Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

Kiến thức cơ bản về an toàn điện và an toàn lao động - Giáo trình


NHŨNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
 VỀ KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG VỆ SINH LAO ĐỘNG
-----
A. AN TOÀN - SỨC KHỎE LÀM VIỆC TRONG ĐIỀU KIỆN ÁNH SÁNG KHÔNG PHÙ HỢP
          I. KHÁI NIỆM:
Ánh sáng là các dòng photon của nhiều bức xạ có bước sóng từ 380-760µ mà mắt ta không nhìn thấy được, nó lan truyền trong không gian dưới dạng sóng điện từ với tốc độ 300.000 km/s.
          Trong lao động sản xuất, việc sử dụng và điều hoà ánh sáng có ý nghĩa quan trọng trong nhiều lĩnh vực: Vệ sinh lao động, an toàn lao động và kinh tế.
          Ánh sáng phù hợp cho năng suất cao hơn, chất lượng sản phẩm và sức khỏe tốt hơn.
          Mắt của ta chỉ chịu đựng được độ chiếu sáng cực đại từ 4000-5000lux, nếu quá giới hạn này sẽ gây tai hại. Ánh sáng mặt trời lúc năng to là 80.000 lux.
          Nhu cầu ánh sáng phụ thuộc vào thị lực của mỗi người, mỗi công việc:
+     Phòng làm việc: 300 lux
+     Sửa chữa đồng hồ: 400 – 450 lux
+     Xưởng dệt: 300-350 lux

          II. TÁC HẠI CỦA ÁNH SÁNG KHÔNG PHÙ HỢP:
1.    Ánh sáng thấp:
Ánh sáng thấp gây mệt mỏi, đau đầu, năng suất và chất lượng thành phẩm kém. Thị lực giảm dần dẫn đến cận thị, ngoài ra còn có nguy cơ gây tai nạn lao động.
2.    Ánh sáng quá cao:
Ánh sáng quá cao làm nhiệt độ nơi làm việc nóng lên, gây tác hại đến cơ thể như: Say sóng, say nắng, biến đổi chức phận sinh lý.
Ảnh hưởng đến mắt: Chói mắt, tổn thương võng mạc, giác mạc, màng tiếp hợp, tiếp xúc lâu có thể đục nhân mắt.
Ảnh hưởng đến da: Gây sạm da, ban đỏ, cháy nắng, da khô mất khả năng đàn hồi, có nguy cơ gây ung thư da do các tia tử ngoại. Ngày nay người ta thấy ung thư da do bức xạ mặt trời từ 4% - 10 %.
          III. CHIẾU SÁNG NƠI LÀM VIỆC:
1.    Quy định chung:
Phải đảm bảo đầy đủ ánh sáng phù hợp cho từng công việc và thị lực mỗi người, không làm chói mắt, không có vật che tối vị trí làm việc.
2.    Ánh sáng tự nhiên:
Tạo mọi điều kiện sử dụng nguồn ánh sáng tự nhiên, vừa rẻ tiền, vừa tiết kiệm và phù hợp với hoàn cảnh địa lý nước ta. Khi sử dụng ánh sáng tự nhiên cần có 3 điều kiện:
+     Tận dụng tối đa nguồn sáng
+     Chiếu sáng đều
+     Tránh rọi vào vật gây phản chiếu lại vào mắt.
3.    Ánh sáng nhân tạo:
Hệ thống đèn chiếu sáng phải phù hợp, không tối, không sáng quá.
Bóng đèn phải có chụp để chiếu vào công việc làm, chụp đèn sơn màu sáng, đèn và chụp phải lau chùi thường xuyên.
Phải có hệ thống chiếu sáng chung bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh và ánh sáng cục bộ phù hợp từng công việc.
B. AN TOÀN - SỨC KHỎE LÀM VIỆC TRONG TƯ THẾ BẮT BUỘC:
I.     KHÁI NIỆM:
Trong quá trình làm việc, người lao động phải giữ mãi một tư thế để khỏi ảnh hưởng đến công việc sản xuất gọi là tư thê lao động bắt buộc.
