Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

Những loại hình công việc ngành điện


III./ Một số loại hình công việc thường gặp:
          1./ An toàn đào lỗ trụ, móng trụ, dụng trụ:
          - Biện pháp chốn sạt lỡ lỗ trụ quá trình đào.
          - Khênh vác cập block trụ tránh vấp ngã, kẹt tay.
          - Dụng trụ thủ công phải đủ nhân sự. Trụ hạ áp ít nhất 7 người. Trụ trung áp ít nhất 13 người.
- Sử dụng tó tre và thang tre dựng trụ.
- Nếu trồng trụ bằng Tó sắt 3 chăng và Tời thì phải bảo đảm góc tó đều và đủ độ cứng chắc. Trọng tâm rọi vào trung điểm chân tó.
- Nếu trồng trụ bắng xe cẩu thì phải thống nhất tín hiệu nâng hạ… Người sử dụng cẩu thành thạo và có chứng chỉ vận hành.
- Công đoạn cập block phải theo quy định thiết kế.

loai hinh cong viec, nganh dien

          2./ An toàn đào lỗ chằng, lắp chằng:
          - Lắp chằng và ti chằng đồng thời đưa xuống lỗ chằng từ tự tránh va đập ty chằng vào người.

          3./ Chuyển dụng cụ, vật tư lên cao:
          - Người dưới đất đứng xa góc trụ từ 3 mét.
          - Dùng dây thừng chuyển vật tư…. Phối hợp đưa dụng cụ vật tư lên cao an toàn.

          4./ Sử dụng thang di động:
          - Thang chắc chắn, đứng quy cách, dựng thang ¼ chiều dài thang. Lưu ý trơn trợt hoặc có người giữ chân thang.
          - Nối thang phải chắc chắn, 2 thang tiếp nhau từ 1 mét.

          5./ Căng kéo dây và điện kế:
          5.1/ Căng kéo đường dây dài từ 2 khoảng trụ trở lên:
          - Bố trí người sử dụng kích dây hoặc Tời quay tay.
          - Bố trí nhân sự rãi dây. Hoặc mồi dây kéo dây mới thay dây cũ.
          - Bố trí người trên trụ sao cho bảo đảm dây trượt tốt không vướng mắc.
          - Thống nhất 1 người chỉ huy kéo dây và thống nhất ký hiệu: Kéo, dừng, lùi dây… Lấy độ võng đường dây.
          - Biện pháp an toàn kéo dây. Chằng tạm cố định Rach, Xà và trụ điện khi căng kích dây.

          5.2/ Căng kéo đường vào nhà khách hàng (1 khoảng trụ):
          - Cố định dây vào sứ cách điện chắc chắn, kiểm tra chịu lực đầu trụ hoặc Sắt L vào điện kế.
          - Độ võng cho phép và độ cao ĐZ.
          - Đấu nối vào line chính bằng kẹp chuyên dùng. Làm sạch điểm đấu nối hoặc xử lý đồng nhôm.
          - Đấu điện: Vị trí đứng chắc chắn, đứng làm việc cách điện. Mang găng tay được cấp phát, có người giám sát, đấu nối không tải.
         
          6./ Đấu nối dây và cáp điện.
          Việc đấu nối dây điện, cáp điện phải sử dụng đúng chủng loại kẹp đấu nối đúng kích cỡ và theo thiết kế. Lưu ý làm sạch mối nối và thoa Compaud dẫn điện.
          Đối với đường dây đấu nối chịu lực căng phải sử dụng ít nhất 1 ốc xiết cáp (tùy loại cáp lớn nhỏ) và “tếch” đầu cáp gọn đúng kỹ thuật.

7./ (QTATĐ): Chặt cây ở gần đường dây
Việc chặt cây ở gần đường dây phải thực hiện những quy định như sau:
1. Người chưa huấn luyện và kiểm tra, chưa có kinh nghiệm không trực tiếp chặt cây.
2. Người chỉ huy trực tiếp phải thông báo cho nhân viên đơn vị công tác biết về nguy hiểm khi trèo lên cây, khi cây và dây thừng tiếp xúc hoặc vi phạm khoảng cách an toàn với dây dẫn.
3. Cấm chặt cây khi có gió cấp 4 (20~28 km/giờ) trở lên, trừ trường hợp đặc biệt khi có lệnh khẩn cấp của cấp có thẩm quyền. Cấm cưa cây sẵn hàng loạt rồi làm đổ cây bằng cách cho cây này làm đổ cây kia. Cấm đứng ở phía cây đổ và phía đối diện. Để tránh cây khỏi đổ vào đường dây phải dùng dây thừng buộc và kéo về phía đối diện với đường dây.
4. Khi chặt cây phải chặt cành mục, cây mục trước, khi cây sắp đổ, cành sắp gẫy phải báo cho người xung quanh biết.
5. Khi chặt cây phải dùng dây để buộc chuôi dao với cổ tay tránh rơi vào người khác. Dây an toàn phải được buộc vào cành cây hoặc thân cây chắc chắn.
6. Phải cắt điện đường dây, khi chặt cây, chặt cành có khả năng đổ, rơi vào đường dây. Nếu không cắt điện thì phải có biện pháp để hạ cây, cành an toàn.
7. Chặt cây gần đường dây cao áp (có nguy cơ gây ra tai nạn điện, phóng điện) phải có Phiếu công tác hoặc Lệnh công tác.

  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.