BÚT THỬ ĐIỆN CAO ÁP
QUI
ĐỊNH SỬ DỤNG, BẢO QUẢN, THỬ NGHIỆM, DỤNG
CỤ
Tên dụng
cụ: BÚT THỬ ĐIỆN CAO ÁP
I. TỔNG
QUÁT:
a. Tên dụng
cụ
: Bút thử điện cao áp.
b. Công dụng : Bút
thử điện dùng để kiểm tra xác định còn hoặc không còn điện điện áp trên đường
dây trung – hạ áp. Chủ yếu là đường dây
trung áp
c.
Thông số kỹ thuật :
-
Hiệu TIC – Model TIC 300PRO
-
Nguồn:
pin 9VDC
-
Tầm xác định điện áp:
§ Low: 30
đến 1.500 VAC
§ Hight:
1500 đến 122.000VAC
-
Kích thước: 345 x 75 x 47 mm
-
Trọng lượng: 243 g
d.
Mô
tả : Bút
thử điện cao áp. Hiệu TIC – Model TIC 300PRO có khả năng:
- Phát hiện
dòng xoay chiều không cần chạm vào dây dẫn;
- Phát hiện
vị trí dây dẫn bị đứt trong dây dẫn có bọc cách điện;
- Phát
tín hiệu nghe, thấy được;
- Có hai
thang cao (HIGHT) và hạ (LOW);
- Lắp được
vào sào cách điện.
1. Cảm
biến điện áp;
2. Nút
ON/OFF;
3. Nút
kiểm tra (TEST);
4. Công
tắc HIGHT (cao áp): phát hiện dòng điện 1500 đến 122.000VAC;
5. Đèn
LED đỏ báo chế độ HIGHT (cao áp);
6. Công
tắc LOW (hạ áp): phát hiện dòng điện 30 đến 1500 VAC;
7. Đèn
LED đỏ báo chế độ LOW (trung áp);
8. Hộp
đựng pin;
9. Vòng
lắp vào sào cách điện;
10. Đèn
LED màu xanh dương báo bút có đủ nguồn điện.
II.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:
1. Kiểm
tra trước khi sử dụng :
- Kiểm
tra bên ngoài: không có dấu hiệu hư hỏng;
- Kiểm
tra nguồn pin: Nhấn nút ON/OFF (2). Các đèn LED xanh (10) sáng nhấp nháy, bút phát tiếng bíp 2 lần/giây. Bút ở chế độ cao
áp (HIGH) Đèn LED cao áp (5) màu đỏ sáng.
- Kiểm
tra tính năng phát hiện dòng điện: Nhấn nút TEST (3): Các đèn LED xanh (10) ngưng
nhấp nháy. Bút ngưng phát tiếng bíp. Đèn LED đỏ cao áp (5) vẫn sáng.
2. Trình tự
thực hiện kiểm tra:
a.
Kiểm tra không còn điện hạ áp:
-
Nhấn nút ON/OFF (2);
- Bút sẵn
sàng hoạt động, phát tiếng bíp 2 lần/giây đèn LED xanh loé sáng nhịp tiếng bíp.
- Nhấn
nút hạ áp LOW (6). Đèn LED đỏ hạ áp (7) sáng. Bút sẵn sàng phát hiện dòng điện
hạ áp.
- Đưa đầu
cảm biến (1) đến gần vị trí cần kiểm tra (nhưng không chạm vào):
· Nếu đèn
LED xanh nhấp nháy theo nhịp nhanh hơn 2 lần/giây và tiếng bíp phát ra to hơn
và nhanh hơn theo nhịp nhấp nháy của đèn. Nếu đưa đầu cảm biến quá gần đèn ngưng
nhấp nháy, tiếng bíp tắt. Đường dây có
điện.
· Nếu đèn
LED xanh loé sáng nhịp tiếng bíp nhấp nháy vẫn theo nhịp 2 lần/giây. Nếu đưa đầu
cảm biến tiến đến và chạm vào dây dẫn, đèn và tiếng bíp không thay đổi. Đường dây không có điện.
b.
Kiểm tra không còn điện cao áp:
-
Lắp bút vào sào;
-
Nhấn nút ON/OFF (2);
- Bút sẵn
sàng hoạt động, phát tiếng bíp 2 lần/giây đèn LED xanh loé sáng nhịp tiếng bíp.
