Kiểm tra tay nghề - GIA CÔNG CƠ KHI BẰNG MÁY MÀI, HÀN, KHOAN KIM LOẠI
Bài kiểm tra tay nghề
GIA CÔNG CƠ KHI BẰNG MÁY MÀI,
HÀN, KHOAN KIM LOẠI
I. CÁC ĐỐI TƯỢNG THAM GIA HUẤN
LUYỆN, SÁT HẠCH:
- Công nhân sử dụng các máy công cụ của
Phân xưởng cơ điện.
- Công nhân QLVH được phân công gia công cơ
khí của các Điện lưc.
II.
CÔNG VIỆC CẦN THỰC HIỆN CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG THAM GIA HUẤN LUYỆN, SÁT
HẠCH:
Các đối tượng tham
gia thực hiện sử dụng máy mài cầm tay, máy khoan bàn và máy hàn để gia công với
hai thanh kim loại do Ban giám khảo cung cấp.
III.
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN BÀI THỰC HÀNH:
1.
Sử dụng máy mài cầm tay:
a. Chuẩn bị:
-
Trang bị quần áo bảo hộ lao
động; đeo kính BHLĐ, mang găng tay vải;
-
Kiểm tra máy đánh bóng đã cắt
điện;
-
Kiểm tra sơ bộ máy đánh bóng;
b. Thực hiện mài:
-
Đóng điện;
-
Dùng bút thử điện kiểm tra xác
định không bị rò điện;
-
Đóng điện, cho máy mài hoạt
động;
-
Đưa máy đánh mài từ từ xuống
vật cần mài;
-
Trong quá trình mài sử dụng lực
vừa đủ, không để quá nóng;
-
Sử dụng xong, cắt điện, vệ sinh
máy mài và nơi làm việc.
2.
Sử dụng máy khoan bàn:
a. Chuẩn bị:
-
Trang bị quần áo bảo hộ lao
động; đeo kính BHLĐ, mang găng tay vải;
-
Kiểm tra máy khoan đã cắt điện;
-
Kiểm tra sơ bộ máy khoan;
-
Kiểm tra xiết chặt mũi khoan,
kẹp chặt vật cần khoan trên máy;
b. Thực hiện khoan:
-
Đóng điện;
-
Dùng bút thử điện kiểm tra xác
định không bị rò điện;
-
Đóng điện, cho máy khoan chạy
không tải;
-
Đưa mũi khoan từ từ xuống vật
cần khoan;
-
Trong quá trình khoan sử dụng
lực vừa đủ, không để quá nóng;
-
Sử dụng xong, cắt điện, vệ sinh
máy khoan và nơi làm việc.
3.
Sử dụng máy hàn điện:
a.
Chuẩn bị:
- Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ
lao động khi sử dụng máy hàn: Quần áo, kính hàn, găng tay, tạp dề... có găng
tay và giày cách điện để giảm rủi ro giật điện. Tại vị trí hàn phải có thảm
hoặc bục cách điện.
- Máy hàn ở tình trạng tốt, phải đảm bảo an
toàn, bao bọc tốt, vỏ máy phải được nối đất.
- Kìm hàn đảm bảo có tay cầm bằng vật liệu cách
điện và chịu nhiệt. Dây điện hàn không bị tróc vỏ bọc, dây mát cũng phải là
loại vỏ bọc, các mối nối phải được bao kín bằng băng keo cách điện. Không sử
dụng kím hàn tự chế, kìm hàn bị hỏng.
- Hàn que là
kỹ thuật hàn đòi hỏi làm sạch khu vực hàn ít nhất, tuy nhiên không vì thế mà bỏ
qua bước này. Cần loại bỏ bụi bấn bằng cọ hay sử dụng thiết bị làm sạch bề mặt
chuyên dụng, cũng phải làm sạch khu vực kẹp mát để đảm bảo ồn định hồ quang.
b. Thực hiện mối hàn:
Tư thế hàn phải đảm
bảo trông rõ vũng hàn. Người thực hiện mối hàn phải chọn hướng nhìn tốt nhất,
tránh bị tay hàn che mắt, cũng như khói thuốc hàn.
