Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

Cấp cứu các TNLD


PHƯƠNG ÁN
CẤP CỨU CÁC TAI NẠN LAO ĐỘNG THƯỜNG GẶP
KHU VỰC VĂN PHÒNG CÔNG TY

A.        XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI TAI NẠN LAO ĐỘNG THƯỜNG GẶP (CÓ THỂ XẢY RA):
Trong khu vực Văn phòng Công ty, các loại tai nạn lao động thường gặp (có thế xảy ra ) như sau:
-      Bị điện giật do chạm vào các chỗ bị rò điện trong hệ thống điện dùng cho các thiết bị văn phòng;
-      Bị điện giật khi sửa chữa các hệ thống đèn trên cao (kể cả các bóng đèn chiếu sáng bảo vệ, có leo trụ);
tai nan

-      Bị say nắng, say nóng khi làm việc trên khu vực sân trong Công ty;
-      Bị chảy máu do các dụng cụ sắt nhọn đâm vào khi làm việc;
-      Bị gãy xương các loại do vấp ngã, hay ngã cao khi làm việc (trong phòng, ngoài sân);
-      Bị đuối nước do rơi vào hồ chứa;
-      Bi chấn thương các loại do các phương tiện giao thông gây ra trong khu vực sân trong Văn phòng Công ty.
Khi gặp các trường hợp tai nạn lao động như trên, bất kỳ người cán bộ, nhân viên trong Công ty phải có trách nhiệm thực hiện cấp cứu tại nơi xảy ra tai nạn lao động, thông báo cho cán bộ y tế cơ quan, gọi cấp cứu hoặc thực hiện sơ cứu xong để chuyển nạn nhân đến cơ sở cấp cứu gần nhất.
Để thực hiện được việc cấp cứu tai nạn lao động, mọi người làm việc tại văn phòng Công ty Điện lực Tiền Giang có trách nhiệm nắm vững Phương án này và thực hiện được các nội dung sau:
B.        CẤP CỨU TẠI NƠI XẢY RA TAI NẠN LAO ĐỘNG:
I.     CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT
      Khi xảy ra tai nạn lao động điện giật, người thực hiện cấp cứu tại chỗ phải thực hiện các bước sau đây:      
1.1. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện:
a. Trường hợp cắt được mạch điện: Tốt nhất là cắt bằng các thiết bị đóng cắt gần nhất như: Máy cắt, cầu dao, phích cắm, công tắc, cầu chì…Cần lưu ý:
+ Nếu mạch điện bị cắt là mạch cấp cho đèn chiếu sáng thì phải chuẩn bị ngay các nguồn chiếu sáng khác để thay thế khi trời tối.
+ Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải chuẩn bị các phương tiện để đưa nạn nhân xuống hoặc hứng, đỡ khi nạn nhân có thể rơi xuống (trong trường hợp không có biện pháp nào khác).
b. Trường hợp không cắt được mạch điện bằng các thiết bị đóng cắt: Trong trường hợp này cần phân biệt người bị nạn do điện hạ áp hay điện cao áp để  áp dụng các phương pháp sau:
- Nếu là điện hạ áp: Người cứu phải đứng trên bàn, ghế hoặc tấm gỗ khô, đi giầy hoặc ủng cao su, đeo găng cao su rồi dùng tay kéo nạn nhân ra khỏi mạch điện. Nếu không có các phương tiện trên có thể dùng tay nắm phần quần áo khô của nạn nhân để kéo ra hoặc dùng gậy gỗ, tre khô gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi mạch điện. Cũng có thể dùng kìm cách điện, búa, rìu có cán bằng gỗ khô để cắt đứt dây điện đang gây tai nạn.
Khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện không được trực tiếp chạm vào người nạn nhân để người cứu không bị điện giật.
