Chương IV
(Trở về mục lục QTATĐ)
Mục 2KHẢO SÁT, LẬP BIÊN BẢN HIỆN TRƯỜNG,LẬP PHƯƠNG ÁN THI CÔNG VÀ BIỆN PHÁP AN
TOÀN
Chương IV
BIỆN PHÁP TỔ CHỨCĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC
Mục 1
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BIỆN PHÁP TỔ
CHỨC
Điều
20. Biện pháp tổ chức chung
Biện pháp tổ chức để
đảm bảo an toàn khi làm việc ở thiết bị bao gồm:
1.
Khảo sát, lập
biên bản hiện trường, lập phương án thi công và biện pháp an toàn (nếu cần
thiết).
2.
Đăng ký công
tác.
3.
Làm việc theo
PCT hoặc LCT.
4.
Cho phép làm
việc tại hiện trường.
5. Giám
sát an toàn trong thời gian làm việc.
6. Những
biện pháp tổ chức khác như: nghỉ giải lao; nghỉ hết ngày làm việc và bắt đầu
ngày tiếp theo; thay đổi người khi làm việc; kết thúc công việc, trao trả nơi
làm việc, khoá phiếu PCT và đóng điện; trách
nhiệm của các đơn vị có liên quan khi thực hiện công việc.
Mục 2KHẢO SÁT, LẬP BIÊN BẢN HIỆN TRƯỜNG,LẬP PHƯƠNG ÁN THI CÔNG VÀ BIỆN PHÁP AN
TOÀN
Điều
21. Khảo sát, lập biên bản hiện trường, lập phương án thi công và biện pháp an
toàn
1.
Đơn
vị làm công việc phải chủ trì và phối hợp với đơn vị quản lý vận hành để tổ
chức khảo sát, lập biên bản hiện trường với sự tham gia đầy đủ của các đơn vị
quản lý vận hành có liên quan, nếu cần thiết đơn vị quản lý vận hành có thể mời
thêm đơn vị điều độ tham gia. Người đi khảo sát phải là những người sẽ được cử
làm người chỉ huy trực tiếp hoặc người giám sát an toàn điện (nếu có). Tại thời
điểm thực hiện công việc, nếu người chỉ huy trực tiếp hoặc người giám sát an
toàn điện (nếu có) là người không có tên trong biên bản khảo sát hoặc không
trực tiếp tham gia khảo sát hiện trường trước đó, thì họ vẫn phải biết rõ các
yếu tố nguy hiểm, điều kiện an toàn khi tiến hành công việc. Một số trường hợp
công việc đơn giản, các yếu tố nguy hiểm về an toàn điện của khu vực cần làm
việc đã được người chỉ huy trực tiếp và đơn vị quản lý vận hành đều biết rõ,
các bên có thể không khảo sát hiện trường, nhưng vẫn phải lập biên bản ghi nhận
các công việc cần làm và đưa ra các biện pháp an toàn cần thiết.
2.
Trường hợp nếu
công việc có liên quan đến thiết bị,
đường dây của từ 02 đơn vị quản lý vận
hành trở lên thì khi khảo sát, lập biên bản hiện trường đơn vị làm công việc và
các đơn vị quản lý vận hành phải thống
nhất, làm rõ trách nhiệm của từng bên, cử một đơn vị quản lý vận hành chịu trách nhiệm cấp PCT, các đơn vị quản lý
vận hành còn lại chịu trách nhiệm thực hiện bàn giao với người cho phép theo
Giấy bàn giao tại Mẫu 3, Phụ lục XI. Việc cử đơn vị quản lý vận
hành cấp PCT thực hiện theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 43 Quy trình này.
3. Công
việc dài ngày, kết cấu lưới điện phức
tạp, nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm cao về an toàn điện,... thì
đơn vị làm công việc phải lập phương án thi công
và biện pháp an toàn gửi đơn vị quản lý vận hành thông qua trước khi tiến hành
công việc.
4. Mẫu Biên bản khảo sát hiện trường quy định tại Mẫu 1, Phụ
lục XI của Quy trình này.
