công việc của mình mổi phân nhóm, cá nhân đều có trách nhiệm kiểm tra lại các công việc mình đã làm, bảo đảm tính kỹ thuật và an toàn khi đóng điện.
-       Cá nhân và phân nhóm: Tự kiểm tra các dụng cụ, trang cụ và dọn dẹp hiện trường.
Lưu ý: kiểm tra và không được bỏ quên dụng cụ trên các thiết bị.
-       Sau khi kiểm tra xong các phân nhóm phải Xin ý kiến của người CHTT  để thu hồi biện pháp an toàn đã làm bổ sung.
-       Khi có lệnh tập trung các phân nhóm phải có mặt đầy đủ để kiểm tra nhân sự.
-       Trường hợp khi kiểm tra lần cuối mà các phân nhóm phát hiện thiết sót thì phải báo cáo với người CHTT để xin ý kiến khắc phục các thiếu sót đó; tuyệt đối không được tự  ý lên lưới điện làm việc khi đã có lệnh tập trung và khi chưa có lệnh của người CHTT.

2./ Trách nhiệm của Người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp:
-       Trước khi khoá phiếu công tác: Người Lãnh đạo công việc, Người chỉ huy trực tiếp  kể cả các công nhân trong nhóm đều có trách nhiệm kiểm tra hiện trường lần cuối và…
a)    Kiểm tra hoàn thành công việc.
b)    Kiểm tra dụng cụ đồ nghề và thu dọn hiện trường.
c)    Kiểm tra nhân sự.
d)    Tháo tiếp đất di động đã làm bổ sung (nếu có), , trao trả lại các biển báo rào chắn vĩnh cữu (nếu có).
e)    Khoá phiếu, bàn giao hiện trường cho Người cho phép.. và cùng ký tên.
-       Trường hợp khi kiểm tra sau công tác phát hiện thiếu sót: thì phải tổ chức lại biện pháp an toàn theo trình tự thủ tục cho phép làm việc ban đầu mới được quyền tiếp tục lên lưới công tác.
-       Trường hợp quá trình kiểm tra sau công tác phát hiện có nguy cơ xảy ra TNLĐ hoặc sự cố : thì Người chỉ huy công trình có trách nhiệm kiểm tra lại các tồn tại hoặc hướng dẫn thực hiện hoặc bàn bạc đưa ra giải pháp an toàn hợp lý để phòng tránh TNLĐ. Nếu vượt khả năng phải báo cáo lên cấp trên giải quyết.
A Dựa vào tình hình thực tế cơ sở xây dựng
       Phụ lục phù hợp để huấn luyện

NỘI DUNG HUẤN LUYỆN 6
Thực hành thực tế một số công việc cơ bản đối với công nhân đường dây.

K Huấn luyện cơ bản:
Một số công việc cơ bản đối với công nhân đường dây:
1)    Lắp cáp chằng:
-       Chằng xuống.
-       Chằng lệch.
-       Chằng vượt lộ.
2)    Sử dụng tó sắt 3 chân:
3)    Lắp, hạ máy biến áp:
-       Bằng máy cẩu.
-       Bằng thủ công.
4)    Dựng trụ:
5)    Nhổ trụ:
6)    Kiểm soát đường dây:
7)    Thao tác FCO cầu chì rơi:
-       FCO
-       LBFCO
-       Tháo lắp tiếp địa di động.
8)    Đấu nối dây điện:
-       Sử dụng một số loại connector.
-       Dùng kềm thủy lực.
                              
-----------------------------------------------------------------------
III./ HƯỚNG DẪN VÀ GIÁM SÁT:
          1./ Trách nhiệm của người hướng dẫn:

-       Bám sát đề cương huấn luyện bước 2 và chương trình hướng dẫn bước 3 để đôn đốc công nhân mới thực hiện đúng thời gian và tiến độ.
-       Cần quan tâm hướng dẫn thành thạo:
-       Phương pháp tổ chức công việc an toàn.
-       Phương pháp triển khai công việc.
-       Thành thạo 1 số công việc cơ bản thường gặp.
-       Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ an toàn thi công và 1 số dụng cụ đo.
-       Chấp hành quy trình và nắm vững Nguyên tắc chung trong QT KTAT điện.
-       Giám sát và nhắc nhở hàng ngày các vấn đề đã học tập.
-       Luôn động viên và hướng dẫn, uốn nắm.
-       Cương quyết xử  lý với các hình thức vi phạm, cố ý làm bừa và vô tổ chức. Trường hợp vi phạm tái diễn đề xuất ngưng hợp đồng lao động.
-       Nhận xét trungthực quá trình thực tập của người được hướng dẫn.

          2./ Trách nhiệm của người được hướng dẫn:
-       Tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh của người hướng dẫn, người phụ trách công tác.
-       Xiên năng, cầu tiến học tập.
-       Tự lập kế hoạch học tập hoàn thành theo đề cương huấn luyện.
-       Tự trang bị biện pháp an toàn cá nhân cho bản thân mình.
-       Làm bài thu hoạch sau thực tập và có nhận xét của người hướng dẫn.

====================================================
 Đọc thêm:





  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.