Trong quá trình làm việc, người lao động có sự thay đổi từ tư thế này đến tư thế khác mà không ảnh hưởng đến sản xuất gọi là tư thê thoải mái.
II.   ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ THẾ LAO ĐỘNG BẮT BUỘC:
1.    Làm việc ở tư thế đứng:
Một số công việc phải đứng suốt một ca sẽ làm cho bắp chân căng tức, sưng lên vì cơ bắp không được vận động để bơm máu về tim.
2.    Làm việc ở tư thế ngồi:
Tư thế ngồi làm việc gò bó thường gặp ở người ngồi làm khuôn trong phân xưởng đúc, người làm nghề gò hàn...,đánh máy chữ, sử dụng máy vi tính, soi kinh hiển vi...
Ngồi làm việc lâu, sẽ cản trở sự lưu thông huyết, máu ứ đọng trong tĩnh mạch ổ bụng, ảnh hưởng đến sự co bóp, nhu động ruột, gây táo bán, lòi rom, tiêu hoá kém, đau bụng.
Đối với phụ  nữ, ngồi lâu ảnh hưởng đến sự lưu thông máu trong cơ quan sinh dục, gây rối loạn kinh nguyệt, kinh nhiều, kéo dài đau bụng dữ dội trước hoặc sau kỳ kinh, dễ xảy ra viêm dạ con, viêm buồng trứng, viêm ống dẫn trứng và xảy thai.
III. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TƯ THẾ LAO ĐỘNG BẮT BUỘC:
1.    Biện pháp chung:
+     Không bố trí phụ nữ có thai làm việc ở tư thê bắt buộc.
+     Tổ chức lao động hợp lý, nghỉ giải lao giữa giờ, tập thể dục thích hợp để ngăn ngừa ảnh hưởng của mỗi loại tư thế.
+     Làm việc phải có đủ ánh sáng.
+     Nguyên liệu, dụng cụ phục vụ sản xuất phải sắp xếp gọn gàng đăt trong tầm tay với.
+     Định kỳ khám sức khỏe, phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời.
2.    Tư thế đứng:
+     Trang bị giày uốn theo vòm chân để phòng bàn chân bẹt
+     Sắp xếp công việc để có thể thay thế giữa ngồi và đứng.
+     Tránh làm việc phải cuối lưng nhiều
+     Độ cao làm việc bảo đảm  lưng thẳng và hai vai thả lỏng
+     Công việc làm với tay ở vị trí tự nhiên, gần cơ thể.
3.    Tư thế ngồi:
+     Thay đổi công việc tránh ngồi suốt ca làm việc.
+     Ghế ngồi phải có tựa, có cần điều chỉnh cao, thấp phù hợp với từng người.
+     Bàn làm việc hoặc vị trí thao tác phải ngang khuỷu tay.
+     Có đủ chỗ để đặt hai chân khi độ cao ghế ngồi không thay đổi được.
+     Có chỗ đưa cẳng chân dễ dàng thoải mái.
 Tránh cử động liên tục lặp lại của các ngón tay.
C. AN TOÀN ĐIỆN
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG AN TOÀN ĐIỆN:
1.          Tác hại của dòng điện đối với cơ thể con người: 
                     Dòng điện chạy qua cơ thể người sẽ gây ra những tác động về nhiệt, điện phân và sinh lý. Trong đó tác động sinh lý gây sự kích thích các tổ chức tế bào kèm theo sự co giật các cơ bắp, trong đó đặc biệt quan trọng là cơ tim và cơ phổi, gây tổn thương cơ thể sống hoặc làm ngưng trệ cơ quan hô hấp và tuần hoàn. Tuỳ theo giá  trị dòng điện đi qua cơ thể mà có tác động khác nhau. Người ta chia ra 3 mức độ dòng điện kích thích là: dòng điện cảm giác, dòng điện co giật (hay còn gọi là dòng điện tự buông), dòng điện rung tim.
a.                                Dòng điện cảm giác: Là dòng điện chạy qua cơ thể gây kích thích mà con người cảm nhận được nhưng chưa gây nguy hiểm cho cơ thể. Theo qui định quốc tế ngưỡng cảm giác là 0,5mA.
