Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

Phần Hùng biện - Hoi thi CBAT - Hoi thi can bo an toan gioi 2018

Hoi thi cbat - Hoi thi can bo an toan gioi 2018


BỘ ĐỀ THI HÙNG BIỆN – CÁN BỘ AN TOÀN
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM
Câu 1: Hiện nay tình hình TNLĐ trong ngành điện ngày một tăng về số vụ và số người chết. Là KSAT/CBAT anh chị phải làm gì để ngăn ngừa TNLĐ cho người công nhân trong đơn vị mình khi làm việc trực tiếp trên lưới điện?
      Trả lời:
Là KSAT/CBAT để ngăn người tai nạn lao động cho người công nhân khi công tác trên lưới điện như sau:
1. Thường xuyên nhắc nhở người công nhân luôn chấp hành nghiêm túc các quy trình, quy định về an toàn khi làm việc trên lưới điện.
2. Tăng cường công tác kiểm tra hiện trường của nhóm công tác nhằm phát hiện sớm các thiếu sót, sai phạm để thực hiện khắc phục.
3. Thường xuyên tham dự các buổi sinh hoạt an toàn hàng ngày để nắm được các yêu cầu cấp bách của nhân viên đơn vị công tác.
4. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng và bảo quản các dụng cụ an toàn đo lường thi công của nhân viên đơn vị công tác.
5. Nhắc nhở CBCNV phải tuân thủ 04 điều cơ bản về ATLĐ khi làm việc trên lưới điện.

Câu 2: Hiện nay sự cố cháy nổ xảy ra do điện chiếm tỷ lệ lớn trong các nguyên nhân gây cháy nổ, là KSAT/CBAT anh (chị) cần làm gì để người dân biết và ngăn ngừa?
      Trả lời:  
1. Thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền thông để người dân biết được các biện pháp phòng tránh sự cố cháy nổ liên quan đến điện như sau:
          - Dùng cầu dao tự động (MCB) có chất lượng cho việc bảo vệ hệ thống điện của nhà bạn.
          - Nên dùng ống luồn có khả năng chống cháy cao để luồn dây điện, hạn chế tối đa nhiều mối nối. Khi có yêu cầu nối dây điện nên dùng băng keo chuyên dụng quấn chặt lại và đúng kỹ thuật.
          - Các thiết bị gia dụng như bếp điện, bàn ủi, nên sử dụng cẩn thận và không nên dời thiết bị trong tình trạng vẫn còn hoạt động.
          - Tắt cầu dao tổng hoặc công tắc điện khi ra khỏi phòng hoặc ra khỏi nhà.
          - Sử dụng công suất của thiết bị điện phù hợp với dòng điện tối đa cho phép của dây dẫn điện.
          - Khi sử dụng quạt làm mát, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo quạt được quay nhẹ nhàng tránh trường hợp quạt quay nặng nề sẽ nóng lên và gây cháy. Chú ý sử dụng quạt gần màn (mùng) che muỗi, tránh trường hợp màn sẽ quấn vào quạt gây ra nguy cơ cháy và nguy hiểm cho người sử dụng.
          - Khi ổ cắm không chặt với phích cắm sẽ phát sinh tia lửa điện khi sử dụng, cần khắc phục tình trạng này trước khi sử dụng.
          - Nếu các thiết bị sử dụng điện cầm tay như máy mài, máy cắt… thường phát sinh tia lửa trong khi chúng ta thao tác cắt và mài, nên tránh xa các vật liệu dễ bắt lửa như xốp, giấy, xăng, dầu…

Câu 3: Khi phát hiện xảy ra cháy do chập điện trong gia đình mà ngọn lửa đang bắt đầu lan sang các vật dụng khác. Anh/chị xử lý như thế nào ?
      Trả lời:
          - Khi phát hiện ra cháy nhanh chóng hô hoán cho mọi người trong nhà biết về vụ cháy.
          - Nhanh chóng cúp cầu giao tổng, ngắt điện truyền tải cho ngôi nhà (nếu có thể)
          - Cùng với mọi người trong nhà sử dụng các vật dụng để chữa cháy (sử dụng bình chữa cháy để dập tắt đám cháy, không nên sử dụng dùng nước để dập vì nước dẫn điện rất nguy hiểm có thể gây ra những tình huống xấu hơn), chỉ dùng nước để dập tắt đám cháy khi chắc chắn điện cấp cho căn nhà đã ngắt hoàn toàn và đi dày, ủng cách điện.
- Gọi điện thoại cho lực lượng PCCC qua số 114 và công ty điện lực quản lý.
      - Cử người đón lực lương chữa cháy và tham gia hỗ trợ công tác tổ chức chữa cháy khi có yêu cầu.

Câu 4: Anh (chị) hãy trình bày 5 bước của Quy trình thực hiện phương pháp cấp cứu nạn nhân bị ngừng tim phổi (DRCAB).
      Trả lời:
Bước 1: D (Danger) - nhanh chóng loại trừ những yếu tố nguy hiểm còn đang ảnh hưởng đến tính mạng của người bị nạn và những người xung quanh.
Bước 2: R (Response) - kiểm tra, đánh giá nhanh tình trạng sống của nạn nhân về não, hô hấp, tim, nhanh chóng đưa nạn nhân đến vị trí thuận lợi để tiến hành hồi sinh tổng hợp ngay và kêu gọi sự hỗ trợ của người khác.
Bước 3: C (Circulation) - lập tức tiến hành ấn tim ngoài lồng ngực 30 lần, tần số ấn tim từ 100 - 120 lần/phút và ấn sâu từ 5 - 6 cm. 
Bước 4: A (Airway) - kiểm soát và làm thông đường thở cho nạn nhân. 
Bước 5: B (Breathing) - sau khi thực hiện bước 4, người cấp cứu tiến hành hô hấp nhân tạo theo phương pháp miệng - miệng 2 lần liên tục, mỗi lần quá 1 - 1,5 giây.

Câu 5: Anh (chị) hãy nêu các bước tiến hành băng bó vết thương
      Trả lời:
- Dùng thuốc sát trùng, sát trùng xung quanh vết thương đi từ trong ra ngoài theo hình xoắn ốc. Nếu các chi bị thương thì nên nâng cao các đầu chi để đỡ chảy máu.
- Đặt gạc bông che kín vết thương
- Quấn băng trên bông gạc (không quấn quá chặt)
- Nếu băng ép để cầm máu thì phải quấn chặt đến khi ngưng chảy máu.
- Chuyển nặng nhân đến cơ sở y tế gần nhất

Câu 6: Khi kiểm tra hiện trường phát hiện công nhân A không sử dụng dây quàng an toàn phụ khi vượt chướng ngại vật. Anh/chị xử lý ra sao ?
      Trả lời:
- Đề nghị Người CHTT yêu cầu công nhân A trong nhóm công tác thực hiện ngay việc sử dụng dây quàng an toàn phụ vào trụ điện hoặc vị trí chắc chắn nơi sẽ vượt qua chướng ngại vật trước khi tháo dây quàng an toàn chính.
- Đề nghị Người CHTT thực hiện nghiêm túc và giám sát chặt chẽ các nhân viên trong nhóm công tác để kịp thời ngăn chặn các vi phạm đã quy định khi làm việc trên lưới điện, khi vượt qua chướng ngại vật.
- Đề nghị công nhân A trả lời 4 điều cơ bản về AT-VSLĐ khi công tác trên lưới điện do EVN SPC ban hành và điều 50 Quy định về sử dụng dây đeo an toàn trong Quy trình An toàn điện của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam ban hành theo quyết định số: 1157/QĐ-EVN ngày 19/12/2014.
- Người kiểm tra lập biên bản kiểm tra an toàn lao động tại hiện trường làm việc đúng theo quy định.
- Sinh hoạt an toàn ngày hôm sau, KSAT/CBAT nêu vi phạm an toàn của công nhân A cho các nhóm công tác tham gia sinh hoạt rút kinh nghiệm, đóng góp ý kiến và cam kết không tái diễn.
- Sinh hoạt an toàn tuần, tháng. KSAT/CBAT nêu lại vi phạm an toàn của công nhân A cho các nhóm công tác tham gia sinh hoạt rút kinh nghiệm, đóng góp ý kiến, đánh giá mức độ vi phạm và công khai hình thức xử lý theo quy định hiện hành.

