Môi trường lao động - Quy định tư thế làm việc
NHŨNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
VỀ KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
VỆ SINH LAO ĐỘNG
-----
A.
AN TOÀN - SỨC KHỎE LÀM VIỆC TRONG ĐIỀU KIỆN ÁNH SÁNG KHÔNG PHÙ HỢP
I. KHÁI NIỆM:
Ánh sáng là các
dòng photon của nhiều bức xạ có bước sóng từ 380-760µ mà
mắt ta không nhìn thấy được, nó lan truyền trong không gian dưới dạng sóng điện
từ với tốc độ 300.000 km/s.
Trong
lao động sản xuất, việc sử dụng và điều hoà ánh sáng có ý nghĩa quan trọng
trong nhiều lĩnh vực: Vệ sinh lao động, an toàn lao động và kinh tế.
Ánh
sáng phù hợp cho năng suất cao hơn, chất lượng sản phẩm và sức khỏe tốt hơn.
Mắt của
ta chỉ chịu đựng được độ chiếu sáng cực đại từ 4000-5000lux, nếu quá giới hạn
này sẽ gây tai hại. Ánh sáng mặt trời lúc năng to là 80.000 lux.
Nhu cầu
ánh sáng phụ thuộc vào thị lực của mỗi người, mỗi công việc:
+ Phòng làm việc: 300 lux
+ Sửa chữa đồng hồ: 400 – 450 lux
+ Xưởng dệt: 300-350 lux
II. TÁC HẠI CỦA ÁNH SÁNG KHÔNG PHÙ HỢP:
1. Ánh sáng thấp:
Ánh sáng thấp gây
mệt mỏi, đau đầu, năng suất và chất lượng thành phẩm kém. Thị lực giảm dần dẫn
đến cận thị, ngoài ra còn có nguy cơ gây tai nạn lao động.
2. Ánh sáng quá cao:
Ánh sáng quá cao
làm nhiệt độ nơi làm việc nóng lên, gây tác hại đến cơ thể như: Say sóng, say
nắng, biến đổi chức phận sinh lý.
Ảnh hưởng đến
mắt: Chói mắt, tổn thương võng mạc, giác mạc, màng tiếp hợp, tiếp xúc lâu có
thể đục nhân mắt.
Ảnh hưởng đến da:
Gây sạm da, ban đỏ, cháy nắng, da khô mất khả năng đàn hồi, có nguy cơ gây ung
thư da do các tia tử ngoại. Ngày nay người ta thấy ung thư da do bức xạ mặt
trời từ 4% - 10 %.
III. CHIẾU SÁNG NƠI LÀM VIỆC:
1. Quy định chung:
Phải đảm bảo đầy
đủ ánh sáng phù hợp cho từng công việc và thị lực mỗi người, không làm chói
mắt, không có vật che tối vị trí làm việc.
2. Ánh sáng tự nhiên:
Tạo mọi điều kiện
sử dụng nguồn ánh sáng tự nhiên, vừa rẻ tiền, vừa tiết kiệm và phù hợp với hoàn
cảnh địa lý nước ta. Khi sử dụng ánh sáng tự nhiên cần có 3 điều kiện:
+ Tận dụng tối đa
nguồn sáng
+ Chiếu sáng đều
+ Tránh rọi vào vật
gây phản chiếu lại vào mắt.
3. Ánh sáng nhân tạo:
Hệ thống đèn
chiếu sáng phải phù hợp, không tối, không sáng quá.
Bóng đèn phải có
chụp để chiếu vào công việc làm, chụp đèn sơn màu sáng, đèn và chụp phải lau
chùi thường xuyên.
Phải có hệ thống
chiếu sáng chung bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh và ánh sáng cục bộ phù hợp từng
công việc.
B.
AN TOÀN - SỨC KHỎE LÀM VIỆC TRONG TƯ
THẾ BẮT BUỘC:
I. KHÁI NIỆM:
Trong quá trình
làm việc, người lao động phải giữ mãi một tư thế để khỏi ảnh hưởng đến công
việc sản xuất gọi là tư thê lao động bắt buộc.
Trong quá trình
làm việc, người lao động có sự thay đổi từ tư thế này đến tư thế khác mà không
ảnh hưởng đến sản xuất gọi là tư thê thoải mái.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ THẾ LAO ĐỘNG BẮT BUỘC:
1.
Làm việc ở tư thế
đứng:
Một số công việc
phải đứng suốt một ca sẽ làm cho bắp chân căng tức, sưng lên vì cơ bắp không
được vận động để bơm máu về tim.
2.
Làm việc ở tư thế
ngồi:
Tư thế ngồi làm
việc gò bó thường gặp ở người ngồi làm khuôn trong phân xưởng đúc, người làm
nghề gò hàn...,đánh máy chữ, sử dụng máy vi tính, soi kinh hiển vi...
Ngồi làm việc
lâu, sẽ cản trở sự lưu thông huyết, máu ứ đọng trong tĩnh mạch ổ bụng, ảnh
hưởng đến sự co bóp, nhu động ruột, gây táo bán, lòi rom, tiêu hoá kém, đau
bụng.
Đối với phụ nữ, ngồi lâu ảnh hưởng đến sự lưu thông máu
trong cơ quan sinh dục, gây rối loạn kinh nguyệt, kinh nhiều, kéo dài đau bụng
dữ dội trước hoặc sau kỳ kinh, dễ xảy ra viêm dạ con, viêm buồng trứng, viêm
ống dẫn trứng và xảy thai.
III. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TƯ THẾ LAO ĐỘNG BẮT BUỘC:
1.
Biện pháp chung:
+
Không bố trí phụ nữ có thai làm việc ở tư thê bắt
buộc.
+
Tổ chức lao động hợp lý, nghỉ giải lao giữa giờ, tập
thể dục thích hợp để ngăn ngừa ảnh hưởng của mỗi loại tư thế.
+
Làm việc phải có đủ ánh sáng.
+
Nguyên liệu, dụng cụ phục vụ sản xuất phải sắp xếp
gọn gàng đăt trong tầm tay với.
+
Định kỳ khám sức khỏe, phát hiện bệnh sớm để điều
trị kịp thời.
2.
Tư thế đứng:
+
Trang bị giày uốn theo vòm chân để phòng bàn chân
bẹt
+
Sắp xếp công việc để có thể thay thế giữa ngồi và
đứng.
+
Tránh làm việc phải cuối lưng nhiều
+
Độ cao làm việc bảo đảm lưng thẳng và hai vai thả lỏng
+
Công việc làm với tay ở vị trí tự nhiên, gần cơ thể.
3.
Tư thế ngồi:
+
Thay đổi công việc tránh ngồi suốt ca làm việc.
+
Ghế ngồi phải có tựa, có cần điều chỉnh cao, thấp
phù hợp với từng người.
+
Bàn làm việc hoặc vị trí thao tác phải ngang khuỷu
tay.
+
Có đủ chỗ để đặt hai chân khi độ cao ghế ngồi không
thay đổi được.
+
Có chỗ đưa cẳng chân dễ dàng thoải mái.
Tránh cử động liên tục lặp lại của các ngón
tay.