NGHIÊN CỨU TỪ KHOÁ – TĂNG TRAFFIC CHO WEB - Phan 3
Theo bai viet Nguyen Duc Anh
§ keywordtool.io –
phiên bản miễn phí của nó là đủ dùng, các từ khoá đưa ra dựa vào Google Suggest
(cái mà khi bạn gõ từ khoá vào nó gợi ý các từ khoá mọi người hay tra)
KeywordTool.IO đưa ra 254 gợi ý với từ khoá tương tự
2 cái trên giúp
chúng ta tìm ra được các từ khoá đuôi dài mà người dùng thường tìm quanh chủ đề
nào đó và đều hỗ trợ tiếng Việt. Trên mạng có nhiều công cụ khác khá hay nhưng
có thể không hỗ trợ tiếng Việt.
Phiên bản trả phí
sẽ cung cấp thêm thông tin như độ cạnh tranh và lưu lượng tìm kiếm, đồng thời
cung cấp nhiều từ khoá hơn. Nhưng bạn có thể làm điều này miễn phí bằng cách up
danh sách từ khoá lên Google Keywords Planner để xem thông tin. Tuy nhiên có
một số ý kiến cho rằng có thể không hoàn toàn chính xác – một số từ khoá có
traffic tốt có khả năng bị ỉm đi. Dù sao các công cụ trả phí cũng ít nhiều dựa
vào Google Keywords Planner để có thông tin cho bạn.
Một phần mềm chuyên dùng để tìm từ khoá đuôi dài, rất nổi tiếng là Long Tail Pro – tất nhiên rất tốt nên
có trả phí nhưng tôi lại chưa dùng bao giờ nên không nhận xét được.
Vị trí của nghiên cứu từ khoá trong
chiến lược SEO tổng thể
Nghiên cứu từ khoá
là nền tảng quan trọng bậc nhất trong SEO tổng thể.
SEO tổng thể là quá
trình hoàn thiện gồm hàng trăm bước nhỏ và hàng ngàn tiểu tiết. Thí dụ (tôi
viết theo ngẫu nhiên, không theo thứ tự nào hết):
§ Chọn host
§ Local SEO
§ Tuổi đời tên miền
§ Backlink
§ Liên kết mạng xã
hội
§ Video nhúng
§ Popup
§ Liên kết giữa các
trang
§ Liên kết chuyển
hướng
§ Theme sử dụng
§ HTTPS
§ CMS sử dụng
§ Bảo mật
§ Ảnh đẹp
Nhưng tất cả phải
bắt đầu bằng việc có nội dung!
Những vấn đề không mong muốn có thể
xảy ra với nội dung dựa trên nghiên cứu từ khoá
§ Khi sử dụng nghiên
cứu từ khoá để tạo nội dung, lầm đầu tiên bạn sẽ cảm thấy mình có rất nhiều chủ
đề để thực hiện. Đặc biệt khi bạn đang giống trường hợp của tôi, cảm thấy bí
bách vì đã có tương đối bài viết. Tuy nhiên, việc nở rộ chủ đề này sinh 2 vấn
đề, nếu bạn chọn từ khoá lưu lượng quá thấp, bạn tạo ra bài không hiệu quả (dù
có hay), tuy nhiên cái này thường được khắc phục bằng công cụ, cho phép bạn nắm
tương đối lượt tìm kiếm (search volume) cũng như độ khó. Vấn đề thứ hai xảy ra
thường xuyên hơn. Bạn chọn chủ đề có nội dung trùng lắp, bao gồm cả trùng lắp
từ khoá. Google không thích Nội dung na ná nhau. Từ khoá
SEO na ná nhau cũng vậy. Điều quan trọng khi bạn tạo ra hàng ngàn bài
là bạn phải quản lý được từ khoá và tránh chúng đâm xầm vào nhau trên xa lộ
internet
§ Sai lầm thực hiện
nội dung kém quan trọng trước dễ xảy ra. Danh sách từ khoá
của bạn sẽ rất dài. Do vậy hãy thực hiện chiến lược tối ưu bằng cách chọn ra từ
khoá có cạnh tranh thấp (thông qua đánh giá CPC) và lượt tìm kiếm ổn. Bạn có
thể tự thiết lập công thức để kết hợp hai yếu tố này trong đánh giá. Tóm lại
cái dễ bạn làm trước, cái khó hoặc kém ngon thì thực hiện sau
Khắc phục vấn đề trên bằng cách nghiên cứu từ khoá cẩn thận cộng
với công cụ quản lý từ khoá tốt (có khả năng so sánh tự động
mức độ giống nhau giữa chúng – nên nhớ bạn có thể có đến hàng ngàn từ khoá,
những người theo hướng tìm kiếm khách hàng tiềm năng thường có khối lượng từ
khoá rất lớn)
Vượt ra khỏi công cụ, còn những cách
nào để tìm kiếm từ khoá tốt
Tôi vẫn hay dùng
một số cách sau để tìm được chủ đề hoặc gợi ý từ khoá tốt:
§ Đăng ký Google
Alerts – Google sẽ gửi các bài viết mới nhất về chủ đề mà bạn quan tâm. Thường
là những bài hot, chất lượng
§ Tham khảo các
fanpage lớn trong ngành, hoặc của chính đối thủ
§ Thường xuyên ghé
thăm các trang web lớn cùng nhóm, ngành
§ Tham dự các nhóm
lớn trên Facebook, diễn đàn
§ Tham khảo bách khoa
toàn thư như Wikipedia
Điểm hay của các
cách trên là nó có thể giúp bạn tạo ra những nội dung mà các công cụ tự động
không gợi ý được. Công cụ dù sao cũng chỉ dựa trên quá khứ, lịch sử tìm kiếm
của người dùng.
Thêm vào đó những nội dung xu hướng, nóng theo thời gian thực dễ tìm
thấy thông qua các cách trên nhưng rất khó thấy dựa vào công cụ tìm kiếm từ
khoá đuôi dài (trên thực tế bạn nếu cần bạn vẫn có công cụ khác chuyên khám phá
các nội dung nóng hổi nhất trên mạng xã hội, ví dụ như BuzzSumo – nhưng giá khác chát, cỡ tầm 99
đô / tháng).
Vậy sử dụng công cụ
tự động kết hợp với yếu tố con người sẽ cho ra hiệu quả tốt nhất.