Câu 7: Khi kiểm tra hiện trường phát hiện nhóm công tác thực hiện tiếp đất có điểm tiếp xúc không đạt yêu cầu tại vị trí phải tiếp đất. Anh/chị xử lý ra sao?
      Trả lời:
·- Đề nghị Người CHTT ngưng ngay công tác, tiến hành thực hiện lại việc tiếp đất công tác đảm bảo sao cho từng vị trí tiếp đất phải được siết chặt vào nơi cần tiếp đất và kiểm tra điểm tiếp xúc không bị xê dịch khi có lực tác động, rồi mới tiếp tục tiến hành công việc.
·- Đề nghị Người CHTT tập hợp các thành viên trong nhóm công tác sinh hoạt an toàn đột xuất tại hiện trường. Yêu cầu nhân viên và người giám sát an toàn việc thực hiện tiếp đất có tiếp xúc không đạt yêu cầu trình bày sự việc và thực hiện trả lời nội dung được quy định tại mục 4 các điều 12; 13; 14 và 15 Quy định về tiếp đất công tác trong Quy trình An toàn điện của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam ban hành theo quyết định số: 1157/QĐ-EVN ngày 19/12/2014.
·- Hướng dẫn cho 2 nhân viên thực hiện tiếp đất nắm vững và hiểu rỏ mối nguy hiểm khi thực hiện tiếp đất công tác không đạt yêu cầu tiếp xúc.
- Người kiểm tra lập biên bản kiểm tra an toàn lao động tại hiện trường làm việc đúng theo quy định.
- Sinh hoạt an toàn ngày hôm sau, KSAT/CBAT nêu vi phạm an toàn của nhóm công tác bị lập biên bản ngày hôm qua cho các nhóm công tác tham gia sinh hoạt rút kinh nghiệm, đóng góp ý kiến và cam kết không tái diễn.
- Sinh hoạt an toàn tuần, tháng. KSAT/CBAT nêu lại vi phạm an toàn của công nhân A cho các nhóm công tác tham gia sinh hoạt rút kinh nghiệm, đóng góp ý kiến, đánh giá mức độ vi phạm và công khai hình thức xử lý theo quy định hiện hành.

Câu 8: Khi kiểm tra công tác quản lý ATVSLĐ phát hiện thiếu chữ ký tên của công nhân B tại mục 3 “Danh sách nhân viên đơn vị công tác và thay đổi người (nếu có)” của Phiếu công tác. Anh/chị xử lý ra sao?
Trả lời:
- Người kiểm tra lập biên bản kiểm tra công tác quản lý An toàn - Vệ sinh lao động tại nơi lưu trữ hồ sơ đúng theo quy định.
- Trong buổi Sinh hoạt an toàn ngày hôm sau, yêu cầu KSAT/CBAT nêu vi phạm an toàn của nhóm công tác có công nhân B thiếu chữ ký tên tại mục 3 của Phiếu công tác được kiểm tra cho các nhóm công tác tham gia sinh hoạt rút kinh nghiệm, đóng góp ý kiến và cam kết không tái diễn.
- Sinh hoạt an toàn tuần, tháng. KSAT/CBAT nêu lại vi phạm an toàn của công nhân B, Người CHTT, TBVH trong ca trực khóa phiếu của Phiếu công tác cho các nhóm công tác tham gia sinh hoạt rút kinh nghiệm, đóng góp ý kiến, đánh giá mức độ vi phạm và công khai hình thức xử lý theo quy định hiện hành.

Câu 9: Anh/chị đang tham gia quá trình chữa cháy tại nơi làm việc thì bị bắt lửa vào quần áo. Anh/chị xử lý như thế nào? Tại sao? Anh chị có nên nhảy vào hồ bơi, bể chứa hay thùng nước (nếu có) gần đó không?
Trả lời:
- Bình tĩnh, không hoảng sợ, dừng chạy ngay lập tức
- Hãy nằm nhanh xuống sàn nhà hoặc áp mình vào tường phía trước hoặc sau, không lấy tay dập lửa
- Một tay che miệng, một tay che mắt, mũi có thể và lăn qua, lăn lại hoặc cuộn tròn cho tới khi tắt lửa
 Lý do: Không được chạy vì gió có thể làm lửa cháy bùng thêm.
Không được nhảy ngay vào hồ bơi, bể chứa hay thùng nước nếu không chắc chắn đó là nơi an toàn vì nước có thể bị nấu sôi do lửa tác động.

Câu 10: Trường hợp khi chữa cháy anh/chị phát hiện ra nạn nhân bị ngừng thở, anh/chị đưa được nạn nhân ra ngoài thì anh/chị sơ cứu người ngừng thở như thế nào?
Trả lời:
- Nếu nạn nhân ngừng thở nhưng mạch còn đập, tiến hành hô hấp nhân tạo sau đó kêu gọi sự hỗ trợ giúp đỡ và tiếp tục hô hấp cho đến khi nạn nhân bắt đầu tự thở được hoặc đến khi có người đến giúp đỡ.
- Nếu nạn nhân ngừng thở và mạch cũng ngừng đập phải tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực (Người cứu cần thực hiện 1 chu kỳ: 2 lần thổi ngạt sau đó ép tim 30 lần. Dừng lại để kiểm tra tim, phổi nạn nhân. Nếu nạn nhân tự thở được thì dừng thổi ngạt, tim mạch hoạt động lại thì dừng ép tim. Nếu chưa phục hồi thì vẫn cấp cứu theo chu kỳ trên cho đến khi nạn nhân phực hồi hoặc nhân viên y tế đến).

Câu 11: Anh/ chị cùng một số đồng nghiệp đang tham gia quá trình chữa cháy tại nơi làm việc thì thấy một số người xung quanh bị bắt lửa vào người và bị bỏng. Anh/chị xử lý như thế nào?
Trả lời:
1. Trấn an giúp người đó không hoảng sợ, dừng chạy ngay lập tức
2. Hãy giúp người đó dừng lại, nằm xuống và lăn người qua lại
3. Dùng chăn, quần áo choàng lên người hoặc dùng chăn chiên đã tẩm nước hoặc dùng các bình bột, bọt chữa cháy, nước để dập tắt lửa
4. Sơ cứu đơn giản nhất đối với người bị bỏng
- Sử dụng nước sạch (nhiệt độ nước tốt nhất là từ 16 - 200C) để ngâm và rửa vết bỏng. Nên tận dụng các nguồn nước sẵn có như nước đun sôi để nguội, nước máy, nước mưa, nước giếng…
- Có thể ngâm, rửa phần bị bỏng dưới vòi nước hay trong chậu nước mát; hoặc dội liên tục nước sạch lên vùng bỏng; hoặc đắp tha đổi bằng khăn ướt.
- Kết hợp vừa ngâm rửa phần bị bỏng, vừa cắt bỏ quần áo bị cháy, rửa sạch dị vật hoặc tác nhân gây bỏng còn bám vào vết bỏng.
5 . Đưa đến cơ sở ý tế gần nhất để chăm sóc theo dõi tình trạng sức khỏe

Câu 12: Khi phát hiện cháy ở chợ, trung tâm thương mại, là người có trách nhiệm tham gia chữa cháy, Anh/ chị xử lý như thế nào?
Trả lời:
1. Bình tĩnh xử lý: Xác định nhanh điểm cháy
2. Báo động để mọi người biết bằng cách: Hô hoán, đánh kẻnh báo động,…..
3. Ngắt điện khu vực bị cháy: Cắt cầu dao, Ngắt áptomat,….
4. Báo cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp đến: Từ điện thoại cố định gọi số 114
5. Sử dụng các phương tiện sẵn có để dập cháy: Bình bột, Bình khí CO2,….
6. Cứu người bị nạn
7. Di chuyển hàng hoá, tài sản và các chất cháy ra nơi an toàn
Câu 13: Anh/chị và đồng nghiệp được sử dụng hai loại bình để tham gia chữa cháy gồm bình xách tay và bình xe đẩy. Anh/chị sẽ sử dụng bình như thế nào khi chữa cháy? Những lưu ý khi dùng bình chữa cháy?
Trả lời:
1. Đối với loại xách tay:
- Chuyển bình tới gẩn địa điểm cháy. 
- Lắc xóc vài lần nếu là bình bột loại khí đẩy chung với bột (MFZ).
- Giật chốt hãm kẹp chì.
- Chọn đầu hướng gió, hướng loa phun vào gốc lửa.
- Giữ bình ở khoảng cách 1-1,5 m tùy loại bình.
- Bóp van để bột chữa cháy phun ra.
- Khi khí yếu thì tiến lại gần và đưa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.
2. Đối với bình xe đẩy:
- Đẩy xe đến chỗ có hỏa hoạn, kéo vòi rulo dẫn bột ra, hướng lăng phun bột vào gốc lửa.
- Giật chốt an toàn (kẹp chì), kéo van chính trên miệng bình vuông góc với mặt đất.
- Cầm chặt lăng phun chọn thuận chiều gió và bóp cò, bột sẽ được phun ra.
Chú ý khi dùng bình chữa cháy: 
- Cần xem hướng dẫn tính năng tác dụng của từng loại bình chữa cháy để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.
-Tuyệt đối không phun trực tiếp vào người nạn nhân.
- Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng. Người phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong). Đứng chữa cháy theo hướng quay lưng lại với lối thoát
- Phun đến khi lửa phải tắt hẳn mới ngưng. Sau đó dội nước lên đám cháy.
- Khi dập các đám cháy chất lỏng, phải phun bột bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.
- Tùy thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.
- Giập lửa xong, bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.

Câu 14: Anh (chị) đang ở trong căn hộ của mình thì phát hiện có mùi gas. Anh (chị) xử lý như thế nào?
Trả lời:
- Khi phát hiện có mùi gas trong nhà/phòng tuyệt đối không bật công tắc điện, cầu dao, kể cả điện thoại di động  vì sẽ làm chập điện gây cháy nổ.
- Tìm cách mở hết tất cả các cửa nhẹ nhàng tránh gây ma sát cửa cho khí gas thoát ra ngoài.
- Dùng quạt giấy hoặc dùng các vật liệu nhẹ quạt cho khí gas thoát ra ngoài, làm giảm nồng độ để không thể gây nổ, gây ngạt và ngộ độc gas.
- Sau đó tiếp cận và khóa van gas. Gọi điện cho nhà cung cấp gas đến xử lý.