Cần
thực hiện 5 kỹ thuật khi hàn hồ quang tay: Thiết lập dòng điện, độ dài hồ
quang, góc que hàn, thao tác que hàn và tốc độ hàn. Để đáp ứng các quy tắc này
khi hàn công nhân hàn cần luyện tập thường xuyên để có khả năng thành thạo từ
đó có thể cải thiện chất lượng sản phẩm cũng như năng suất.
ü Góc que hàn
Đối với hàn bền
mặt, góc que hàn nên để từ 5 đến 15 độ theo hướng chuyển động, đối với hàn hồ
quang vị trí đứng nên để góc que hàn từ 0-15 độ ngược chiều với hướng di chuyển
que hàn.
ü Thao tác que
hàn
Chuyển động dọc
theo trục mối hàn nhằm duy trì và điều chỉnh độ dài hồ quang. Chuyển động ngang
nhằm duy trì độ rộng của đường hàn. Có nhiều loại chuyển động: ngang, liên tục
và chuyển động ngắt quãng tùy thuộc vào độ dày của vật hàn .Với vật hàn mỏng
không cần có chuyển động ngang que hàn vì độ rộng của hồ quang đã đủ đầy rãnh
hàn. Với hàn đứng bạn nên chú ý hàn từ dưới lên với các tấm dày và hàn từ trên
xuống với các tấm mỏng và chú ý đến rìa rãnh hàn.
ü Tốc độ hàn:
Tốc độ hàn nên đảm
bảo sao cho hồ quang hàn chiếm 1/3 độ dài của vũng hàn. Hàn quá chậm sẽ tạo vảy
hàn lồi và hàn không ngấu. Hồ quang bị mất nhiệt không thể nóng chảy vật hàn.
Tốc độ hàn quá
nhanh giảm độ ngấu của mối hàn, vảy hàn không đều không lấp đầy vũng hàn.
IV. CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM VÀ BIÊN PHÁP PHÒNG TRÁNH:
1.
Đối với việc sử
dụng máy mài cầm tay:
a.
Các yếu tố nguy hiểm:
-
Bị điện giật khi chạm vào các kết cấu kim loại bị rò điện;
-
Bị vụn đánh bóng bắn vào mắt, vào người;
-
Đĩa đánh bóng vỡ bắn vào mắt, vào người.
b.
Các biện pháp an toàn
- Khi vận hành máy mài,
người sử dụng phải sử dụng kính bảo hộ, găng tay. Kiểm tra rò điện, máy bị bể
nứt không.
- Trước khi vận hành, người sử dụng
máy đánh bóng điện phải kiểm tra tình trạng máy mài, nguồn cung cấp điện, không gian
chung quanh nơi vận hành máy tránh để người khác hoặc các đồ vật khác bị ảnh
hưởng hoặc làm ảnh hưởng trong quá trình vận hành máy
mài.
- Khi vận hành các vật cần mài phải
được kẹp giữ chặt, nắm giữ tay cầm máy chắc chắn đưa vào vật cần mài góc
nghiêng cho phép.
- Người sử dụng phải có biện pháp
ngăn ngừa không để các vụn mài bắn
vào người hoặc làm hư hỏng các thiết bị chung quanh.
- Sau khi chấm dứt công việc, phải
tắt máy, kiểm tra lại máy mài và cách ly máy khỏi nguồn cung cấp điện.
- Khi cần sửa chữa hoặc thay dĩa mài phải
cắt điện an toàn.
- Sau khi vận hành máy mài,
người sử dụng phải vệ sinh nơi làm việc và máy mài
đảm bảo gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.
2.
Đối với việc sử
dụng máy khoan bàn:
a.
Các yếu tố nguy hiểm:
- Bị điện giật khi chạm vào các kết
cấu kim loại bị rò điện;
- Bị vụn khoan bắn vào mắt, vào
người;
- Mũi khoan gãy bắn vào mắt, vào
người.
b.
Các biện pháp an toàn
-
Người sử dụng máy khoan điện
phải được huấn luyện quy trình vận hành máy khoan. Hiểu biết cách tháo lắp và
định vị lưỡi khoan.