Mục 3ĐĂNG KÝ CÔNG TÁC
Điều
22. Đăng ký công tác
1. Đơn vị làm công
việc đăng ký công tác theo Giấy đăng ký công tác tại Mẫu 2, Phụ lục XI đến đơn
vị quản lý vận hành để đơn vị này lập kế hoạch đăng
ký cắt điện, viết PCT hoặc LCT.
2.
Sau khi tiếp nhận Giấy đăng ký công tác của đơn vị làm công việc, đơn vị quản
lý vận hành lập
kế hoạch
để kết hợp công
tác và đăng ký
cắt điện với các cấp điều độ theo quy định (trường hợp có cắt điện); thông báo
và gửi lịch cắt điện cho đơn vị làm công việc để triển khai công việc khi đăng
ký cắt điện đã được phê duyệt.
Điều
23. Phiếu công tác
1. Phiếu công tác là giấy cho phép đơn vị công tác làm việc với thiết bị, đường dây. Thời gian hiệu lực của PCT do
người cấp phiếu ghi nhưng không quá 30 ngày. Mẫu PCT quy định tại Mẫu 4, Phụ
lục XI của Quy trình này.
2. Khi làm việc theo PCT:
a) Mỗi PCT chỉ được cấp cho 01 đơn vị công tác cho 01 công việc;
b) Trường hợp cấp 01 PCT cho 01 đơn vị công tác để làm việc lần lượt ở nhiều vị trí trên cùng một đường dây, thì những vị trí cùng làm việc theo 01 PCT này phải được nhân viên vận hành thực hiện biện pháp
kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc và được người cho phép chỉ dẫn cho người chỉ huy
trực tiếp các vị trí sẽ tiến hành công việc trước khi đơn vị công tác bắt đầu
tiến hành công việc tại vị trí đầu tiên.
3. Cấp PCT phải thực
hiện như sau:
a) Theo đúng mẫu, rõ
ràng, đủ và đúng theo yêu cầu công việc; không được để rách nát, nhòe chữ; cấm
tẩy xóa.
b) Lập thành 02 bản,
do người cấp phiếu ký và giao cho người cho phép mang đến hiện trường để thực
hiện việc cho phép làm việc. Tại hiện trường, sau khi kiểm tra đủ, đúng các
biện pháp an toàn theo yêu cầu công việc của người cấp phiếu, người cho phép
giao 01 bản cho người chỉ huy trực tiếp và giữ lại 01 bản.
4. Trong khi tiến
hành công việc, nếu mở rộng phạm vi làm việc thì phải cấp PCT mới.
5. Sau
khi hoàn thành công việc, PCT được trả lại người cấp phiếu để kiểm tra, lưu giữ
ít nhất 01 tháng (kể cả những phiếu đã cấp nhưng không thực hiện). Trường hợp khi tiến hành công việc, nếu để xảy ra sự cố
hoặc tai nạn thì PCT phải được lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động
của đơn vị.
Điều
24. Lệnh công tác
1. Lệnh công tác là lệnh viết ra
giấy hoặc trực tiếp ra lệnh bằng lời nói hoặc qua điện
thoại, bộ đàm để thực hiện công việc ở
thiết bị, đường dây.
LCT phải được viết ra giấy và ghi sổ theo dõi. Trường hợp đặc biệt, theo yêu cầu công việc phải giải
quyết cấp bách mà không thể ra lệnh viết được thì được phép truyền đạt trực
tiếp hoặc qua điện thoại, bộ đàm song phải ghi sổ theo dõi và ghi âm (nếu có điều
kiện) theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 32 Quy trình này.
2. Các đơn vị phải có quy định cụ thể về những công việc
được thực hiện theo LCT quy định ở Khoản 1 Điều này để thống nhất áp dụng trong
đơn vị.
3. Mẫu LCT quy định tại Mẫu 5, Phụ
lục XI của Quy trình này.
4.
Sau khi hoàn thành công việc,
LCT phải được lưu giữ ít nhất 01 tháng (kể cả những lệnh đã ban hành nhưng
không thực hiện). Trường hợp khi tiến
hành công việc, nếu xảy ra sự cố hoặc tai nạn thì LCT phải được lưu trong hồ sơ
điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị.