Câu 15: Tại cơ sở lao động của đơn vị Anh/Chị, Giám đốc Điện lực nói Thông tư 31/2014/TT-BCT quy định đối tượng áp dụng của thông tư là hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có nguồn điện đấu vào lưới điện Quốc gia, không liên quan đến doanh nghiệp điện lực. Với tư cách KSAT/CBAT Anh/Chị thấy điều này đã đúng và đủ chưa, nếu chưa đúng đủ đối tượng anh/chị đưa ra ý kiến bổ sung đối tượng nào thuộc diện áp dụng Thông tư này?
Trả lời:
- Hiện tại đơn vị đang hiểu đối tượng áp dụng nêu trên là chưa đúng đủ nội dung quy định của Thông tư 31/2014/TT-BCT:
- Quy định đúng đủ tại Thông tư 31/2014/TT-BCT thì đối tượng áp dụng của Thông tư gồm:
Thông tư này áp dng đi vi các tchc, cá nhân có hot đng đin lc và sdng đin trên lãnh thVit Nam, các tchc, cá nhân khác có liên quan.

Câu 16: Là KSAT/CBAT khi phát hiện nhà ở, công trình xây dựng trong hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp có cấp điện áp đến 22 kV anh (chị) hãy đưa ra biện pháp xử lý theo quy định hiện hành?
Trả lời:
- Khi phát hiện hành vi vi phạm, phải yêu cầu đối tượng vi phạm dừng ngay các hành vi vi phạm, báo cáo và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương lập biên bản xử lý các hành vi vi phạm đó (theo điểm a, khoản 1, điều 17 của Nghị định số 14/2014/NĐ-CP).
- Lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực theo điều 15 của Nghị định 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ.
- Sau khi lập biên bản vi phạm hành chính xong, Điện lực phải chuyển ngay cho cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý trong thời hạn 02 ngày làm việc (theo Khoản 3, Điều 24 Thông tư 27/2013/TT-BCT ngày 31/10/2013 của Bộ Công Thương). Theo dõi và lưu lại hồ sơ kết quả việc xử lý. Số vụ vi phạm đã được chuyển đến cơ quan chức năng nhưng chưa xử lý theo quy định thì đơn vị QLVH lưới điện phải tổng hợp và báo cáo bằng văn bản cho BCĐ bảo vệ HLATLĐCA Công ty để được tiếp tục hỗ trợ xử lý. 
- Thông báo và lập thủ tục thực hiện ngừng cung cấp điện với đối tượng tiếp tục thực hiện việc xây dựng nhà ở, công trình vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp theo điểm b, khoản 1, Điều 10 Thông tư Thông tư 30/2013/TT-BCT ngày 14/11/2013 của Bộ Công Thương “Quy định điều kiện, trình tự  ngừng, giảm mức cung cấp điện” trong khi chờ đợi cơ quan chức năng giải quyết.

Câu 17: Đơn vị quản lý vận hành công trình lưới điện cao áp của Anh (Chị) đang chuẩn bị triển khai một số thiết bị, dụng cụ phương tiện làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp đối với cấp điện áp đến 35kV, tuy nhiên khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn đến điểm gần nhất của thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc này là 3,0m, Thủ trưởng đơn vị nói khoảng cách này vẫn đạt yêu cầu, đảm bảo an toàn cho người và dụng cụ phương tiện. Với tư cách KSAT/CBAT anh (chị) thấy ý kiến đó đúng hay sai, theo anh (chị khoảng cách an toàn là bao nhiêu?
Trả lời:
Với khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn đến điểm gần nhất của thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc này là 3,0m, đã vi phạm quy định của nghị định số 14/2014/NĐ-CP, nguy cơ mất an toàn là rất lớn.
Quy định khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn đến điểm gần nhất của thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp đối với cấp điện áp đến 35 kV là: 4,0m.

Câu 18: Tại cơ sở lao động của đơn vị Anh/Chị, đang áp dụng quy định trực ca khi đã đến giờ giao nhận ca, phải: Ngừng ngay thao tác khi đúng giờ giao nhận ca để bàn giao cho nhân viên vận hành ca sau tiếp tục thực hiện thao tác”. Với tư cách KSAT/CBAT Anh, Chị thấy điều này đúng hay sai, hoặc đưa ra ý kiến của mình để giải quyết trong trường hợp này?
Trả lời:
- Hiện tại đơn vị đang hiểu và áp dụng phải quy định nêu trên là chưa đúng đủ nội dung quy định của Thông tư 44/2014/TT-BCT:
- Quy trình Thao tác hệ thống điện Quốc gia, trường hợp thao tác được thực hiện từ trước và kéo dài đến giờ giao nhận ca, nhân viên vận hành ca trước vẫn được phép bàn giao ca, nhưng phải lựa chọn như sau:
Lựa chọn hạng mục thao tác để ngừng cho hợp lý và bàn giao cho nhân viên vận hành ca sau tiếp tục thực hiện thao tác.

Câu 19: Tại cơ sở lao động của đơn vị Anh/Chị, đang áp dụng quy định là Không cho phép thao tác hẹn giờ trong mọi trường hợp.Với tư cách CBAT/KSAT Anh/Chị thấy điều này đúng hay sai, hoặc đưa ra ý kiến của mình nếu được thao tác hẹn giờ thì trong trường hợp nào?
Trả lời:
- Hiện tại đơn vị đang hiểu và áp dụng Không cho phép thao tác hẹn giờ trong mọi trường hợp là chưa đúng đủ nội dung quy định của Thông tư 44/2014/TT-BCT:
- Quy trình Thao tác hệ thống điện Quốc gia quy định về thao tác hẹn giờ là trường hợp sau:
Trường hợp dự báo có khả năng không liên lạc được với các nhân viên thao tác lưu động, cho phép ra lệnh thao tác đồng thời nhiều nhiệm vụ và phải thống nhất hẹn giờ với các nhân viên thao tác lưu động.

Câu 20:  Tại cơ sở lao động của đơn vị Anh/Chị, đang hiểu đối tượng phải áp dụng theo Thông tư 33/2015/TT-BCT, là Tổ chức kiểm định, mà hiện tại đơn vị anh/chị lại không có tổ chức kiểm định. Giám đốc Điện lực nói việc áp dụng này không liên quan đến đơn vị SX nơi anh/chị đang công tác. Với tư cách KSAT/CBAT Anh/Chị thấy điều này đúng hay sai, hoặc đưa ra ý kiến bổ sung các thêm các đối tượng nào phải áp dụng Thông tư?
Trả lời:
- Hiện tại đơn vị đang hiểu là chỉ áp dụng cho Tổ chức kiểm định là chỉ đúng một phần, chưa đúng đủ nội dung quy định của Thông tư 33/2015/TT-BCT:
- Quy định Thông tư 33/2015/TT-BCT  áp dụng đối với các đối tượng sau:
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng, vận hành các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định an toàn kỹ thuật;
2. Tổ chức kiểm định;
3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Câu 21: Theo anh/ chị thì kỹ sư an toàn Điện lực thành phố/quận/huyện có chức năng và quyền hạn như thế nào trong công tác ATVSLĐ?
Trả lời
Căn cứ Quyết định số 3013/QĐ-EVN SPC ngày 25/7/2017 của Tổng Công ty Điện lực miền Nam về việc ban hành “Quy định tiêu chuẩn-chức năng- nhiệm vụ- quyền hạn của bộ máy làm công tác an toàn trong Tổng Công ty Điện lực miền Nam” thì kỹ sư an toàn Điện lực thành phố/ quận/ huyện có chức năng và quyền hạn như sau:
1. Chức năng:
Tham mưu cho lãnh đạo cơ sở trong việc thực hiện công tác an toàn lao động; Kiểm tra việc thực hiện công tác PCCC, PCTT&TKCN và bảo vệ HLATLĐCA thuộc phạm vi cơ sở quản lý.
2. Quyền hạn:
- Khi phát hiện các vi phạm hoặc các nguy cơ gây ra sự cố, TNLĐ trong phạm vi quản lý của cơ sở, có quyền ra lệnh tạm thời đình chỉ công việc trong trường hợp khẩn cấp hoặc yêu cầu người phụ trách Đội/Tổ sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc để thi hành các biện pháp cần thiết bảo đảm an toàn đồng thời phải báo cáo lãnh đạo cơ sở về tình trạng này và lập biên bản theo các quy định về kiểm tra xử lý vi phạm;
- Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không đảm bảo an toàn hoặc đã hết hạn kiểm định, sử dụng trong phạm vi quản lý của cơ sở;
- Tham gia điều tra sự cố theo quy định của Công ty;
- Kiểm tra kiến thức quy trình, quy định về an toàn đối với cán bộ, công nhân trong phạm vi của cơ sở. Trong trường hợp đặc biệt, có quyền kiến nghị với lãnh đạo cơ sở chuyển khỏi cương vị công tác đối với những người thiếu trách nhiệm và không đủ trình độ đảm nhiệm công việc được giao;
- Báo cáo vượt cấp lên cấp trên khi lãnh đạo cơ sở không xử lý các hiện tượng mất an toàn, cố ý sai phạm, cố tình che giấu các vụ việc đã xảy ra;
- Tham gia nghiệm thu các công trình điện mới, các sản phẩm mới, các công trình khôi phục, cải tạo.