b.                                Dòng điện co giật (dòng điện tự buông): Là dòng điện chạy qua cơ thể gây co giật và vẫn còn có thể tự buông tay ra khỏi vật mang điện. Theo qui định quốc tế ngưỡng tự buông là 10mA.
c.                                 Dòng điện rung tim: Là dòng điện chạy qua cơ thể gây rung tim. Theo qui định quốc tế ngưỡng rung tim như sau:
Thời gian
10ms
100ms
1s
3s
Dòng điện ngưỡng
500mA
400mA
50mA
40mA

          Mức độ tai nạn điện phụ thuộc vào các yếu tố sau:
-                                          Điện trở của người;
-                                          Loại và trị số dòng điện;
-                                          Tần số dòng điện;
-                                          Đường đi của dòng điện qua cơ thể người;
-                                          Đặc điểm của người bị nạn.
          Trong đó có 3 yếu tố quan trọng nhất là:  Điện trở cơ thể người, trị số dòng điện và thời gian dòng điện qua người.
          Điện trở cơ thể người được hình thành bởi điện trở da và điện trở bên trong cơ thể. Điện trở bên trong cơ thể hầu như không đáng kể nên điện trở cơ thể người chủ yếu nằm ở điện trở da. Da có thể chia làm 4 lớp từ ngoài vào trong: lớp chai, lớp da, lớp da non,và lớp mỡ. Lớp da chai khô có điện trở cao, từ 50 đến 100kW, phụ thuộc vào độ dày của nó. Trong khi các lớp da còn lại chỉ khoảng 100W.
          Khi điện truyền từ vật mang điện vào da người, sẽ gây ra các vết trên da tại nơi tiếp xúc:
-                Dưới 10mA/mm2  nói chung không nhận thấy sự thay đổi trên da, để lâu có thể có màu trắng xám với bề mặt sần sùi;
-                Giữa  10mA/mm2  đến 20mA/mm2 vết đỏ, phồng màu trắng nhạt.
-                Giữa 20mA/mm2  đến 50mA/mm2 vết màu nâu nhạt, phồng rộp.
-                Trên 50mA/mm2  da có thể cháy màu sẩm.
          Bảng 1. Tác động của trị số dòng điện  lên cơ thể người
STT
Hậu quả sinh lý
Dòng điện xoay chiều 50Hz (mA)
Dòng điện một chiều (mA)
1
Có cảm giác, thường chưa có phản ứng
0,5
2
2
Có phản ứng co giật, thường không có hậu quả sinh lý
0,5-10
2-30
3
Co giật nhiều, thường không tổn thương, cơ thể khó thở do co cơ, phụ thuộc vào trị số dòng điện và thời gian
10-50
30-150
4
Hậu quả bệnh lý nguy hiểm phụ thuộc trị số dòng điện và thời gian, tim ngừng đập, ngừng thở, bỏng nặng
50-500
150-500
          Như vậy, theo bảng trên hậu quả sinh lý khi dòng điện đi qua người không những phụ thuộc giá trị dòng điện mà còn phụ thuộc vào thời gian duy trì dòng điện đi qua người. Thời gian dòng điện qua người lâu sẽ làm cho người nóng lên, mồ hôi ra nhiều, điện trở da giảm và điện trở cơ thể giảm.
          Uỷ ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC) quy định điện áp tiếp xúc lớn nhất cho phép phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc.
          Bảng 2. Điện áp tiếp xúc cho phép
Điện áp tiếp xúc (V)
Thời gian tiếp xúc (s)
Xoay chiều
Một chiều
<50
<120
¥
50
120
5
75
140
1
90
160
0,5
110
175
0,2
150
200
0,1
220
250
0,05
280
310
0,03

          Như vậy, việc nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi mach điện có tầm quan trọng đặc biệt trong việc cấp cứu tai nạn điện.