Điều
25. Công việc thực hiện theo PCT, LCT
1. Các công việc khi tiến hành trên thiết bị, đường dây, ở gần hoặc liên
quan đến thiết bị, đường dây đang mang điện, thực hiện các biện pháp kỹ thuật
chuẩn bị vị trí làm việc phải thực hiện theo PCT bao gồm:
a) Làm việc cắt điện hoàn toàn;
b) Làm việc có điện;
c) Làm việc ở gần phần có
điện;
2. Các công việc thực hiện theo LCT bao gồm:
a) Làm việc ở xa nơi có điện;
b) Xử lý sự cố thiết bị, đường dây do nhân viên vận hành thực
hiện trong ca trực, hoặc những người khác thực hiện dưới sự giám sát của nhân
viên vận hành;
c) Làm việc ở thiết bị, đường dây điện hạ áp trong một số trường
hợp do cấp có thẩm quyền của đơn vị quản lý thiết bị, đường dây quyết định. (Làm việc ở thiết bị, đường dây điện hạ áp trong một số trường hợp như: cắt aptomat đầu
cột, aptomat điện kế, sửa chữa nhánh dây cấp điện khách hàng,...).
d) Công việc không cần phải thực
hiện các biện pháp kỹ thuật chuẩn bị vị trí làm việc.
Điều
26. Các chức danh trong PCT
1. Phiếu công tác có
các chức danh sau:
a) Người cấp PCT;
b) Người cho phép;
c) Người giám sát an
toàn điện;
d) Người lãnh đạo
công việc;
e) Người chỉ huy trực
tiếp;
f) Nhân viên đơn vị
công tác.
2. Trong 01 PCT, 01
người được phép đảm nhận 02 chức danh Người cấp phiếu công tác, Người chỉ huy
trực tiếp hoặc Người cấp phiếu công tác, Người giám sát an toàn điện (nếu có),
hoặc đảm nhận nhiều nhất 03 chức danh Người cấp phiếu công tác, Người cho phép,
Người giám sát an toàn điện (nếu có). Khi đảm nhận các chức danh này thì phải
có đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu của chức danh đảm nhận. Người cho phép không được
kiêm nhiệm chức danh người chỉ huy trực tiếp.
3. Những người được
giao nhiệm vụ cấp PCT, cho phép, giám sát an toàn điện, lãnh đạo công việc, chỉ
huy trực tiếp hằng năm phải được huấn luyện về những nội dung có liên quan,
kiểm tra đạt yêu cầu và được người sử dụng lao động ra quyết định công nhận.
Điều
27. Các chức danh trong LCT
1.
Lệnh
công tác có các chức danh sau:
a)
Người ra LCT;
b) Người
giám sát an toàn điện;
c) Người chỉ huy trực tiếp (khi tổ chức thành đơn vị công tác), Người thi hành lệnh (khi thực hiện công việc một
mình);
d)
Nhân
viên đơn vị công tác.
2. Trong
01 LCT, 01 người được phép đảm nhận 02 chức danh Người ra lệnh, Người chỉ huy
trực tiếp hoặc Người ra lệnh, Người giám sát an toàn điện (nếu có);
3. Những
người được giao nhiệm vụ ra LCT, giám sát an toàn
điện, chỉ huy trực tiếp, thi hành lệnh hằng năm phải được huấn luyện về những
nội dung có liên quan, kiểm tra đạt yêu cầu và được người sử dụng lao động ra
quyết định công nhận.