- Nếu là mạch điện cao áp: Tốt nhất người cứu phải đi ủng và găng cách điện rồi dùng sào cách điện để gạt hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi mạch điện. Cũng có thể dùng sợi dây kim loại tiếp đất một đầu rồi tung đầu kia vào cả 3 pha làm ngắn mạch để đường dây bị cắt điện rồi tách nạn nhân ra khỏi mạch điện. 
1.2.    Hô hấp nhân tạo ngay trên trụ:
Trong trường hợp nạn nhân bị treo trên trụ, hi đã cắt điện xong người đi cứu phải leo ngay trên trụ. Nếu nạn nhân ngừng thở, phải hô hấp ngay trên trụ. (Phương pháp thực hiện xem Phụ lục 1 đính kèm)
1.3.    Đưa nn nhân xung đt
Người đi cứu phải nhanh gọn, an toàn và đơn giản sao cho nạn nhân được đưa xuống trụ mà không  bị  thêm chấn thương khác. Để đưa nạn nhân xuống trụ cần phải:
-        Có dây thng đưng kính 12mm tr lên, chiu dài đ đ đưa nn nhân xuống.
-        Chn v t mắc dây:sao cho: vị trí máng dây ở phía trên nạn nhân, không b vưng khi đưa người xuống, đm bảo chc chn.
-        Mắc dây vào người nạn nhân  sao cho: không b vưng khi đưa người xuống, đm bảo chc chn; không làm cản trở việc hô hấp của nạn nhân
-        Tháo (cắt)  dây đai an toàn.
-        Đưa nạn nhân xuống.
(Phương pháp đưa nạn nhân xuống đất  xem Phụ lục 2 đính kèm)
1.4.    Thực hiện cấp cứu: Việc cấp cứu người bị điện giật phải rất khẩn cấp, càng nhanh càng tốt, phải đánh giá chính xác tình trạng nạn nhân để chọn phương pháp cấp cứu cho thích hợp.
a. Đánh giá tình trạng nạn nhân và hướng xử lý: Ngay sau khi nạn nhân được tách khỏi mạch điện phải căn cứ vào các hiện tượng sau để xử lý cho thích hợp:
- Với nạn nhân chưa mất tri giác:Khi nạn nhân chưa mất tri giác, chỉ bị ngất trong giây lát, tim còn đập, còn thở thì chỉ cần để nạn nhân ra chỗ thoáng khí,  yên tĩnh, chăm sóc cho hồi tỉnh. Sau đó đi mời Y Bác sĩ đến chăm sóc hoặc nhẹ nhàng đưa đến cơ quan Y tế gần nhất để theo dõi và chăm sóc tiếp.
          - Với nạn nhân đã mất tri giác: Khi nạn nhân mất tri giác nhưng vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu thì đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh ( Nếu trời rét thì đặt nơi kín gió ). Nới rộng quần áo, thắt lưng, moi đờm rãi và các dị vật trong mồm ra, cho nạn nhân ngửi amôniăc ( nước tiểu), xoa toàn thân cho nóng lên và gọi điện cho cơ quan y tế gần nhất hoặc cấp cứu 115 hay cử người đi mời Y Bác sỹ đến để chăm sóc.
          -  Với nạn nhân đã tắt thở: Nếu người bị nạn không còn thở, tim ngừng đập, toàn thân co giật: Ngay lập tức phải đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, nới rộng quần áo, thắt lưng, moi đờm rãi và các dị vật trong mồm ra. Nếu lưỡi bị thụt vào thì phải kéo lưỡi ra. Tiến hành khẩn trương làm hô hấp nhân tạo (liên tục, kiên trì cho đến khi có ý kiến của y bác sỹ kết luận mới thôi). Hô hấp nhân tạo bằng  phương pháp hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực thực hiện theo trình tự như sau:

+        Để nạn nhân nằm ngửa, nới rộng quần áo, thắt lưng, moi đờm rãi và các dị vật trong mồm ra, đặt đầu ngửa ra phía sau.

+        Người cấp cứu ngồi hay quỳ bên trái nạn nhân (tuỳ theo tình trạng một người hoặc 2 người cấp cứu); tay phải bịt mũi, tay trái nâng cổ nạn nhân lên để đầu ngửa ra sau cho miệng há ra (nếu miệng không há thì phải dùng tay ấn cằm xuống).