2.    Các bệnh tật do tai nạn điện: 
                     Dòng điện chạy qua cơ thể người sẽ gây ra những tác động về nhiệt, điện phân và sinh lý. Trong đó tác động sinh lý gây sự kích thích. Sau khi bị tai nạn điện, người bị nạn có thể bị các loại bệnh với các triệu chứng nguy hiểm như rung tim, ngừng thở, bị sốc, suy thận,...
a.    Các bệnh về tim: Đây là loại bệnh chủ yếu do tác động kích thích của dòng điện gây ra, làm thay đổi điện tâm đồ, có thể có rối loạn nhịp tim cùng với cảm giác sợ sệt, mơ màng. Cũng có thể xuất hiện nhồi máu, nhưng là trường hợp ít gặp.
b.    Cháy da và tứ chi: Điện gây ra bỏng, cháy da, đặc biệt cháy tứ chi gây tàn tật suốt đời, tùy thuộc vào vết thương nông hay sâu. Khi thần kinh ảnh hưởng thì cũng có thể gây ra tàn tật.
c.     Các bệnh đối với thận: Do tác động nhiệt của dòng điện có thể ảnh hưởng đến chức năng thận, ví dụ do bỏng bởi điện cao áp có thể suy thận dẫn đến chết người.
d.    Rối loạn nội tiết: Tuy ít gặp hơn nhưng đã có trường hợp rối loạn nội tiết do tai nạn điện gây ra.
e.     Bệnh ở mắt:  Khi bị điện cao áp hay có khi ở điện hạ áp nhưng có hồ quang thì thường gây ra bệnh mộng mắt. Khi bị chạm điện ở gần mắt cũng gây ra hư hại đối với mắt.
f.     Bệnh ở cơ quan thính giác: Cơ quan thính giác có thể bị ảnh hưởng do điện truyền vào ở gần phần tai, cũng có khi bị sét đánh vào hệ thống thông tin liên lạc và dẫn vào tai nghe cũng làm hư hỏng cơ quan thính giác.
g.    Các hậu quả khác:  Do ngã gây ra va đập làm chấn thương não, vỡ sọ, gẫy xương sống hoặc do tác động vào sọ não làm chết người, hay tác động vào thần kinh gây ra tàn tật.
3.          Những khả năng xảy ra tai nạn điện: 
          Tai nạn điện xảy ra khi chạm trực tiếp vào vật mang điện, hoặc chạm vào phần kim loại đã có điện do chạm vỏ hay bị điện áp bước.
          Giá trị dòng điện truyền qua người:
Ing=
Trong đó: Ing: Giá trị dòng điện truyền qua người
Rng : Điện trở cơ thể
Rcd  : Điện trở của các trang bị cách điện hoặc cách ly
a.     Chạm trực tiếp vào 2 pha:
Trường hợp này ít gặp nhưng rất nguy hiểm, dòng điện qua người lớn nhất:
                 Ing =
Trong đó: Uph: Điện áp pha
b.     Chạm trực tiếp vào 1 pha:
Trường hợp này hay gặp, mức độ nguy hiểm tuỳ thuộc vào cấp điện áp của mạng điện và loại mạng điện:
         b.1 Chạm vào 1 pha mạng điện 3 pha, bốn dây có trung tính nối đất trực tiếp, dòng điện qua người là:
                                   Ing=
         b.2 Chạm vào 1 pha mạng điện 3 pha, có trung tính cách đất trực tiếp, dòng điện qua người còn phụ thuộc vào điện trở cách điện của mỗi pha so với đất:
Ing=
Trong đó: Z điện trở cách điện mỗi pha so với đất
c.      Chạm điện ra vỏ:
          Khi cách điện giữa phần mang điện và vỏ của thiết bị điện hư hỏng, điện truyền ra vỏ của thiết bị điện gọi là chạm vỏ. Nếu người đứng trên mặt đất và chạm vào vỏ thiết bị điện có thể chịu điện áp chạm xấp xỉ điện áp pha.
d.     Điện áp bước:
          Khi có chạm đất ở mạng 3 pha 4 dây, có điểm trung tính nguồn nối đất trực tiếp, sẽ xuất hiện ngắn mạch 1 pha gọi là ngắn mạch chạm đất 1 pha. Dòng điện ngắn mạch 1 pha đi vào trong đất qua điểm chạm đất và qua cọc đất để về nguồn. Khi đó xung quanh điểm chạm đất hay xung quanh cọc nối đất có sự phân bổ điện thế. Nếu ta đứng mỗi chân trên 1 điểm có điện thế khác nhau, khi đó ta chịu điện áp bước. Dòng điện từ chân nọ sang chân kia gây nguy hiểm cho người.
II. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ:
1.       Các biện pháp tổ chức quản lý: 
          Đây là biện pháp quan trọng, bao gồm các qui định về trách nhiệm của Giám đốc, quản đốc, cán bộ, công nhân, quy định về vận hành, thủ tục giao nhận ca, quản lý về hồ sơ, quy định về kiểm tra, về phiếu công tác, về tuyên truyền huấn luyện,...
2.       Các biện pháp kỹ thuật: 
2.1    Bảo vệ bằng điện áp thấp hoặc rất thấp: Đây là biện pháp chống tiếp xúc trực tiếp lẫn gián tiếp. Theo tiêu chuẩn Việt Nam thì dùng điện áp xoay chiều 12V, 24V, 36V hoặc một chiều đến 60V cho các nơi đặc biệt nguy hiểm về điện, chiếu sáng trên máy công cụ và hàn hồ quang trong thùng bể kim loại.
2.2    Bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp:
2.2.1    Bao bọc bằng cách điện các phần mang điện.
                      Các phần mang điện phải được bao bọc cách điện chắc chắn. Cách điện phải phù hợp với cấp điện áp mà thiết bị sử dụng và có độ bền cao chống sự phá hoại của các yếu tố điện cơ, khí hậu.
                                         Hàng năm phải kiểm tra cách điện bằng Mêgômét, với chỉ tiêu tối thiểu 1kW cho 1kV điện áp, chú ý kiểm tra thiết bị điện ở nơi ẩm ướt, bụi, nhiệt độ cao, hoá chất ăn mòn, và thiết bị điện di động.
2.2.2    Bảo vệ bằng che chắn: Các bộ phận mang điện phải được bao che hoặc đặt trong vỏ cách điện hay vỏ bằng kim loại.
2.2.3    Bảo vệ bằng cách đặt ra ngoài tầm với: Khi đứng hay ngồi làm việc có tiếp xúc với điện trên một sàn thao tác cách điện thì tay không thể với tới các bộ phận có khả năng dẫn điện khác. Khoảng cách bên ngoài tầm với theo phương ngang là 1,25m và phưong thẳng đứng là 2,5m.

2.3    Bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp:
2.3.1       Bảo vệ bằng tăng cường cách điện: Dùng thiết bị bảo vệ bằng cách điện cao. Bằng biện pháp này, con người không có khả năng tiếp xúc với các bộ phận kim loại, do đó cho dù thiết bị điện bị chạm vỏ, con người cũng không bị nguy hiểm.
2.3.2       Bảo vệ bằng biện pháp cách ly: Dùng máy biến áp cách ly, cách điện không nhỏ hơn 7MW.
2.3.3       Bảo vệ bằng nối đất:      Những nơi có yêu cầu an toàn cao như mỏ hầm lò, trên tàu thuyền, phải áp dụng mạng điện 3 pha có trung tính cách ly. Khi dùng mạng điện 3 pha trung tính cách ly, phải áp dụng thiết bị kiểm tra cách điện làm biện pháp bảo vệ chính. Để nâng cao mức độ an toàn cho người, vỏ thiết bị điện còn được nối đất bảo vệ.
2.3.4       Bảo vệ nối dây trung tính (còn gọi là nối không): Tất cả các bộ phận kim loại không mang điện mà con người có thể chạm tới của các thiết bị điện được cấp điện từ mạng điện 3 pha 4 dây, có trung tính trực tiếp, đều phải được nối với dây trung tính. Khi vỏ của thiết bị điện đã được nối với dây trung tính, nếu có chạm vỏ sẽ hình thành ngắn mạch một pha. Dòng điện ngắn mạch sẽ gây tác động ở thiết bị bảo vệ và cắt dòng điện dẫn đến chỗ chạm vỏ.



  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.