Câu 22: Theo anh/chị thì các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại tại nơi làm việc là gì và quá trình kiểm soát các yếu tố này được thực hiện như thế nào?
Trả lời
Theo Luật ATVSLĐ thì định nghĩa yếu tố nguy hiểm và có hại như sau:
- Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động.
- Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động.
Theo điều 18 Luật ATVSLĐ thì các yếu tố nguy hiểm và có hại được kiểm soát như sau:
1. Người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng.
2. Đối với yếu tố có hại được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động thì người sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại ít nhất một lần trong một năm. Đơn vị tổ chức quan trắc môi trường lao động phải có đủ điều kiện về cơ sở, vật chất, trang thiết bị và nhân lực.
3. Đối với yếu tố nguy hiểm thì người sử dụng lao động phải thường xuyên kiểm soát, quản lý đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và ít nhất một lần trong một năm phải tổ chức kiểm tra, đánh giá yếu tố này theo quy định của pháp luật.
4. Ngay sau khi có kết quả quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải:
a) Thông báo công khai cho người lao động tại nơi quan trắc môi trường lao động và nơi được kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm;
b) Cung cấp thông tin khi tổ chức công đoàn, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu;
c) Có biện pháp khắc phục, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
5. Chính phủ quy định chi tiết về việc kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và điều kiện hoạt động của tổ chức quan trắc môi trường lao động bảo đảm phù hợp với Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp.

Câu 23: Theo anh/chị thì trình tự thực hiện khai báo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện như thế nào theo quy định của pháp luật.
Trả lời
1. Việc khai báo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động thực hiện như sau:
a) Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thì người bị tai nạn hoặc người biết sự việc phải báo ngay cho người phụ trách trực tiếp, người sử dụng lao động biết để kịp thời có biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả xảy ra;
b) Đối với các vụ tai nạn quy định tại điểm a khoản này làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên thì người sử dụng lao động có trách nhiệm khai báo ngay với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn; trường hợp tai nạn làm chết người thì phải đồng thời báo ngay cho cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);
c) Đối với các vụ tai nạn, sự cố xảy ra trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện khai báo theo quy định của luật chuyên ngành;
d) Khi xảy ra tai nạn lao động làm chết người hoặc bị thương nặng đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện có trách nhiệm khai báo ngay với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi xảy ra tai nạn lao động để kịp thời có biện pháp xử lý.
Trường hợp xảy ra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo ngay với cơ quan Công an cấp huyện và cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn để kịp thời có biện pháp xử lý.
Trường hợp xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì người phát hiện có trách nhiệm kịp thời khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã tại nơi xảy ra sự cố kỹ thuật và việc báo cáo thực hiện theo quy định tại Điều 19 và Điều 36 của Luật này.
2. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết tin báo về tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, thông báo kết quả giải quyết tin báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã báo tin khi có yêu cầu và phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người đã báo tin.

Câu 24: Người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ trong công tác ATVSLĐ như thế nào?
Trả lời
1. Người sử dụng lao động có quyền:
a) Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
b) Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động;
c) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật;
d) Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động.
2. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ:
a) Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
b) Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
c) Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động;
d) Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;
đ) Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
e) Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động;
g) Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

Câu 25: Anh/Chị hãy trình bày sơ bộ các công việc được làm tương ứng với từng cấp bậc an toàn điện?
Trả lời
Theo Quy trình An toàn điện có quy định những công việc được làm theo bậc an toàn như sau:
a) Bc 1/5 được làm những phần công việc sau:
- Được làm các công việc không tiếp xúc với thiết bị hoặc dây dẫn mang điện;
- Tham gia phụ việc cho đơn vị công tác làm việc trên thiết bị điện, đường dây dẫn điện.
b) Bc 2/5 được làm những phần công việc sau:
- Làm phần công vic ca bc 1/5;
- Làm vic ti nơi đã đưc ct đin hoàn toàn.
c) Bc 3/5 được làm những phần công việc sau:
- Làm phần công vic ca bc 2/5;
- Làm vic ti nơi đưc ct đin tng phn;
- Làm vic trc tiếp vi đưng dây dẫn đin, thiết bđin háp đang mang đin;
- Thc hin thao tác trên lưi đin cao áp;
- Kim tra trm đin, đưng dây đin đang vn hành;
- Cp lnh công tác, chhuy trc tiếp, cho phép đơn vcông tác vào làm vic, giám sát đơn vcông tác làm vic trên lưi đin háp.
d) Bậc 4/5 được làm những phần công việc sau:
- Làm phần công việc của bậc 3/5;
- Làm việc trực tiếp với đường dây dẫn điện, thiết bị điện hạ áp, cao áp đang mang điện;
- Cấp phiếu công tác, lnh công tác, chhuy trc tiếp, cho phép đơn vcông tác vào làm vic, giám sát đơn vcông tác làm vic trên đường dây dẫn điện, thiết bị điện.
đ) Bậc 5/5 làm toàn bộ công việc thuộc phạm vi được giao.

Câu 26: nêu các biện pháp tổ chức và biện pháp kỹ thuật khi thực hiện 01 công tác có kế hoạch?
Trả lời
Biện pháp tổ chức để đảm bảo an toàn khi làm việc ở thiết bị điện bao gồm:
1.    Khảo sát, lập biên bản hiện trường (nếu có).
2.    Đăng ký công tác.
3.    Lập phương án thi công (nếu có)
4.    Làm việc theo Phiếu công tác hoặc Lệnh công tác.
5.    Thủ tục cho phép làm việc.
5. Giám sát an toàn trong thời gian làm việc.
6. Những biện pháp tổ chức khác như: Nghỉ giải lao; Di chuyển địa điểm (nơi hoặc vị trí) làm việc; Nghỉ hết ngày làm việc và bắt đầu ngày tiếp theo; Thay đổi người khi làm việc; Kết thúc công việc, trao trả nơi làm việc, khoá phiếu và đóng điện.
Những biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc phải cắt điện bao gồm:
1. Cắt điện và ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc.
2. Kiểm tra không còn điện.
3. Đặt (làm) tiếp đất.
4. Đặt (làm) rào chắn; treo biển báo, tín hiệu.

Câu 27: Trong 01 tháng, KSAT phải kiểm tra hiện trường làm việc của ĐVCT tối thiểu bao nhiêu lần, nội dung kiểm tra gồm những gì?
Trả lời
Trong 01 tháng, KSAT phải kiểm tra hiện trường làm việc của ĐVCT tối thiểu 8 lần/tháng/Đội/tổ sản suất.
Nội dung kiểm tra:
a) Kiểm tra các biện pháp an toàn thực hiện tại hiện trường làm việc.
b) Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân, dụng cụ an toàn, dụng cụ và phương tiện thi công ...  tại hiện trường làm việc.
c) Kiểm tra việc thực hiện phiếu thao tác, phiếu công tác và lệnh công tác.
d) Kiểm tra thẻ ATLĐ, sự thông hiểu về 4 điều cơ bản về ATLĐ, nhiệm vụ được phân công, biện pháp an toàn, phương án thi công... liên quan đến công tác trong ngày của NCHTT và công nhân đơn vị công tác (kiểm tra bằng hình thức vấn đáp trực tiếp tại hiện trường làm việc). 

Câu 28: Trong 01 tháng, KSAT phải kiểm tra công tác quản lý ATVSLĐ tối thiểu bao nhiêu lần/01 Đội/Tổ sản xuất, nội dung kiểm tra gồm những gì?
Trả lời
Trong 01 tháng, KSAT phải kiểm tra công tác quản lý ATVSLĐ tối thiểu 2 lần/Đội/Tổ sản xuất
Nội dung kiểm tra công tác quản lý ATVSLĐ:
Gồm có phần bắt buộc và phần lựa chọn :
a) Phần bắt buộc:
a.1) Tổ chức thực hiện kế hoạch công tác tuần trên lưới điện, phiếu thao tác, phiếu công tác, lệnh công tác và ghi chép sổ nhật ký vận hành.
a.2) Việc tổ chức sinh hoạt hàng ngày, kiểm điểm đánh giá công tác ATVSLĐ hàng tuần, hàng tháng, hàng quý ở Đội/Tổ sản xuất, Cơ sở, Đơn vị.
a.3) Hoạt động kiểm tra công tác ATLĐ tại hiện trường làm việc và công tác quản lý ATVSLĐ ở Đơn vị, Cơ sở, Đội/Tổ sản xuất.
a.4) Việc triển khai thực hiện các quy trình, quy định, văn bản thông báo, chỉ đạo của các cấp về công tác ATVSLĐ (có thể kiểm tra bằng hình thức vấn đáp trực tiếp những người có liên quan), ví dụ như: Quy định kiểm tra và tự kiểm tra công tác ATVSLĐ, văn bản thông báo rút kinh nghiệm TNLĐ.
b) Phần lựa chọn:
Mỗi lần kiểm tra, đoàn kiểm tra lựa chọn một trong các nội dung dưới đây để kiểm tra nhưng đảm bảo các nội dung còn lại phải được kiểm tra trong những lần kiểm tra tiếp theo.
b.1) Quản lý phương tiện bảo vệ cá nhân, dụng cụ an toàn và thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, dụng cụ và phương tiện thi công.
b.2) Thực hiện kế hoạch ATVSLĐ.
b.3) Thực hiện phương án phòng chống TNLĐ, quản lý VTNH trên lưới điện.
b.4) Quản lý và thực hiện kiến nghị về ATVSLĐ.
b.5) Hồ sơ, sổ sách quản lý công tác ATVSLĐ.