+        Hà hơi thổi ngạt:  Người cấp cứu hít một hơi thật dài, áp miệng vào miệng nạn nhân thật kín và thổi hơi vào miệng nạn nhân, sau đó đưa miệng ra để hơi tự thoát ra(có thể áp miệng vào cả miệng và mũi của trẻ em).  Tốc độ hà hơi: Từ 16 đến 18 lần/phút, hoặc cứ 5 đến 6 lần bóp tim thì hà hơi một lần (nếu có 2 người), hoặc 2 lần hà hơi thì 15 lần bóp tim (khi có một người cấp cứu).

+        Xoa bóp tim ngoài lồng ngực: Người cấp cứu ngồi hay quỳ bên trái nạn nhân (tuỳ theo tình trạng một người hoặc 2 người cấp cứu); tay phải đặt tại 1/3 dưới xương ức, tay trái đặt chéo góc bàn tay phải. Người cấp cứu dùng lực của 2 tay hoặc lực của nửa trên thân người ép lồng ngực xuống 4-5 cm, sau đó thả nhẹ theo độ dãn của ngực và làm tiếp lần sau.  Tốc độ bóp tim: Khoảng 80 lần/phút, hoặc cứ 5 đến 6 lần bóp tim thì hà hơi một lần (nếu có 2 người cấp cứu).

