Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

an-toan-dien Giao trinh huan luyen nguoi lao dong - Danh cho Cong ty xay lap dien

an-toan-dien Giao trinh


Giáo trình an toàn điện
KS HTĐ - Nguyễn Hoàng Lực


Bài giảng
-       Nguyên tắc cơ bản làm việc trên lưới điện.
-       Một số loại hình công việc thường gặp.
-       Biện pháp an toàn làm việc trên cao.
(Tài liệu tham khảo quy trình an toàn điện của EVN)
----------------------------------------------------------------------------
I./ Nguyên tắc cơ bản cho công nhân:
1./ Đối với bản thân:
          a./ Trang bị cho cá nhân:
                     - Trang bị đầy đủ BHLĐ, giầy BH, dây an toàn, bút điện.
- Trang cụ cá nhân gồm Ty leo, kiềm cách điện, mỏ lếch, kiềm bấm, tuavit.
          b./ Tinh thần tâm lý, sức khỏe:
          - Sức khỏe tốt.
          - Tinh thần tâm lý thoải mái.

2./ Biện pháp an toàn làm việc trên cao.
          - Kiểm tra dây an toàn: độ bền, móc khóa… Ty leo đúng kích cở sử dụng… đủ độ tì vào lỗ trụ.
          - Kiểm tra móng cột, mái nhà trên cao khi làm việc.
          - Đề ra biện pháp an toàn và chuẩn bị an toàn khi làm việc tại vị trí trên cao.
          - Xác định vị đứng trên cao làm việc hiệu quả nhất; lưu ý bàn tay thuận tại vi trí làm việc.
          - Phải dùng bút điện thử tất cả vật kiêm loại quá trình leo và dây bưu điện thông tin.
          - Sử dùng dây an toàn phụ vượt chướng ngại vật.
          - Phải có 1 dây quàng vào trụ quá trình làm việc hoặc leo trụ.
                    
3./ Công tác giám sát an toàn và làm việc phối hợp:
          - Người giám sát nhắc nhở quá trình leo trụ và khi làm việc.
          - Phối hợp chuyển dụng cụ vật tư lên cao hoặc phối hợp kéo dây và giám sát đường giao thông, người đứng bên dưới.

4./ Tiếp đất trước khi làm việc:
          Tuân thử nguyên tắc an toàn làm việc trên lưới điện gồm:
“ -Cắt điện, - thử điện, -tiếp đất, -treo biển báo, rào chắn”
                     Lưu ý:
-       Khi làm việc trên ĐZ, thiết bị điện phải chắc chắn an toàn hoặc nhìn thấy đã tiếp đất thiết bị.
-       Kiểm tra điện áp lần 2 khi làm việc.