Câu 29: Hãy nêu các quy định về tiếp đất tại nơi làm việc?
Trả lời
Căn cứ Quyết định số 1157/QĐ-EVN ngày 19  tháng 12  năm 2014  của Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam thì quy định về tiếp địa tại nơi làm việc như sau:
1.    Tiếp đất nơi làm việc có cắt điện
Nơi làm việc có cắt điện, vị trí tiếp đất phải thực hiện như sau: 
1.1 Phải tiếp đất ngay sau khi thử hết điện.
1.2 Tiếp đất ở tất cả các pha của thiết bị về phía có khả năng dẫn điện đến.
1.3 Đảm bảo khoảng cách an toàn đối với phần còn mang điện.
1.4 Đảm bảo cho toàn bộ đơn vị công tác nằm trọn trong vùng bảo vệ của nối đất.
2.    Tiếp đất khi làm việc ở trạm biến áp phân phối hoặc tủ phân phối
2.1 Khi làm công việc có cắt điện hoàn toàn được phép chỉ phải tiếp đất ở thanh cái và mạch đấu trên đó sẽ tiến hành công việc. Nếu chuyển sang làm việc ở mạch đấu khác thì mạch đấu sẽ làm việc phải tiếp đất, trong trường hợp này chỉ được làm việc trên mạch đấu có tiếp đất.
2.2 Khi sửa chữa thanh cái có phân đoạn thì trên mỗi phân đoạn phải có một bộ tiếp đất.
3.    Tiếp đất khi làm việc trên đường dây
3.1 Tại vị trí làm việc phải có tiếp đất dây dẫn, nếu tiếp đất này cản trở đến công việc thì được phép làm ở vị trí liền kề gần nhất vị trí làm việc về phía nguồn điện đến. Khi công việc có tháo rời dây dẫn thì phải tiếp đất ở hai phía chỗ định tháo rời trước khi tháo.
3.2 Khi chỉ làm việc tại (hoặc gần kể cả khi mang dụng cụ) dây dẫn một pha của đường dây trên không điện áp từ 35 kV trở lên thì tại nơi làm việc chỉ cần tiếp đất dây dẫn của pha đó với điều kiện khoảng cách giữa dây dẫn các pha không nhỏ hơn 2,0 m đối với đường dây 35 kV; 3,0 m đối với đường dây 110 kV; 5,0 m đối với đường dây 220 kV; 10,0 m đối với đường dây 500 kV. Chỉ được làm việc ở dây dẫn của pha đã tiếp đất, dây dẫn của hai pha không tiếp đất phải được coi như có điện.   
3.3 Khi làm việc tại khoảng cột vượt sông lớn thì phải tiếp đất tại cột vượt và cột hãm liền kề ở cả hai phía. 
3.4 Khi cùng làm việc ở nhiều vị trí trên một đoạn đường dây không có nhánh rẽ phải làm tiếp đất ở hai đầu khu vực làm việc, khoảng cách xa nhất giữa hai bộ tiếp đất không lớn hơn 2,0 km. Nếu đoạn đường dây nói trên đi bên cạnh (song song) hoặc giao chéo với đường dây cao áp có điện thì khoảng cách xa nhất giữa hai bộ tiếp đất không lớn hơn 500 m.
3.5 Trường hợp trong đoạn đường dây có nhánh rẽ mà không cắt được dao cách ly thì mỗi nhánh phải làm một bộ tiếp đất ở đầu nhánh.
3.6 Đối với nhánh rẽ vào trạm, nếu dài không quá 200 m phải làm một bộ tiếp đất ở phía nguồn điện đến và đầu kia phải cắt dao cách ly vào máy biến áp.
3.7 Đối với đường cáp ngầm phải làm tiếp đất hai đầu của đoạn cáp tiến hành công việc. Trường hợp làm việc tại một đầu cáp mà theo yêu cầu công việc không thể tiếp đất được tại đầu cáp này thì trong thời gian thực hiện công việc đó phải có tiếp đất ở đầu cáp còn lại.
3.8 Đối với đường dây bọc, nếu không tháo rời dây dẫn thì phải làm tiếp đất ở hai đầu khoảng dừng có nối dây dẫn trong khu vực làm việc.
3.9 Trường hợp làm việc trên đường dây hạ áp cho phép làm tiếp đất bằng cách chập cả 3 pha với dây trung tính và nối với đất.

Câu 30: An toàn lao động là yêu cầu hàng đầu trong quá trình hoạt động, sản xuất của một đơn vị, theo anh/chị cần làm gì để ngăn chặn tai nạn lao động xảy ra trong  đơn vị của mình?
Trả lời
- Kiện toàn Hội đồng ATVSLĐ, phân công trách nhiệm cụ thể về bảo hộ lao động cho từng thành viên trong Hội đồng. Người sử dụng lao động chủ động nắm bắt và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định; có biện pháp xử lý nghiêm đối với người lao động vi phạm qui định về an toàn lao động và vệ sinh lao động.
Định kỳ thực hiện tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức của người lao động về công tác an toàn – vệ sinh lao động đồng thời có kế hoạch cải thiện điều kiện lao động, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Tổ chức huấn luyện an toàn lao động cho người lao động về qui trình sản xuất, không được bố trí người lao động chưa được huấn luyện theo qui định vào làm việc.
- Nâng cao chất lượng phong trào quần chúng làm công tác Bảo hộ lao động do Công đoàn phát động làm cho việc đảm bảo ATVSLĐ  không chỉ là trách nhiệm bắt buộc mà còn trở thành ý thức, thói quen sống và làm việc của mọi người, nhất là người sử dụng lao động và người lao động.
- Các bộ phận chức năng thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định Nhà nước về ATVSLĐ; kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời đối với các hành vi vi phạm pháp luật về ATVSLĐ.
- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ, người làm công tác an toàn vệ sinh lao động.
Câu 31: Anh/Chị hãy trình bày các cách xác định tình trạng của nạn nhân sau khi tách ra khỏi mạch điện?
Trả lời
Ngay sau khi nạn nhân được tách khỏi mạch điện phải căn cứ vào tình trạng của nạn nhân để xử lý cho thích hợp, cụ thể như sau:
1. Nạn nhân chưa mất tri giác
Nếu nạn nhân chỉ bị hôn mê trong giây lát, tim còn đập, thở yếu thì phải để nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh chăm sóc cho hồi tỉnh. Sau đó, mời y, bác sỹ hoặc nhẹ nhàng đưa đến cơ quan y tế gần nhất để theo dõi chăm sóc.
2. Nạn nhân mất tri giác
 Nếu nạn nhân vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu thì đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh (trời rét phải đặt ở nơi kín gió), nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm, đặt nạn nhân về tư thế nằm nghiêng, ma sát toàn thân cho nóng lên và mời y, bác sỹ đến để chăm sóc.
3. Nạn nhân đã tắt thở
Nếu tim nạn nhân ngừng đập, toàn thân co giật giống như chết thì phải đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm và kéo lưỡi (nếu lưỡi thụt vào). Tiến hành làm hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt ngay, phải làm liên tục, kiên trì cho đến khi có ý kiến của y, bác sỹ quyết định mới thôi

Câu 32: Theo Anh/Chị đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp có trách nhiệm như thế nào trong việc quản lý, vận hành lưới điện theo quy định của pháp luật về hành lang bảo vệ an toàn lưới điện?
Trả lời
Theo Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ về việc ban hành quy định chi tiết thi hành luật Điện lực về an toàn điện thì trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp được quy định tại khoản 1 điều 17 của Nghị định với nội dung như sau:
1. Kiểm tra thường xuyên hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trong phạm vi quản lý của mình. Khi phát hiện hành vi vi phạm, phải yêu cầu đối tượng vi phạm dừng ngay các hành vi vi phạm, báo cáo và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương lập biên bản xử lý các hành vi vi phạm đó;
2. Kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng lưới điện đúng thời hạn quy định. Không vận hành quá tải đối với đường dây phía trên nhà ở, công trình xây dựng;
3. Thống kê, theo dõi tai nạn điện, các vi phạm đối với hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trong phạm vi quản lý và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương, cơ quan cấp trên theo định kỳ 06 tháng, hàng năm; đối với tai nạn điện còn phải thực hiện chế độ báo cáo nhanh đến cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương, cơ quan cấp trên trong vòng 24 giờ kể từ khi tai nạn xảy ra;
4. Công bố công khai mốc giới hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.