 Phải bình tĩnh và kiên trì cấp cứu. Chỉ được phép cho là nạn nhân đó chết khi bị vỡ hộp sọ, bị cháy toàn thân kèm theo ngừng tim, ngừng thở. Ngoài ra phải coi như nạn nhân chưa chết, cần tiếp tục kiên trì cứu chữa.
b. Tổ chức thực hiện cấp cứu:
- Nếu chỉ có 01 người: thì vừa làm hô hấp nhân tạo vừa xoa, bóp tim ngoài lồng ngực.
- Nếu có hai người: Một người hô hấp nhân tạo, 01 người bóp tim ngoài lồng ngực.
- Nếu có nhiều người: thì thay đổi nhau để cấp cứu.
II.   CẤP CỨU SAY NÓNG
2.1. Biểu hiện: Thường sảy khi cơ thể không thải được nhiệt. Nguyên nhân do nhiệt độ quá cao, bức sạ nhiệt mạnh. độ ẩm cao, ít gió. Nhiệt độ cơ thể lên tới 400 C hoặc cao hơn nữa.
Nếu bị choáng nhiệt tức là nạn nhân bị rất nặng, nhiệt độ lên tới trên  410 C, mạch nhanh tới trên 140 Lần/ phút, nhịp thở nhanh, nước da xanh tái, nạn nhân có cảm giác bị rét, Huyết áp tụt, mê sảng, nói lảm nhảm, mất tri giác, hôn mê, co giật, có thể bị tử vong.
2.2. Cấp cứu: Đưa ngay nạn nhân ra nơi thoáng mát, cởi bớt quần áo ngoài, quạt mát, chườm nước đá hoặc nước mát, cho uống đủ nước ( Nước trà xanh, nước giải khát hoặc nước hoa quả ). Nếu có điều kiện mời cán bộ Y tế đến để cho thuốc trợ tim, trợ hô hấp.
III.       CẤP CỨU SAY NẮNG:
3.1. Biểu hiện:
Giai đoạn đầu biểu hiện giống như say nóng, nạn nhân sốt cao 40- 420C, mặt đỏ ửng, mồ hôi không thoát ra được, da khô nóng đỏ, mạch nhanh đến150 lần/ phút, có thể hôn mê dẫn đến tử vong.
3.2. Cấp cứu:
Đưa nạn nhân vào bóng râm, quạt mát, cởi quần áo ngoài, chườm lạnh cho đến khi nhiệt độ hạ xuống 38 - 390C thì ngừng chườm lạnh, để nạn nhân nằm nghỉ nơi thoáng mát, cho uống thuốc hạ nhiệt.
IV.CẦM MÁU VẾT THƯƠNG
4.1. Nguyên tắc chung:
- Đặt nạn nhân đầu hơi thấp, kê cao chỗ bị thương.
- Cởi quần áo để lộ vết thương
- Dùng gạc phủ kín vết thương.
- Băng ép trên mặt gạc để cầm máu.
- Nếu tổn thương đứt động mạch hoặc tĩnh mạch thì phải đặt ga rô.
4.2. Kỹ thuật đặt ga rô:
Một người chẹn phía trên đường đi của động mạch để cầm máu: Với chi trên chẹn nách hoặc khuỷu tay, nếu là chi dưới ta chẹn động mạch bẹn.
Người đặt ga rô cuốn một miếng gạc xung quanh chi, cách vết thương từ 3 - 4 cm sau đó cuốn chặt 3 vòng bằng dây cao su, tới vòng thứ 4 đặt phần dây còn lại vào vòng cuối để giữ ga rô: (cuốn vừa đủ đến khi dừng chảy máu là đạt)
Nếu không có dây cao su có thể dùng dây vải và que xoắn để ga rô như sau: Dùng dây vải băng 2 vòng lỏng rồi buộc thắt nút lại, dùng que xoắn nhiều vòng cho tới khi máu ngừng chảy rồi cố định que xoắn lên phía trên vết thương.
Phải có phiếu ga rô ghi rõ: Tên, tuổi, ngày giờ và vị trí đặt ga rô... đính phiếu ga rô vào người nạn nhân.
* Chú ý: Cứ 45 phút phải nới lỏng ga rô một lần.
V.   CẤP CỨU NẠN NHÂN GÃY XƯƠNG
5.1. Biểu hiện:
- Đau nhiều ở vùng chấn thương và đau tăng lên khi vận động.
- Giảm hoặc mất khả năng vận động.
- Sưng nề và bầm tím ở vùng chấn thương.
- Chỗ gãy có thể bị biến dạng.
5. 2. Cố định gãy xương cánh tay: (  Nên có 2 người cấp cứu )
Đặt 2 nẹp, nẹp trên đầu trên quá mỏm vai, đầu dưới quá mỏm khuỷu, nẹp dưới đầu trên tới nách, đầu dưới tới mỏm khuỷu, độn bông vào những nơi có các mỏm xương lồi ra.
Cố định bằng 2 dây, một dây trên, một dây dưới vết thương.
Treo cẳng tay lên cổ và chuyển ngay tới bệnh viện để điều trị tiếp.
5. 3. Cố định gãy xương cẳng tay: ( Nên có 2 người cấp cứu )