-
Trước khi sử dụng cần kiểm tra
máy khoan có bị rò điện, bể nứt và kiểm tra dây điện cách điện tốt, đồng thời
chuẩn bị mặt bằng, tư thế đứng ngồi chắc chắn khi vận hành khoan điện.
-
Khi vận hành các vật cần khoan phải được kẹp
giữ chặt trên máy. Người sử dụng phải có biện pháp ngăn ngừa không để các vụn
khoan bắn vào người hoặc làm hư hỏng các thiết bị chung quanh.
-
Quá trình khoan phải tập trung,
đặt máy khoan, lưỡi khoan thẳng đứng, tỳ lưỡi khoan vào vật từ từ đều tay không
nên đè ép tránh bị gãy lưỡi khoan.
-
Phải cắt điện khi sử dụng xong
hoặc tạm nghỉ thời gian dài.
-
Sau khi vận hành máy khoan điện
xong, người sử dụng phải vệ sinh nơi làm việc và máy khoan đảm bảo gọn gàng,
ngăn nắp, sạch sẽ.
3.
Đối với việc sử
dụng máy hàn:
a.Các yếu tố nguy hiểm:
·
Chạm trực tiếp vào thành phần
dẫn điện là nguyên nhân gây ra điện giật hoặc bị bỏng nặng.
·
Hồ quang điện gây hại cho mắt và da
·
Khói hàn và ga gây nguy hiểm
·
Cháy nổ khi sử dụng máy hàn: Khi hàn xỉ hàn bắn
tung tóe, vật hàn nóng hoặc các thiết bị nóng có thể gây cháy
b.
Biện pháp phòng tránh:
·
Không được chạm trực tiếp vào
các thành phần của máy
·
Khi sử dụng máy hàn phải mặc đồ
bảo hộ an toàn lao động.
·
Sử dụng găng tay hàn, giày cách
điện để ngăn chặn sự tiếp xúc vật lý trực tiếp với vật hàn (cắt) và đất.
·
Không sử dụng máy hàn trong
điều kiện ẩm ướt hoặc mặc đồ bảo hộ không khô ráo, đồng thời phải cẩn thận khi
đứng trên các cấu trúc làm bằng kim loại, cẩn thận khi phải hàn trong tư thế
khó như đứng, quỳ nằm…cẩn thận ở những nơi có những rủi ro cao khó tránh khỏi
tai nạn xảy ra với vật hàn hoặc đất.
·
Cần tháo nguồn điện trước khi
muốn tháo các linh kiện và phụ kiện.
·
Tắt tất cả các thiết bị khi
chúng không được sử dụng.
·
Thường xuyên kiểm tra cáp nguồn
và phải thay thế nếu chúng nguy hiểm hoặc trầy xước.
·
Không được sử dụng cáp đã quá
mòn, kích cỡ nhỏ hoặc chắp vá.
·
Không được chạm vào điện cực
khi bạn đã chạm vào vật liệu hàn (cắt) hoặc đất hoặc điện cực của máy khác.
·
Không chạm trực tiếp vào súng
hàn (cắt) của hai máy tại cùng một thời điểm khi hai máy đó đang hoạt động.
·
Mang nón hàn khi hàn, tránh hồ
quang trực tiếp từ máy hàn đang hàn và hồ quang của các máy lân cận và nên mặc
đồ bảo hộ được làm chất liệu bền, chống cháy.
·
Giữ đầu của bạn tránh khỏi vùng khói. Không nên
hít khói sinh ra khi hàn.
·
Di chuyển các vật dể cháy ra xa
khu vực hàn (cắt), nếu không di chuyển được thì bọc chúng bằng chất chống cháy.
V.
BAN GIÁM KHẢO NHẬN XÉT ĐÁNH
GIÁ :
- Ghi nhận các lỗi khi không thực hiện đúng
các biện pháp an toàn trên.
- Ban giám khảo đánh giá từng cá nhân như
sau :
+Đánh giá đạt khi sai sót không quá 2 lần
để ban giám khảo nhắc nhở;
+ Đánh giá không đạt khi mắc 3 lỗi trở lên
để giám khảo nhắc nhở. Những cá nhân không
đạt phải thực hiện lại bài thực hành cho đến khi không còn sai sót.