Câu 33: Theo anh/ chị thì việc giải pháp để xử lý, ngăn chặn trường hợp xây dựng, cải tạo nhà ở của người dân trong HLATLĐCA phải được thực hiện như thế nào theo quy định của Tổng Công ty Điện lực miền Nam?
Trả lời
Theo Quyết định số 4013/QĐ-EVN SPC ngày 25/12/2015 của Tổng Công ty Điện lực miền Nam về việc ban hành quy định quản lý và thực hiện công tác bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp trong Tổng Công ty Điện lực miền Nam thì việc phối hợp xử lý ngăn chặn phát sinh vi phạm hành lang lưới điện được thực hiện như sau:
Khi kiểm tra phát hiện hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp, đơn vị quản lý vận hành lưới điện có trách nhiệm thông báo ngay cho tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm biết, yêu cầu họ không tiếp tục thực hiện các hành vi vi phạm, khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm của họ gây ra.
Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện theo yêu cầu thông báo, thì tiến hành hướng dẫn thực hiện theo Điều 17 thông tư 31/2014/TT-BCT ban hành ngày 02/10/2018 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện để thực hiện thỏa thuận:
- Các biện pháp đảm bảo an toàn được áp dụng.
- Xác định khoảng cách an toàn theo quy định tại nghị định số 14/2014/NĐ-CP ban hành ngày 26/02/2014.
- Trách nhiệm của các bên liên quan.
- Các thỏa thuận khác.
    Trường hợp các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm vẫn tiếp tục thực hiện các hành vi vi phạm hoặc không khôi phục lại hiện trạng ban đầu đã bị thay đổi trong nội dung thông báo, đơn vị quản lý vận hành cử Kiểm tra viên điện lực, phối hợp chính quyền địa phương tiến hành lập biên bản vi phạm pháp luật trong  lĩnh vực điện lực theo quy định tại điều 15 nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện,sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Sau khi tiến hành lập biên bản vi phạm, phải chuyển ngay cho cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý theo quy định. Theo dõi và lưu lại hồ sơ kết quả việc xử lý. Số vụ vi phạm đã chuyển tới cơ quan chức năng nhưng chưa được xử lý theo quy định thì đơn vị quản lý vận hành lưới điện phải tổng hợp và báo cáo bằng văn bản cho BCĐ bảo vệ HLATLĐCA Điện lực tỉnh, thành phố để được hỗ trợ xử lý; lập thủ tục ngừng, giảm cung cấp điện đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm HLATLĐCA theo điều 7 Thông tư 30/2013/TT-BCT ngày 14/11/2013 của Bộ Công thương “quy định trình tự, điều kiện ngừng giảm cung cấp điện” trong khi chờ đợi cơ quan chức năng xử lý; BCĐ bảo vệ HLATLĐCA đơn vị tổng hợp số vụ vi phạm phát sinh chưa được xử lý do cơ sở báo cáo, định kỳ làm việc, báo cáo với Sở Công Thương và BCĐ thực hiện xử lý vi phạm HLATLĐCA của Tỉnh về tình hình vi phạm và kiến nghị xử lý dứt điểm các trương hợp vi phạm HLATLĐCA theo quy định của pháp luật.

Câu 34: Theo anh/chị việc xử lý các tình huống trong lúc đang xảy ra thiên tai, bão, lũ nên thực hiện như thế nào trong công tác ứng phó và khắc phục thiên tai, cứu nạn cứu hộ?
Trả lời
Việc thực hiện xử lý các tình huống trong lúc xảy ra thiên tai, bảo, lũ thì ta nên thực hiện như sau:
1.  Chủ động phòng tránh, có phương án thoát hiểm, nhanh chóng tìm nơi trú ẩn đảm bảo an toàn cho người khi có sự cố xảy ra như: giông gió lớn làm sập nhà, ngã trụ, gãy đổ các cây cối vật dụng xung quanh, vỡ đê bao,…
2.  Cấm thực hiện công tác trên đường dây, thao tác các thiết bị trên trụ, di chuyển vượt sông, điều khiển phương tiện giao thông,… lúc trời đang giông, bão, lũ cuốn (trừ trường hợp cứu người cấp bách nhưng phải đảm bảo an toàn cho tính mạng và có trang bị đầy đủ trang cụ cứu sinh cần thiết).
3.  Cho phép tiến hành cô lập hoặc yêu cầu cô lập khẩn cấp tuyến đường dây, trạm điện,… trong vùng đang bị ảnh hưởng thiên tai khi xét thấy khả năng gây sự cố, ảnh hưởng đến tính mạngvà tài sản của nhà nước, nhân dân.
4.  Lực lượng xung kích của đơn vị, cơ sở được bố trí sẵn sàng làm nhiệm vụ theo sự điều động của BCH PCTT&TKCN.
5.  Đối với các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, phân xưởng phát điện diesel, trung tâm thí nghiệm,… tùy theo tình hình và kinh nghiệm thực tế, việc xử lý các tình huống trong lúc đang xảy ra thiên tai, bão lũ được xây dựng cụ thể trong phương án PCTT để áp dụng thực hiện tại đơn vị mình.

Câu 35: Theo anh/chị thì quy định của Tổng Công ty Điện lực miền Nam về công tác PCTT&TKCN yêu cầu biên chế hồ sơ PCTT&TKCN gồm những gì?
Trả lời
Theo điều 14 của Quyết định số 1243/QĐ- EVN SCC ngày 22/4/2016 của Tổng Công ty Điện lực miền Nam quy định về công tác tổ chức, quản lý và thực hiện công tác PCTT&TKCN thì quy định về hồ sơ công tác PCTT&TKCN bao gồm
1. Quyết định thành lập BCH PCTT&TKCN, phân công nhiệm vụ các thành viên.
2. Quyết định thành lập và phân công nhiệm vụ các đội xung kích PCTT&TKCN.
3. Danh bạ, số điện thoại, số fax, địa chỉ email của cơ quan, đơn vị và những người có lien quan công tác PCTT&TKCN.
4. Báo cáo tổng kết, đánh giá công tác PCTT&TKCN hàng năm.
5. Kế hoạch công tác, phương án PCTT&TKCN hàng năm sát với yêu cầu thực tế sản xuất.
6. Phương án cấp điện cho các phụ tải quan trọng, phương án củng cố thông tin liên lạc trong mùa mưa bão.
7. Các hồ sơ về an toàn đập và hồ chứa (nếu có).
8. Bảng tổng hợp danh mục vật tư, nhiên liệu, thiết bị dự phòng thiết yếu cho sản xuất trong mùa mưa bão và các vật tư, dụng cụ, phương tiện, thuốc men, lương thực,… phục vụ công tác PCTT&TKCN.
9. Kế hoạch, kết quả kiểm tra công tác PCTT&TKCN của các đơn vị trực thuộc.
10. Phương án tổ chức diễn tập PCTT&TKCN hàng năm.
11. Các tài liệu khác có liên quan đến công tác PCTT&TKCN.

Câu 36:  Theo anh/chị thì quy định của pháp luật về biên chế hồ sơ PCCC gồm những gì?
Trả lời
Theo khoản 1, điều 3 Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công An quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy thì hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy bao gồm:
a) Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy;
b) Hồ sơ thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (nếu có); văn bản thông báo về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);
c) Sơ đồ bố trí công nghệ, hệ thống kỹ thuật, vật tư có nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở; sơ đồ bố trí khu vực nhiều nhà dễ cháy; vị trí nguồn nước chữa cháy của khu dân cư;
d) Quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
đ) Phương án chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt; phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;
e) Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy; biên bản vi phạm và quyết định xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);
g) Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
h) Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy; hồ sơ vụ cháy, nổ (nếu có).

Câu 37: Theo anh/ chị thì trình tự thỏa thuận khi người dân có nhu cầu xây dựng, cải tạo nhà ở trong HLATLĐCA được thực hiện như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?
Trả lời
Theo khoản 02 điều 51 của Luật Điện lực thì trước khi cấp phép cho tổ chức, cá nhân xây dựng mới hoặc cơi nới, cải tạo nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, cơ quan cấp phép phải yêu cầu chủ đầu tư xây dựng nhà ở, công trình thoả thuận bằng văn bản với đơn vị quản lý lưới điện cao áp về các biện pháp bảo đảm an toàn đường dây dẫn điện trên không và an toàn trong quá trình xây dựng, cơi nới, cải tạo, sử dụng nhà ở, công trình này. Việc thỏa thuận khi xây dựng mới hoặc cải tạo nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không được quy định cụ thể tại Điều 17 thông tư 31/2014/TT-BCT ban hành ngày 02/10/2018 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện cụ thể như sau:
1. Chậm nhất sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của chủ đầu tư xây dựng công trình, đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp có trách nhiệm gửi văn bản cho chủ công trình thông báo về thời gian tiến hành khảo sát hiện trường.
2. Việc khảo sát hiện trường nơi dự kiến xây dựng, cải tạo công trình và lập văn bản thỏa thuận với chủ công trình phải được thực hiện trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
3. Trường hợp không thỏa thuận được các biện pháp bảo đảm an toàn, đơn vị quản lý lưới điện cao áp phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không thỏa thuận cho chủ công trình trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện việc khảo sát.
4. Nội dung các văn bản đề nghị, văn bản thông báo thời gian khảo sát, văn bản thỏa thuận thực hiện theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư hoặc theo quy định tại Quyết định 4013/QĐ-EVN SPC ngày 25/12/2015 của Tổng Công ty Điện lực miền Nam về việc quản lý và thực hiện công tác bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp như:
- Các biện pháp đảm bảo an toàn được áp dụng.
- Xác định khoảng cách an toàn theo quy định tại nghị định số 14/2014/NĐ-CP ban hành ngày 26/02/2014.
- Trách nhiệm của các bên lien quan.
- Các thỏa thuận khác. (các mẫu thỏa thuận do đơn vị QLVH nghiên cứu thực hiện).