Dùng một nẹp đặt phía ngoài ép vào mu bàn tay, một nẹp đặt phía trong ép vào lòng bàn tay.
Buộc cố định 2 dây trên và dưới vết thương rồi treo lên cổ.
5. 4. Cố định gãy xương cẳng chân: (  Nên có 3 người cấp cứu )
Dùng 2 nẹp dài bằng nhau, nẹp trong đầu trên dài tới đùi, đầu dưới dài quá bàn chân, đệm bông vào những nơi có mỏm xương lồi ra.
Sau đó buộc 1 dây trên chổ gãy, 1 dây dưới ổ gẫy, một dây ở cổ chân, một dây trên gối và một dây giữa đùi.
Buộc 2 chân vào với nhau ở điểm cổ chân và đầu gối.
5.5. Cố định gãy xương đùi: (  Nên có 3 người cấp cứu )
- Dùng 1 nẹp đặt phía trong từ bàn chân tới sát bẹn, một nẹp đặt phía ngoài từ bàn chân tới sát nách.
- Buộc cố định 2 nẹp ở lồng ngực, thắt lưng, trên và dưới ổ gẫy, đầu gối và cẳng chân.
- Buộc cố định 2 bàn chân vào nhau ở cổ chân, đầu gối và đùi.
- Chuyển nạn nhân đến cơ sở Y tế gần nhất để điều trị tiếp.
5. 6. Cố định gẫy xương đòn:
- Đặt nẹp chữ T phía sau vai nạn nhân, đệm bông vào hố nách hoặc vai,
dùng băng cuộn cố định 2 đầu nẹp vào 2 mỏm vai, cuốn băng vòng quanh thắt lưng rồi cố định đầu dưới nẹp bằng băng vải theo kiểu hình số 8.
5. 7. Cố định gẫy xương sườn:
- Đặt nạn nhân nửa nằm nửa ngồi.
- Lấy  băng  to  bản  cuốn  vòng  quanh  5- 6 vòng, che toàn bộ vị trí xương sườn bị gãy băng ép và bảo nạn nhân thở ra hết sức để ta cuốn băng cố định lồng ngực với đường kính nhỏ nhất để đến khi nạn nhân hít vào, ngực căng ra cũng không làm di động xương bị gãy.
5. 8. Cố định gãy xương hàm:
- Để nạn nhân ngồi, đầu cúi và hướng ra phía trước.
- Đặt bông  gạc lên vết thương, đặt băng to bản lên bông gạc rồi kéo 1 đầu băng lên đỉnh đầu, vòng tiếp xuống đến mang tai thì kéo đầu băng còn lại lên, khi 2 đầu băng gặp nhau thì bắt chéo hai đầu băng lại, một đầu vòng qua trán, một đầu vòng qua gáy rồi buộc chặt hai đầu băng lại.
5. 9. Cố định gãy xương cột sống: (  Nên có 3 người cấp cứu )
- Một  người  đỡ  2  chân,  một  người  đỡ  đầu và 1 người đỡ lưng để cùng nhấc nạn nhân lên cáng.
- Đặt nạn nhân nằm ngửa thật thẳng trên cáng cứng, kê đệm mút nhỏ dưới vùng gáy, thắt lưng và đầu gối.
- Cố định nạn nhân vào cáng cứng bằng băng to bản ở cổ chân, cẳng chân, đầu gối, ngực và trán.
- Bảo  đảm  cho  tư thế nạn nhân phải thẳng liên tục trong quá trình đưa lên cáng và trên đường vận chuyển đến cơ sở Y tế để điều trị tiếp.
VI.CẤP CỨU NGẠT NƯỚC ( đuối nước )
- Nhanh  chóng  đưa  ngay  nạn nhân  ra  khỏi  vùng bị ngập nước, cấp cứu ngay từ khi nạn nhân đang còn ở dưới nước: Nắm  tóc  nạn  nhân  để  đầu  nhô lên khỏi mặt nước, vỗ mạnh 2 -  3 cái vào má nạn nhân để gây phản xạ hồi tỉnh, rồi quàng tay qua nách nạn nhân để lôi vào bờ hoặc lôi lên thuyền cứu hộ. Đặt nạn nhân nằm úp bụng lên đầu gối nguời cứu, đầu nạn nhân chúc xuống dưới, người cứu dùng tay ấn mạnh vào lưng nạn nhân để ép cho nước chảy ra. Sau đó tiến hành thổi ngạt, nếu bị ngừng tim phải ép tim ngoài lồng ngực như cấp cứu điện giật.
VII.     SƠ CỨU MỘT SỐ VẾT THƯƠNG KHÁC
7. 1. Sơ cứu vết thương phần mềm:
- Băng sớm để cầm máu và chống nhiễm khuẩn.
- Băng  trực  tiếp,  không  bôi hoặc rắc bất cứ thứ gì lên vết thương, nếu có điều kiện có thể rửa hoặc lau chùi xung quanh vết thương.
           - Những  vết  thương  sâu  rộng,  rập  nát  nhiều  hoặc  chi  chít  nhiều  vết thương cần phải chống sốc bằng cách cầm máu, ủ ấm, giảm đau cho nạn nhân.
