Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

Bài kiểm tra an toàn - Dành cho công nhân điện



BÀI KIỂM TRA AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
(Điểm đạt từ 6/10 điểm. Trắc nghiệm 1 điểm/câu)
Ngày kiểm tra: ………………………………
Họ và tên: ……………………………...........
Bậc thợ: ……….. – Bậc AT: ………………..
Đơn vị: ………………………………………………….
CÂU HỎI
1./ Dòng điện xoay chiều điện áp từ bao nhiêu V sẽ ảnh hưởng đến sinh mạng con người? (Theo Quy trìnhATĐ)
bai kiem tra, cong nhan diena./ Từ 32 V trở lên
b./ Từ 42V trở lên.
c./ Từ 52 V trở lên
d./ Từ 110 V trở lên

2./ Khi đứng trong vùng có xuất hiện điện áp bước, Bạn đi ra khỏi khu vực đó bằng cách nào?
a./ Chụm chân lại nhảy ra xa
b./ Nhảy cò cò ra ngoài
c./ a và b đều đúng.
d./ a và b đều sai

3./ Biện pháp an toàn tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện?
a./ Cắt điện hoặc dùng cây khô tách dây điện
b./ Gạt người ra khỏi thiết bị điện
c./ Nắm áo quần kéo nạn nhân ra
d./ Tất cả các câu trên đều đúng.

4./ Khi nào áp dụng phương pháp hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực, nạn nhân bị điện giật?
a./ Khi ngừng thở
b./ Tim ngừng đập
c./ Khi nạn nhân hôn mê không biết gì
d./ Câu a và b đều đúng.

5./ Khoảng cách “Hành lang an toàn lưới điện cao áp” theo chiều RỘNG đối với đường dây 22kV (theo quy định) là bao nhiêu mét?
a./ Đối với dây bọc là 0,5m; dây trần là 1,5m
b./ Đối với dây bọc là 1,0m; dây trần là 2,0m.
c./ Đối với dây bọc là 1,5m; dây trần là 2,5m
d./ Đối với dây bọc là 2,0m; dây trần là 3,0m

6./ Tự luận:
6.1./ Khi làm việc trên trụ điện hoặc gần thiết bị, đường dây hạ áp mang điện, phải làm thế nào để AT phòng tránh điện giật và ngã cao?
6.2./ Hãy đề ra biện pháp chống ngã cao gồm a/ làm việc trên cao trên mái nhà; b/ trên trụ điện; c/ trên cây phát hoang và trên thang?

  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.