Câu 38: Theo anh/chị thì các hành vi bị nghiêm cấm trong công tác bảo vệ HLATLĐCA theo quy định của pháp luật hiện hành bao gồm những điều gì?
Trả lời
Căn cứ Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về An toàn Điện thì các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
          1. Trộm cắp hoặc tháo gỡ dây néo, dây tiếp địa, trang thiết bị của lưới điện; trèo lên cột điện, vào trạm điện hoặc khu vực bảo vệ an toàn công trình điện khi không có nhiệm vụ.
2. Sử dụng công trình lưới điện cao áp vào những mục đích khác khi chưa được sự thỏa thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện cao áp.
3. Thả diều, vật bay gần công trình lưới điện cao áp có khả năng gây sự cố lưới điện.
4. Lắp đặt ăng ten thu phát ong; dây phơi; giàn giáo; biển, hộp đèn quảng cáo và các vật dụng khác tại các vị trí mà khi bị đổ, rơi có thể va chạm vào công trình lưới điện cao áp.
5. Trồng cây hoặc để cây vi phạm khoảng cách an toàn đối với đường dây dẫn điện trên không, trạm điện.
6. Bắn chim đậu trên dây điện, trạm điện hoặc quăng, ném bất kỳ vật gì lên đường dây điện, trạm điện.
7. Đào đất gây lún sụt công trình lưới điện cao áp, trạm điện.
8. Đắp đất, xếp các loại vật liệu, thiết bị hoặc đổ phế thải vi phạm khoảng cách an toàn.
9. Sử dụng cột điện, trạm điện để làm nhà, lều, quán, buộc gia súc hoặc sử dụng vào mục đích khác.
10. Nổ mìn, mở mỏ; xếp, chứa các chất dễ cháy nổ, các chất hóa học có khả năng gây ăn mòn hoặc hư hỏng các bộ phận của công trình lưới điện.
11. Đốt nương rẫy, sử dụng các phương tiện thi công gây chấn động hoặc có khả năng làm hư hỏng, sự cố công trình lưới điện, trạm điện, nhà máy điện.
12. Điều khiển các phương tiện bay có khoảng cách đến bộ phận gần nhất của công trình lưới điện cao áp nhỏ hơn 100 m, trừ trường hợp phương tiện bay làm nhiệm vụ quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây điện được phép theo quy định.
13. Để cây đổ vào đường dây điện khi chặt tỉa cây hoặc lợi dụng việc bảo vệ, sửa chữa công trình lưới điện cao áp để chặt cây.
14. Các hành vi khác vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.

Câu 39: Trình bày các nội dung làm được và các hạn chế của bộ máy làm công tác ATVSLĐ tại Đơn vị. Đề xuất giải pháp khắc phục.
Trả lời
Các nội dung đã làm được:
          - Duy trì sự hoạt động của hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động trong đơn vị đã được tư vấn xây dựng, thường xuyên cải tiến hệ thống cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị;
          - Tạo được sự lan tỏa tại đơn vị trong việc xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động hoạt động hiệu quả giúp mọi người trong đơn vị cùng hưởng ứng.
          - Thiết lập mạng lưới cán bộ an toàn chuyên trách để phụ trách công tác  an toàn vệ sinh lao động rộng khắp từ đơn vị đến cơ sở, có kiến thức chuyên môn, chuyên nghiệp, trình độ chuyên sâu để tiếp tục thực hiện được công việc trong đơn vị giao;
          - Kiện toàn bộ máy làm công tác an toàn vệ sinh lao động để có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong việc kịp thời cập nhật các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động cũng như các biện pháp, quy trình kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động phù hợp nhu cầu của doanh nghiệp.
Những hạn chế:
          - Nguồn lực của các doanh nghiệp dành cho công tác an toàn vệ sinh lao động còn nhiều hạn chế như: Trình độ nhận thức về hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động, con người thực hiện, kinh phí của đơn vị… dành cho công tác an toàn vệ sinh lao động.
          - Do đặc thù của từng đơn vị hoặc có những vấn đề đơn vị ngại chia sẻ (như tai nạn, sai phạm về an toàn lao động...) nên thông tin có liên quan đến công tác an toàn vệ sinh lao động của đơn vị còn bị hạn chế rất khó để đúc kết rút kinh nghiệm, việc nghiên cứu tài liệu liên quan đến công tác còn hạn chế.
Một số giải pháp khắc phục:
          Trước thực tế nêu trên, để tăng cường công tác ATVSLĐ, phòng ngừa TNLĐ, BNN, bảo đảm sức khỏe của người lao động, góp phần phát triển kinh tế xã hội đất nước phải cấp thiết hoàn thiện hệ thống pháp luật về ATVSLĐ và đẩy mạnh các biện pháp tổ chức thực hiện tốt các giải pháp sau:
          - Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người lao động về công tác ATVSLĐ trong đó tập trung vào các bộ phận có nguy cơ cao về mất ATVSLĐ.
          - Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học về ATVSLĐ; chỉ đạo và tổ chức rà soát lại các tiêu chuẩn kỹ thuật ATVSLĐ hiện hành để sửa đổi, bổ sung và xây dựng các tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật phù hợp với trình độ công nghệ, thiết bị mới;
          - Kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ làm công tác ATVSLĐ phù hợp, đáp ứng nhiệm vụ công tác.
          - Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý, đặc biệt là các công việc có nguy cơ cao về mất ATVSLĐ, phải xây dựng các quy trình, biện pháp làm việc bảo đảm ATVSLĐ;
          - Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm về ATVSLĐ, trong đó lưu ý trách nhiệm của người sử dụng lao động và cán bộ quản lý.

Câu 40:  Trình bày những nội dung đã làm được, khó khăn và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới ATVSV tại đơn vị.
Trả lời
Hiệu quả:
          -  Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ, đội, phân xưởng chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn, vệ sinh lao động, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân;
          -  Giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, nội quy an toàn, vệ sinh lao động, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động, những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư tại nơi làm việc;
          -  Tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với người lao động mới đến làm việc ở tổ sản xuất;
          -  Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và khắc phục kịp thời những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư và nơi làm việc.
Khó khăn:
          Thứ nhất, ATVSV bản thân họ cũng là NLĐ, do đó trong thời gian làm việc họ có nghĩa vụ phải hoàn thành khối lượng công việc được giao.
          Thứ hai, quy định pháp luật về mạng lưới ATVSV, nhất là quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của ATVSV chưa cụ thể..
          Thứ ba, việc tổ chức và chỉ đạo hoạt động mạng lưới ATVSV của công đoàn cơ sở chưa bài bản, nề nếp;
Thứ tư, chính bản thân nhiều ATVSV cũng chưa hiểu rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác ATVSLĐ, chưa nắm vững phương pháp hoạt động và mục tiêu công tác; do đó hoạt động của từng ATVSV còn thụ động và chưa hiệu quả.

Giải pháp nâng cao công tác hoạt động của mạng lưới ATVSV tại đơn vị.
          Một là, cần quy định cụ thể hơn về nhiệm vụ, quyền hạn của ATVSV về các cơ chế bảo đảm thực hiện các quyền này, cũng như quy định chế tài xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm.
          Hai là, đối với tổ chức công đoàn, nhất là công đoàn cơ sở cần tăng cường quản lý và chỉ đạo hoạt động của mạng lưới ATVSV;
Ba là, chủ động lựa chọn những công nhân lành nghề, gương mẫu, có uy tín để giới thiệu cho tập thể lao động bầu chọn làm ATVSV;
Bốn là, chủ động tham gia cùng chuyên môn xây dựng quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV;
Năm là, đề xuất các cơ chế hoạt động cho ATVSV trong Thỏa ước lao động tập thể trong nội quy, quy chế của đơn vị.

Câu 41: Biện pháp xử lý trường hợp vi phạm chế độ thực hiện PCT trong lúc sửa điện       (không có PCT)
Trả lời
    Khi phát hiện công nhân trực vận hành sữa chữa điện mà không có lệnh công tác (không có lý do chính đáng) thì căn cứ theo Quyết định số: 979/QĐ-PCKG ngày 27/6/2017 của PCKG về việc ban hành “ Qui định khen thưởng và kỷ luật An toan lao động trong Công ty điện lực Kiên Giang” trường hợp trên được xử lý như sau : Đối với người vi phạm bị sa thải ( theo điều 10- Điều 3, khoản 3- điều 16 của Nội qui lao động trong EVNSPC); Điều 11.1.a : các hình thức xử lý vi phạm ATLĐ theo QĐ số 979/QĐ-PCKG ngày 27/6/2017 của PCKG.

