Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

Video - Đánh giá rủi ro - Tai nạn lao động


Video - Nguyen Hong Diep - 2016
------------------------------------------------------------------------------------------------

    Nhận diện mối nguy & Đánh giá rủi ro (Theo CPC TCT ĐL Miền Trung)

Theo tiêu chuẩn ISO 45001-2016
Phần I: Nhận diện mối nguy.

Phần II: Đánh giá rủi ro.

Mọi công việc đều tiềm ẩn những rủi ro trong đó. Muốn công việc tiến hành một cách hiệu quả và an toàn, phải đánh giá rủi ro cho chính công việc đó.

Đánh giá rủi ro là quá trình tìm hiểu những rủi ro có thể và sẽ liên quan tới công việc chuẩn bị thực hiện, phải chỉ ra cụ thể những rủi ro có thể gặp; xây dựng những biện pháp kiểm soát để thực thi công việc một cách hiệu quả nhất, an toàn nhất, nhằm tránh gây tai nạn cho con người, hư hại tài sản, thiết bị và tổn hại môi trường.

1. Phân loại rủi ro

Dựa vào các rủi ro, chúng ta phân tích, đo lường (xác định) và xếp loại thành 3 hạng như sau:

- Rủi ro mức cao

- Rủi ro mức trung bình

- Rủi ro mức thấp

2. Thời điểm đánh giá rủi ro

Trước khi làm việc đều có thể tiến hành đánh giá rủi ro cho hành động, công việc chuẩn bị tiến hành.

   Ví dụ, chúng ta chuẩn bị làm việc có thể xảy ra:

- Trời sẽ mưa hoặc có giông lốc xoáy hoặc tới nơi làm việc trơn trợt
Hoặc có nhiều Ong, côn trùng.
- Có vật gì vướng trong quá trình di chuyển hay không?…

3. Người đánh giá rủi ro

   Người tham gia quá trình đánh giá rủi ro phải nắm được nguyên tắc và trình tự đánh giá.
   Người tham gia đánh giá rủi ro phải có kinh nghiệm trong công việc mà mình sẽ tham gia đánh giá.
   Một bảng đánh giá rủi ro không thể hoàn hảo khi được chuẩn bị bằng 01 hoặc 02 người. Ít nhất nên có từ 03 đến 05 thành viên tham gia vào nhóm đánh giá rủi ro. Nhóm này cần có các kiến thức về tổ chức công việc, cơ khí, điện, hóa chất, y tế…

4. Các bước đánh giá rủi ro
    Chia công việc thành từng bước tiến hành.

   Phải chia nhỏ công việc sẽ tiến hành thành những bước thực hiện nhỏ hơn, theo trình tự trước sau.
   Các bước chia không nên quá chi tiết mà bỏ qua những bước chính, những bước cần thiết hoặc các hành động phát sinh.
   Các bước tiến hành thực sự rành rọt và liên quan cụ thể trực tiếp tới từng diễn biến cũng như mức độ nguy hiểm đang, sẽ và có thể xảy ra khi tiến hành công việc.

   Nhận diện những mối nguy hiểm, xác định mức độ rủi ro

+ Mối nguy: Bất cứ cái gì, điều gì có thể gây thương tích cho con người, làm hư hỏng tài sản và hủy hoại môi trường đều là mối nguy hiểm. Các mối nguy hiểm có thể hiện hữu hoặc không hiện hữu. Thông thường các vật dụng, đồ dùng, dụng cụ, máy móc..vv chúng đều là những mối nguy hiểm.

+  Phân loại mối nguy: Để tiện phân tích, người ta chia mối nguy thành ba loại:
     1./ mối nguy vật chất (Vật tư, thiết bị hõm hốc, lưới điện không chuẩn)
     2./ mối nguy đạo đức (sự không trung thực)
     3./ và mối nguy tinh thần (bất cẩn, thiếu thận trọng)






  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.