II./ Biện pháp kỹ thuật leo trụ:
          Leo trụ phải có dây quành phụ hoặc bộ chống ngã cao, phòng ngừa bị té ngã. Quá trình leo trụ phải kiểm tra Điện tất cả các vật kim loại và dây tạp trên trụ điện.
II-1./ Leo trụ beton ly tâm bằng 2 ty leo và sử dụng dây an toàn có dây quàng phụ khi vượt qua chướng ngại vật.
Các động tác thực hiện:
1./ Kiểm tra và chuẩn bị:
-       Kiểm tra trang cụ cá nhân và BHLĐ đầy đủ
-       Tay cài cúc. Nón cài quai.
-       Kiểm tra: trụ và móng trụ phải được quan sát trước khi leo, phải đảm bảo chắc chắn trụ không bị ngã đỗ, gãy khi có người leo lên, nếu thử điện trên trụ.
-       Kiểm tra đai an toàn và dây quàng trụ: mang đai an toàn vào người sau đó đứng dưới chân trụ quàng dây quàng trụ vào trụ đặt hai chân sát vào chân trụ ngã người ra sau 3 lần. Kiểm tra lại đai an toàn và dây quàng trụ không có dấu hiệu hư hỏng.
2./ Các động tác leo trụ thực hiện: Leo trụ bằng 2 ty leo, ty thứ 3 dự phòng và để máng giữ dây quàng khi đứng trên hai ty leo.
-       Cắm 2 ty leo vào các lỗ trụ, một cách chắn chắn (sâu khoảng 3cm), 1 ty bên trái 1 ty bên phải theo hình zíc zắc. Ty thấp nhất nằm bên trái.
-       Bước chân trái lên ty leo bên trái. Hai tay ôm trụ.
-       Tiếp tục bước chân phải lên ty leo bên phải. Hai tay ôm trụ.
-       Một tay ôm trụ,  một tay quàng dây quàng trụ vào thân trụ. Dây quàng phụ máng trên vai.
-       Tiếp theo lần lượt thực hiện các bước thuận và nghịch như sau: 
+       Bước trái: Chân phải đứng chắc chắn trên ty leo, 2 tay ôm trụ. Chân trái tì thẳng dọc theo thân trụ, chân phải chùng gối, tay trái chồm xuống lấy ty leo bên trái. Sau đó, đứng thẳng tay trái cắm ty leo vào lỗ trụ bên trái.
+       Bước phải:  Chân trái đứng chắc chắn trên ty leo, 2 tay ôm trụ. Chân phải tì thẳng dọc theo thân trụ, chân trái chùng gối, tay phải chồm xuống lấy ty leo bên phải. Sau đó, đứng thẳng, tay phải cắm ty leo vào lỗ trụ bên phải.
* Khi leo xuống làm động tác ngược lại. Ty leo thứ 3 dự phòng và làm vị trí máng dây AT khi làm việc.
3./ Động tác vượt chướng ngại vật:
-       Cắm hai ty leo ngang bằng nhau, ở vị trí sao cho chướng ngại vật nằm ngang vào khoảng giữa rốn và ngực.
-       Hai chân đứng trên hai ty leo ngang bằng nhau.
-       Quàng dây quàng trụ thứ hai vào phần trụ phía trên chướng ngại vật.
-       Mở dây quàng thứ nhất ra quàng lên vai.
-       Tiếp tục thực hiện động tác leo trụ.
·      Khi leo xuống thì thực hiện tương tự.
II-2./ Điều 48 (QTATĐ). Những quy định về làm việc trên cao
1. Những trường hợp không được phép làm việc trên cao:
a) Người chưa được cơ quan y tế kết luận đủ sức khỏe làm việc trên cao, đang ốm đau hoặc đã sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn trước khi làm việc;
b) Khi có gió tới cấp 6 (39-49 km/h) hay trời mưa to nặng hạt hoặc có giông sét, trừ những trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền yêu cầu.
2. Khi đang làm việc trên cao, cấm các hành vi sau:

a) Sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, nói chuyện, đùa nghịch, sử dụng điện thoại;
b) Đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc từ trên cao xuống bằng cách tung, ném, mang vác dụng cụ, vật liệu nặng lên cao cùng với người;
c) Cho vào túi quần, áo các dụng cụ, vật liệu để đề phòng rơi xuống đầu người khác.
3. Khi làm việc trên cao phải thực hiện như sau:
a) Để dụng cụ làm việc vào chỗ chắc chắn hoặc làm móc treo vào cột, sao cho khi va đập mạnh không rơi xuống đất;
b) Khi đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc hạ xuống phải dùng dây trực tiếp hoặc qua puly để kéo lên, hạ xuống, người ở dưới phải giữ một đầu dây và không đứng gần sát vị trí làm việc tính theo phương thẳng đứng;
c) Chỉ được mang theo người những dụng cụ nhẹ như kìm, tuốc-nơ-vít, cờ-lê, mỏ-lết, búa con v.v, nhưng phải đựng trong bao chuyên dùng.
4. Khi trèo lên cột bê tông hoặc mái nhà:
a) Trèo lên cột bê-tông ly tâm không có bậc trèo phải dùng thang một dóng, hai dóng, guốc trèo, ty leo chuyên dùng. Khi trèo lên cột, lên thang phải trèo từ từ, chắc chắn, tập trung tư tưởng; cấm vừa trèo vừa nói chuyện, sử dụng điện thoại, nhìn đi chỗ khác. Khi dùng thang một dóng, hai dóng, guốc trèo chuyên dùng hoặc ty leo phải có quy trình sử dụng riêng cho các loại phương tiện này. Cấm trèo cột bằng đường “dây néo cột”;
b) Cột đổ móng bê-tông trực tiếp dựng xong khi bê tông chưa đủ thời gian liên kết theo quy định về xây dựng thì không được trèo lên bắt xà, sứ;
c) Cột đổ móng bê-tông trực tiếp, sau khi bê tông đủ thời gian liên kết theo quy định về xây dựng mới được trèo lên để tháo dây chằng, khi trèo phải sử dụng dây đeo an toàn;
d) Làm việc trên những mái nhà trơn, dốc phải có biện pháp an toàn để tránh trượt ngã. Người phụ trách, cán bộ kỹ thuật phải có trách nhiệm theo dõi, nhắc nhở.

Xem phan 2  -   Phan 3
  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.