Điều
28. Người cấp PCT
1. Người cấp PCT phải
là người của đơn vị quản lý vận
hành; phải nắm vững về vận hành lưới điện hoặc nhà máy điện do
đơn vị mình trực tiếp quản lý, biết được nội dung công việc, điều kiện đảm bảo
an toàn điện để đề ra đủ, đúng các biện pháp an toàn về điện cho đơn vị công
tác. Có bậc 5 an toàn điện và được công nhận
chức danh “Người cấp phiếu công tác”, quy định
cụ thể như sau:
a) Tại các nhà máy điện: do Quản đốc, Phó Quản đốc, Kỹ
thuật viên phân xưởng quản lý vận hành thiết bị. Trưởng ca đương nhiệm cấp PCT
trong trường hợp người cấp PCT vắng mặt, công việc đột xuất hoặc khi sự cố;
b) Tại các đơn vị truyền tải điện: do Giám đốc, Phó Giám
đốc kỹ thuật; Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng kỹ thuật; Đội trưởng và Đội phó
đường dây, phân xưởng; Trạm trưởng, Trạm phó trạm biến áp; Trưởng kíp, Kỹ thuật
viên; Tổ trưởng, tổ phó tổ thao tác lưu động đối với trạm điện KNT;
c) Tại các đơn vị điện lực cấp quận, huyện: do Giám đốc, Phó
Giám đốc kỹ thuật; Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng kỹ thuật, Kỹ thuật viên;
Đội trưởng, Đội phó, Tổ trưởng, Tổ phó đội quản lý đường dây và trạm biến áp.
Trực ban vận hành cấp PCT trong trường hợp người cấp PCT vắng mặt khi có công
việc đột xuất hoặc khi sự cố;
d) Tại các Chi nhánh lưới điện cao thế (hoặc cấp tương
đương): do Giám đốc, Phó Giám đốc kỹ thuật; Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng kỹ
thuật, Kỹ thuật viên; Đội trưởng, Đội phó đường dây; Trạm trưởng trạm
biến áp; Tổ trưởng, tổ phó tổ thao tác lưu động đối với trạm điện KNT.
2. Trách nhiệm của người cấp PCT
a)
Ghi vào Mục 1 của PCT (có thể soạn
thảo trên máy tính), ký cấp phiếu và giao phiếu cho người cho phép, kiểm tra và
ký hoàn thành PCT ngay sau khi nhận lại từ người cho phép;
b)
Khi giao phiếu cho người cho
phép phải chỉ dẫn những yêu cầu cụ thể và những yếu tố nguy hiểm về an toàn điện
tại nơi làm việc để người cho phép hướng dẫn cho đơn vị công tác khi thực hiện việc
cho phép làm việc để đảm bảo an toàn.
Điều
29. Người cho phép
1. Người
cho phép phải là nhân viên vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực. Có bậc 4 an toàn điện trở lên và được
công nhận chức danh “Người cho phép”.
Trường hợp ở nơi, thiết bị không
có người trực thường xuyên thì người cho phép phải là nhân viên trực tiếp vận
hành thiết bị đó (hoặc được cấp có thẩm quyền công nhận là nhân viên vận hành
thiết bị đó), nhân viên tổ thao tác lưu động và phải
được trưởng ca (trực chính) ca trực vận hành của đơn vị (Truyền tải điện khu
vực; Trung tâm điều khiển xa; Chi nhánh Lưới điện cao thế; Công
ty Điện lực/ Điện lực quận, huyện,...) điều hành,
chỉ dẫn về thực trạng kết lưới, cấp điện nơi (vị trí) làm việc.
2.
Trách nhiệm của người
cho phép
a) Nhận PCT, tiếp nhận sự điều hành, chỉ
dẫn của trưởng ca, trưởng kíp (đối với nhà máy điện); trưởng
kíp, trực chính (đối với trạm biến áp); nhân viên vận hành (đối với lưới điện)
ca trực vận hành của đơn vị để biết đầy đủ tình trạng vận hành của thiết bị nơi
thực hiện công việc (nếu người cấp phiếu không phải người trong ca trực), kiểm tra biện pháp an toàn và thực
hiện việc cho phép làm việc tại hiện trường để cho đơn vị công tác vào làm
việc;
b) Kiểm tra, xác định tại nơi làm việc
không còn điện theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Quy trình này (trường hợp làm