- Nhấn
nút hạ áp HIGH (4); bút sẵn sàng phát hiện dòng điện cao áp.
- Đưa đầu
cảm biến (1) đến gần vị trí cần kiểm tra (nhưng không chạm vào):
· Nếu đèn
LED xanh nhấp nháy theo nhịp nhanh hơn 2 lần/giây và tiếng bíp phát ra to hơn
và nhanh hơn theo nhịp nhấp nháy của đèn. Nếu đưa đầu cảm biến quá gần đèn tiếp
tục nhấp nháy nhưng tiếng bíp sẽ tắt. Có
điện cao áp (từ 1.500 V trở lên).
· Nếu đèn
LED xanh loé sáng nhịp tiếng bíp nhấp nháy vẫn theo nhịp 2 lần/giây. Nếu đưa đầu
cảm biến tiến đến và chạm vào dây dẫn, đèn và tiếng bíp không thay đổi. Không có điện cao áp (từ 1.500 V trở lên).
-
Nếu đường dây không có điện cao áp cần kiểm
tra thêm đường dây có điện hạ áp không bằng cách thực hiện như mục a trên.
Chú
ý: Chỉ được xem là không có điện khi đã kiểm tra không có điện hạ áp
III.
HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN:
Sau mỗi lần sử dụng bút thử điện cao áp phải thực hiện
các bước sau đây:
§ Kiểm tra bút đã tắt nguồn chưa. Nếu chưa nhấn nút
ON/OFF;
§ Lau chùi sạch sẽ các vết bẩn dính trên bút trong khi
sử dụng.
- Nếu không sử dụng thường xuyên (cách hơn 7 ngày) phải
tháo pin khỏi bút;
-
Cất giữ bút ở
nơi khô ráo, tránh những nơi có nhiệt độ cao, chấn động mạnh, hoặc ảnh hưởng của
hoá chất ăn mòn sẽ làm hư bút.
IV.
HƯỚNG DẪN THỬ NGHIỆM:
Bút thử điện trước khi đưa vào sử dụng phải
được phải được Phân xưởng cơ điện thử nghiệm đạt yêu cầu sử dụng.
Ngoài ra 6 tháng 1 lần đơn vị sử dụng phải
đưa về Phân xưởng Cơ điện để kiểm tra thử nghiệm bằng cách thử với điện áp xoay chiều bằng 20KV trong vòng 1
phút. Sau mỗi lần thử nghiệm đều phải lập biên bản thử nghiệm và dán tem
thử nghiệm ( theo mẫu trong Phụ lục 3 và
mẫu Biên bản thí nghiệm dụng cụ an toàn trong Quy định Quản lý dụng cụ an
toàn, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động ban hành kèm
theo Quyết định số 699/QĐ-EVN SPC ngày 06/4/2012 của Tổng Công ty Điện lực Miền
Nam. )
V. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN QUI ĐỊNH:
1.
Các đơn
vị được trang bị bút thử điện cao áp:
-
Tổ chức phổ biến quy định này đến tất cả
các công nhân trực tiếp quản lý, sử dụng bút thử điện trung áp.
-
Gán mã hiệu cho từng bút thử điện cao áp: BD3[YY] [XXX].
Trong
đó :
§ YY là ký hiệu đơn vị qui định theo văn bản
số 1209/PCTG-KTAT ngày 11/05/2012 V/v Triển khai thực hiện qui định quản lý dụng
cụ an toàn, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ và thống nhất chữ viết tắt
trong mã hiệu dụng cụ.
§ XXX là số thứ tự của bút thử điện cao áp trong
đơn vị .
-
Phân công cụ thể cho đơn vị (cá nhân) trực
thuộc có trách nhiệm quản lý, theo dõi đôn đốc người sử dụng thực hiện đúng quy
định này.
2.
Cán bộ,
công nhân trong đơn vị được trang bị bút
thử điện trung áp:
-
Có trách nhiệm học tập quy định này.
-
Khi được phân công quản lý sử dụng phải thực
hiện đúng những điều trong qui định này khi sử dụng, bảo quản và thử nghiệm bút thử điện trung áp.