Câu 42 : Phân tích, đánh giá, đề xuất khắc phục các tồn tại trong công tác sinh hoạt an toàn hàng ngày và kiểm điểm hàng tuần tại Đơn vị
Trả lời
        
        Đề xuất khắc phục :
         - Công tác sinh hoạt hàng ngày, hàng tuần phải được duy trì thường xuyên  và phải thực hiện nghiêm túc không qua loa chiếu lệ
         - Nội dung sinh hoạt ngắn gọn, tập trung vào công việc hàng ngày, những khó khăn khi thực hiện, những kiến nghị cần giải quyết, nội dung không dài dòng tạo tâm lý nhàm chán cho NLĐ
        - Việc sinh hoạt mang tính xây dựng và dân chủ, NLĐ cần có ý kiến đóng góp tích cực, bày tỏ ý kiến của bản thân đối với công việc, mạnh dạn đề xuất với cấp trên giải quyết các kiến nghị , lãnh đạo đơn vị phải kịp thời giải quyết thắc mắc của NLĐ trong phạm vi, quyền hạn của mình.
         - Lãnh đạo đơn vị, CBAT thường xuyên tham dự, NLĐ tham dự đủ, đúng thời gian, đúng thành phần và phải thực hiện nghiêm túc, sau khi sinh hoạt tất cả NLĐ phải hiểu và nắm rõ những nội dung đã được đề cập trong buổi sinh hoạt

Câu 43: Phân tích nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm sau vụ TNLD tại Điện lực Phú Quốc bị ngã cao chết người năm 2014.
          Trả lời
-     Phân tích nguyên nhân: Sau khi xong công việc ốp đà pha A, công nhân Hoàng Bảo Lâm tháo dây an toàn chuẩn bị di chuyển sang pha C, do bất cẩn và không sử dụng dây quàng phụ nên bị rơi từ độ cao 8 mét xuống đất có lát gạch vỉa hè dẫn đến tử vong. Từ nhận định trên lỗi do một phần do bất cẩn của người lao động và không sử dụng dây quàn phụ khi di chuyển trên trụ.
-     Bài học kinh nghiệm: Nghiêm túc thực hiện 04 điều cơ bản khi làm việc trên lưới điện; Thực hiện theo chính sách an toàn: “Đảm bảo an toàn cho người lao động vì người lao động là vốn quý nhất”; “không có công việc nào quan trọng và quá khẩn cấp để thực hiện một cách không an toàn”.

Câu 44: Nêu các thuận lợi và khó khăn trong việc phối hợp hoạt động của các bộ phận trong bộ máy làm công tác ATVSLĐ tại đơn vị.
Trả lời
Thuận lợi:
          - Phải xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng thường xuyên nhất, đối với một đơn vị sản xuất và kinh doanh.
          - Được cấp trên ủng hộ cao về công tác ATVSLĐ   
- Phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục, huấn luyện  ATVSLĐ cho người lao động, nhằm nâng cao ý thức chấp hành những qui định của pháp luật về ATVSLĐ.
          - Tham gia xây dựng kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động; tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với người lao động mới đến làm việc ở tổ sản xuất;
Khó khăn:
- Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động còn thiếu thường xuyên, chưa thực hiện được công tác kiểm tra hiện trường tất cả các nhóm công tác trong ngày.
- Tổ chức đại diện người sử dụng lao động, người lao động và các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể chưa thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm trong việc giám sát, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Giải pháp:
          - Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục, huấn luyện  ATVSLĐ cho người lao động, nhằm nâng cao ý thức chấp hành những qui định của pháp luật về ATVSLĐ.
          - Hạn chế kim nhiệm chức danh cho người làm công tác ATVSLĐ.
          - Các tổ chức đoàn thể cần hiểu biết nhiều về công tác ATVSLĐ để lòng ghép trong các buổi sinh hoạt định kỳ.
Câu 45:  Nêu trình tự xử lý vụ người dân đốn cây ngã vào lưới điện.
Trả lời
Khi phát hiện hoặc có người báo dân đốn cây ngã vào đường dây (để cây đổ vào đường dây điện khi chặt tỉa cây là hành vi bị nghiêm cấm căn cứ theo Khoản 13 Điều 4 Nghị định 14/2014/NĐ-CP), Điện lực phải cử nhân viên trực tới hiện trường xem tình hình thực tế; TBVH báo cáo lãnh đạo đơn vị sự việc nêu trên đồng thời trực ban báo cho UBND cấp xã phối hợp lập biên bản vi phạm hành chánh vì chặt cây để cây đổ vào đường dây điện tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định 134/2013/NĐ-CP

Câu 46:  Anh/Chị hãy nêu các khó khăn, tồn tại; Giải pháp khắc phục trong công tác kiểm tra, tự kiểm tra ATVSLĐ hàng tháng, quý tại đơn vị và kiểm tra chéo.
Trả lời
* Tồn tại khó khăn:
    Trong những năm qua Công tác kiểm tra tự kiểm tra ATVSLĐ tại cơ sở luôn được quan tâm và thực hiện thường xuyên đúng theo quy định của Tổng công ty, tuy nhiên trong công tác kiểm tra, tự kiểm tra ATVSLĐ hàng tháng, quý tại đơn vị và kiểm tra chéo cũng gặp các khó khăn tồn tại như:
    - Lãnh đạo tại các cơ sở chưa thực sự quan tâm đến công tác này, nhiều cơ sở khoán trắng cho CBAT thực hiện.
    - Quy định kiểm tra có nhiều điểm chưa phù hợp với mục đích của công tác kiểm tra
    - Khi tiến hành tự kiểm tra và kiểm tra nhưng chỉ mang tính hình thức, đối phó chưa đi vào chiều sâu chủ yếu trên hồ sơ, sổ sách.
    - Trong công tác kiểm tra chéo còn mang tính nể nang giữa các cơ sở, ngại chỉ ra các sai xót của cơ sở bạn vì sợ mất lòng, sợ bị bạn đến kiểm tra cơ sở của mình sẽ…làm ngược lại.
  * Giải pháp:
     Để thực hiện tốt công tác kiểm tra, tự kiểm tra ATVSLĐ hàng tháng, quý tại đơn vị và kiểm tra chéo. Trong thời gian tới cần chú trọng thực hiện một số nội dung sau:
    - Lãnh đạo tại các cơ sở cần quan tâm nhiều hơn nữa trong công tác kiểm tra, tự kiểm tra ATVSLĐ tại cơ sở của mình phụ trách.
    - Tăng cường hiệu quả hoạt động của các Công đoàn bộ phận, tham gia vào các hoạt động về ATVSLĐ.
    - Rà soát sửa đội lại các quy định kiểm tra, tự kiểm tra cho phù hợp với tình hình thực tế tại mỗi cơ sở.
    - Tăng cường công tác giám sát việc thực hiện công tác kiếm tra và tự kiểm tra ATVSLĐ tại các cơ sở.

 Câu 47: Nêu các thuận lợi, khó khăn; các nội dung cần chấn chỉnh trong việc thực hiện chức năng-nhiệm vụ-quyền hạn của KSAT (Theo quyết định số 3013/QĐ-EVN SPC ngày 25/07/2017)
Trả lời
1/ Thuận lợi:
- Đã được chú trọng vào công tác an toàn lao động, các phần việc khác như: PCCC; PCTT&TKCN và BVHLATLĐCA chỉ làm công tác kiểm tra.
- Công tác PCCC chỉ có 3 nhiệm vụ; công tác PCTT&TKCN chỉ có 3 nhiệm vụ và công tác BV HLATLĐCA chỉ có 2 nhiệm vụ, chủ yếu làm công tác kiểm tra và tham gia các cuộc họp định kỳ, sơ kết, tổng kết.
- Quyền hạn của KSAT cũng đã được quy định cụ thể 6 quyền hạn, 6 quyền hạn này thể hiện đầy đủ những gì KSAT được phép thực hiện.
- Phương thức hoạt động của KSAT đã được quy định cụ thể ai quản lý chỉ đạo, giao nhiệm vụ, rồi báo cáo cho ai, rồi sinh hoạt cùng với bộ phận nào… rất cụ thể dễ dàng trong hoạt động của mình.
2/ Khó khăn:
Chưa tập trung vào nhiệm vụ chính là công tác an toàn vệ sinh lao động theo quyết định của Tổng Công ty đã ban hành, làm cho hiệu quả công việc chưa được như mong muốn, với lại các điện lực mỗi nơi làm một cách gây khó khăn cho KSAT trong việc trao đổi công tác chuyên môn lẫn nhau.

Câu 48: Các tồn tại và giải pháp khắc phục các tồn tại trong việc thực hiện phiếu công tác và  phiếu thao tác tại Đơn vị
Trả lời
Các tồn tại:
-     Nhân viên trong ĐVCT chưa ký tên đã thực hiện công tác;
-     Phiếu còn tẩy xóa;
-     Không cảnh báo rõ những vị trí phức tạp dễ gây mất an toàn
  Giải pháp khắc phục:
-     Thường xuyên huấn luyện viết phiếu công tác, phiếu thao tác nhằm nâng cao sự hiểu biết và giảm bớt sai sót trong quá trình thực hiện phiếu.
-     Khảo sát hiện trường phải rõ gàng, chỉ  rõ những mối nguy hiểm có thể xảy ra, cảnh báo những vị trí nguy hiểm, nguy cơ gây mất an toàn.
Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, chỉ dẫn th


Danh mục:

  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.