việc có cắt điện);
c) Kiểm tra (hoặc thực hiện nếu được
người cấp phiếu giao) việc thực hiện đủ, đúng các biện pháp an toàn tại hiện
trường thuộc trách nhiệm của mình để chuẩn bị chỗ làm việc cho đơn vị công tác,
ghi những việc đã làm vào Mục 2 của PCT;
d) Trường hợp nếu nơi làm việc có liên
quan đến thiết bị của từ 02 đơn vị quản lý vận hành trở lên thì thực hiện theo
quy định tại Khoản 2 Điều 43 Quy trình này;
e) Kiểm tra danh sách và bậc an toàn điện
của nhân viên đơn vị công tác và người giám sát an toàn điện (nếu có) có mặt
tại nơi làm việc theo đúng với đăng ký của đơn vị làm công việc;
f) Chỉ dẫn nơi làm việc, phạm vi được
phép làm việc, những nơi (phần, thiết bị) có điện ở xung quanh và cảnh báo
những nguy cơ gây ra mất an toàn cho toàn đơn vị công tác và người giám sát an
toàn điện (nếu có) để họ biết và phòng tránh;
g) Khi làm việc không phải cắt điện hoặc
gần nơi có điện thì chỉ dẫn những yếu tố nguy hiểm về an toàn điện cho người
chỉ huy trực tiếp, người giám sát an toàn điện (nếu có) và nhân viên đơn vị
công tác biết để đảm bảo an toàn trong khi làm việc;
h) Ghi thời gian bàn giao hiện trường làm
việc, ký tên vào Mục 2 của PCT. Giao 01 bản PCT cho người chỉ huy trực tiếp sau
khi người chỉ huy trực tiếp, người giám sát an toàn điện (nếu có) đã kiểm tra
lại các biện pháp an toàn mà người cho phép giao theo yêu cầu, ký vào Mục 2 của
PCT;
i) Thực hiện và ghi vào Mục 5 của PCT
(nếu có);
j) Tiếp nhận lại PCT và nơi làm việc do
người chỉ huy trực tiếp bàn giao khi đơn vị công tác làm xong công việc; kiểm
tra nội dung công việc, nơi làm việc, viết, ký khóa PCT vào Mục 6.2 của PCT,
giao trả lại PCT cho người cấp PCT.
Điều
30. Người giám sát an toàn điện
1. Những trường hợp phải cử người giám sát an toàn điện riêng cho đơn vị công tác bao gồm:
a) Đơn vị công tác làm các công việc (như: nề, mộc, cơ khí,…) ở
nhà máy điện, trạm điện không có chuyên môn về điện;
b) Đơn vị công tác làm các công việc căng, kéo dây, lấy độ
võng đường dây giao chéo ở phía dưới hoặc gần đường dây đang vận hành;
c) Đơn vị công tác làm việc ở những nơi đặc biệt nguy hiểm về
điện;
d) Trường hợp làm việc theo LCT, nếu có yếu tố nguy hiểm có thể dẫn đến tai
nạn điện trong khi làm việc đối với đơn vị công tác mà người chỉ huy trực tiếp không thể giám
sát an toàn điện được thì phải cử người giám sát an toàn điện.
2. Người giám sát an toàn điện
được đơn vị làm công việc hoặc đơn vị quản lý vận hành cử để làm nhiệm vụ giám sát an toàn
điện cho đơn vị công tác. Có bậc 4 an toàn điện trở lên và được công nhận chức danh “Người giám sát an toàn điện”.
3. Trách nhiệm của người giám sát an toàn điện
a)
Nắm vững các quy định và những yêu cầu về an toàn điện tại nơi làm việc để giám
sát đơn vị công tác đảm bảo an toàn về điện;
b)
Có mặt tại nơi làm việc từ khi người cho phép thực hiện việc cho phép làm việc;
c)
Cùng người chỉ huy trực tiếp tiếp nhận nơi làm việc, kiểm tra và thực hiện (nếu
có) các biện pháp an toàn đã đủ và đúng, ký tên vào PCT hoặc LCT;
d)
Có mặt liên tục tại nơi làm việc để làm nhiệm vụ giám sát an toàn điện (cho đến
khi hoàn thành phần nhiệm vụ được phân công) và không làm bất cứ việc gì khác
ngoài nhiệm vụ giám sát an toàn điện.
Điều
31. Người lãnh đạo công việc
1. Người lãnh đạo
công việc phải có bậc 5 an toàn điện và được công nhận chức danh
“Người lãnh đạo công việc” do đơn
vị làm công việc cử.
