Các vi phạm an toàn lao động thường gặp
Các vi phạm an toàn lao động thường gặp
- Không thử điện
- Không có phiếu công tác
- Không có biên bản khaỏ sát hiện trường
- .....
Click here
Điều 23. Phiếu công tác (Quy trình AT điện)
- Không thử điện
- Không có phiếu công tác
- Không có biên bản khaỏ sát hiện trường
- .....
Click here
1. Phiếu công tác là giấy cho
phép đơn vị công tác làm việc với thiết bị, đường dây. Thời gian hiệu lực của PCT do người cấp
phiếu ghi nhưng không quá 30 ngày. Mẫu PCT quy định tại Mẫu 4, Phụ lục XI của Quy
trình này.
2. Khi làm việc theo PCT:
a) Mỗi PCT chỉ được cấp cho 01
đơn vị công tác cho 01 công việc;
b) Trường hợp cấp 01 PCT cho 01
đơn vị công tác để làm việc lần lượt ở nhiều vị trí trên cùng một đường dây, thì những vị trí cùng làm việc theo 01 PCT này phải được nhân viên
vận hành thực hiện biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc và được người cho
phép chỉ dẫn cho người chỉ huy trực tiếp các vị trí sẽ tiến hành công việc
trước khi đơn vị công tác bắt đầu tiến hành công việc tại vị trí đầu tiên.
3. Cấp PCT phải thực hiện như sau:
a) Theo đúng mẫu, rõ ràng, đủ và đúng theo yêu cầu công
việc; không được để rách nát, nhòe chữ; cấm tẩy xóa.
b) Lập thành 02 bản, do người cấp phiếu ký và giao cho
người cho phép mang đến hiện trường để thực hiện việc cho phép làm việc. Tại
hiện trường, sau khi kiểm tra đủ, đúng các biện pháp an toàn theo yêu cầu công
việc của người cấp phiếu, người cho phép giao 01 bản cho người chỉ huy trực
tiếp và giữ lại 01 bản.
4. Trong khi tiến hành công việc, không được tự ý mở rộng
phạm vi làm việc. Nếu mở rộng phạm vi làm việc thì phải cấp PCT mới.
5. Sau khi hoàn thành công việc, PCT được trả lại người
cấp phiếu để kiểm tra, lưu giữ ít nhất 01 tháng (kể cả những phiếu đã cấp nhưng
không thực hiện). Trường hợp khi tiến hành công việc, nếu để xảy ra sự cố
hoặc tai nạn thì PCT phải được lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động
của đơn vị.
1.
Lệnh công tác là lệnh viết ra giấy hoặc trực tiếp ra lệnh bằng lời nói hoặc qua điện thoại, bộ đàm
để thực hiện công việc ở thiết bị, đường dây.
LCT
phải được viết ra giấy và ghi sổ theo dõi. Trường hợp đặc biệt, theo yêu cầu công việc phải giải quyết cấp bách mà
không thể ra lệnh viết được thì được phép truyền đạt trực tiếp hoặc qua điện
thoại, bộ đàm song phải ghi sổ theo dõi và ghi âm (nếu có điều kiện) theo quy định
tại Điểm b Khoản 2 Điều 32
Quy trình này.
2.
Các đơn vị phải có
quy định cụ thể về những công việc được thực hiện theo LCT quy định ở Khoản 1
Điều này để thống nhất áp dụng trong đơn vị.
4. Sau khi hoàn thành công việc,
LCT phải được lưu giữ ít nhất 01 tháng (kể cả những lệnh đã ban hành nhưng
không thực hiện). Trường hợp khi tiến hành công việc, nếu xảy ra sự cố
hoặc tai nạn thì LCT phải được lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động
của đơn vị.
1. Các công việc khi tiến hành trên thiết bị, đường
dây, ở gần hoặc liên quan đến thiết bị, đường dây đang mang điện, thực hiện các
biện pháp kỹ thuật chuẩn bị vị trí làm việc phải thực hiện theo PCT bao gồm:
a)
Làm việc cắt điện hoàn toàn;
b)
Làm việc có điện;
c)
Làm việc ở gần phần có điện;
2. Các
công việc thực hiện theo LCT bao gồm:
a)
Làm việc ở xa nơi có điện;
b)
Xử lý sự cố thiết
bị, đường dây do nhân viên vận hành thực
hiện trong ca trực, hoặc những người khác thực hiện dưới sự giám sát của nhân
viên vận hành;
c)
Làm việc ở thiết bị, đường dây điện hạ áp trong một số trường hợp do cấp có
thẩm quyền của đơn vị quản lý thiết bị, đường dây quyết định. (Làm việc ở thiết bị, đường dây điện hạ áp trong một số trường hợp như: cắt aptomat đầu cột, aptomat điện
kế, sửa chữa nhánh dây cấp điện khách hàng,...).
d)
Công việc không cần phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật chuẩn bị vị trí
làm việc.