7. 2. Sơ cứu vết thương sọ não hở: ( Vỡ hộp sọ, óc phòi ra ngoài )
           - Dùng kéo sạch cắt tóc xung quanh vết thương.
           - Lấy  chất  bẩn    dị  vật  xung quanh vết thương. Không được chạm vào phần óc đã phòi ra khỏi hộp sọ.
          + Kỹ thuật băng:
          - Dùng  băng  kết  tạo  thành  hình  vành  khăn  rồi úp sao cho khít với mép ngoài vết  thương để bảo vệ não ( Không để óc bị tổn thương thêm )
- Đặt  bông  gạc  lên  vết thương rồi bắt đầu băng từ phía trên tai phải vòng qua  trán phía trên tai trái, phía dưới xương chẩm rồi trở về vị trí ban đầu và băng thêm một vòng nữa như trên.
- Lần  thứ  hai khi vòng đến giữa trán thì gấp băng lại, ngón cái và ngòn trỏ tay  trái  ấn  lấy  rôì  vòng băng qua đỉnh đầu tới xương chẩm, nhờ nạn nhân hoặc người khác giữ giúp hộ.
 - Cứ  thế  băng  từ  trán  xuống gáy rồi lại từ gáy lên trán, vòng băng sau đề lên 1/2 vòng  băng  trước  cho  đến  khi  băng kín cả đầu thì băng thêm hai vòng quanh đầu như bước 1 rồi buộc cố định lại.
          - Đặt đầu nạn nhân vào đệm mềm hoặc dùng chăn, quần áo sạch cuốn lại để cố định rồi chuyển đến cơ sở Y tế để sử lý tiếp hoặc gọi cấp cứu 115.
7. 3. Sơ cứu vết thương ngực hở:
          - Để nạn nhân ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, sát trùng xung quanh vết thương
          - Dùng gạc vô khuẩn nhét vào vết thương, phủ bông gạc lên rồi băng lại.
          - Nếu ngạt thở phải cấp cứu ngạt rồi chuyển đến cơ sở Y tế để sử lý tiếp.
7. 4. Sơ cứu vết th­ương trên mu bàn tay:
- Làm sạch quanh vết thư­ơng bằng các loại thuốc sát trùng, bắt đầu từ trong ra ngoài theo hình xoáy chôn ốc.
- Đặt bông gạc che kín vết th­ương.
- Cuộn 2 vòng băng ở các ngón út, nhẫn, giữa, và ngón trỏ.
- Băng hình số 8 ở mu bàn tay.
- Băng chặt, định vị mối cuối cùng của băng ở cổ tay.
- Chuyển nạn nhân đến cơ sở Y tế gần nhất, hoặc gọi cấp cứu 115.
7. 5. Sơ cứu vết thương bụng bị lòi ruột:
 - Chuẩn bị dụng cụ: Bát sạch. Bông băng gạc…
* Không nên làm:
 - Không tự ý nhét ruột vào trong bụng.
 - Không bôi bất cứ thứ thuốc gì vào ruột.
 - Không tự ý cho ăn  uống gì.
* Nên làm ngay:
- Sát khuẩn quanh vết thương.
- Dùng bát sát khuẩn úp kín lên vết thương.
- Dùng băng cuốn ép chặt bát lên thành bụng.
- Chuyển nạn nhân đến cơ sở Y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu 115.

C.        PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP TẢI THƯƠNG:
  Sau khi săn sóc khẩn cấp nạn nhân, phải tìm phương tiện chuyển nạn nhân đến một trạm cấp cứu hay bệnh viện gần nhất.Khu vực Văn phòng Công ty chuyển đến Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang số 2 Đường Hùng Vương- Mỹ Tho Tiền Giang.
* Phương pháp chuyển thương phải phù hợp với tình trạng của vết thương. Ví dụ: Nạn nhân bị tổn thương cột sống phải được vận chuyển bằng cáng cứng, người có garrot phải được nới garrot trên đường vận chuyển.
*  Phải theo dõi nạn nhân trong quá trình vận chuyển.
*  Ðộng tác phải thật nhẹ nhàng, đồng bộ (nếu nhiều người).
( Các phương pháp tải thương xem Phụ lục 3 đính kèm)
D.        PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN LIÊN LẠC:
-      Điện thoại cấp cứu: 115;
-      Điện thoại taxi: ........
E.         TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN:

  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.