2. Trách
nhiệm của người lãnh đạo công việc
Chịu
trách nhiệm phối hợp hoạt động của các đơn vị công tác, khi công việc do nhiều
đơn vị công tác của cùng một tổ chức hoạt động điện lực thực hiện theo các PCT
để đảm bảo an toàn.
Điều
32. Người ra LCT
1. Người ra LCT phải nắm vững về vận hành lưới điện hoặc nhà máy điện do
đơn vị mình trực tiếp quản lý, biết
được nội dung công việc, điều kiện đảm bảo an toàn điện khi tiến hành công việc. Có bậc 5 an toàn điện và
được công nhận chức danh “Người ra lệnh công tác”.
2. Trách nhiệm của người
ra
LCT
a) Khi ra LCT phải ghi đầy đủ các nội
dung trong Phần A và Mục 1 Phần B của LCT (nếu lập thành quyển), trực tiếp ký và giao LCT cho người
chỉ huy trực tiếp (hoặc người thi hành lệnh); tiếp nhận lại
LCT, kiểm tra, ký sau khi hoàn thành công việc;
b) Trường hợp ra lệnh
bằng lời nói truyền đạt trực tiếp hoặc qua điện thoại, bộ đàm, trước khi ra LCT
người ra lệnh phải ghi vào sổ LCT những nội dung sau: người ra lệnh, họ tên của
người chỉ huy trực tiếp (hoặc người thi hành lệnh), người giám sát an toàn điện (nếu có), nhân viên của đơn
vị công tác, địa điểm làm việc, nội dung công tác, điều kiện tiến hành công
việc, thời gian bắt đầu và kết thúc công việc, đồng thời dành một mục để ghi
việc kết thúc công việc.
Nếu người ra lệnh
không trực tiếp ghi được thì phải thông báo về nơi trực vận hành để ghi vào sổ
LCT đầy đủ các nội dung nêu ở trên và phải ghi âm (nếu có điều kiện);
c) Phải chỉ dẫn những điều có
liên quan đến công việc và các yếu tố nguy hiểm tại hiện trường cho người chỉ
huy trực tiếp (hoặc người thi hành lệnh), người giám sát an toàn điện (nếu có) để đảm bảo an toàn khi
thực hiện công việc;
d) Người ra lệnh công
tác tiếp nhận báo cáo kết quả, thời gian hoàn thành sau khi thực hiện xong công
việc từ người chỉ huy trực tiếp (hoặc người thi hành lệnh) và ghi vào sổ LCT
theo quy định.
Điều
33. Người chỉ huy trực tiếp
1. Người chỉ huy trực tiếp phải nắm vững thời gian, địa điểm, nội dung công việc
được giao và các biện pháp an toàn phù hợp với yêu cầu của công việc; được đơn vị làm công việc cử để thực hiện công việc. Có bậc 4 an toàn điện trở
lên và được công nhận chức danh “Người chỉ huy trực tiếp”.
2. Trách
nhiệm của người
chỉ huy trực tiếp
a) Trách
nhiệm phối hợp: phải hợp tác chặt chẽ với các tổ chức liên quan và chỉ huy, kiểm
tra đơn vị công tác để đảm bảo công tác an toàn và gìn giữ an toàn cho cộng đồng.
b) Trách
nhiệm kiểm tra: phải hiểu rõ nội dung công việc được giao, các biện pháp an
toàn phù hợp với công việc.
Kiểm tra, tiếp nhận biện
pháp an toàn do người cho phép bàn giao và thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn cần thiết khác;
Việc chấp hành các quy định
về an toàn của nhân viên đơn vị công tác;
Chất lượng của các dụng cụ,
trang bị an toàn sử dụng trong khi làm việc. Kiểm tra thời hạn thử nghiệm cho phép sử dụng của máy,
thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
Đặt, di chuyển, tháo dỡ
các biển báo an toàn điện, rào chắn, nối đất di động trong khi làm việc và phổ
biến cho tất cả nhân viên đơn vị công tác biết.
c) Kiểm
tra sơ bộ sức khoẻ công nhân: trước khi bắt đầu công việc, người chỉ huy trực
tiếp phải kiểm tra sơ bộ tình hình sức khỏe, thể trạng của nhân viên đơn vị
công tác. Khi xét thấy sẽ có khó khăn cho nhân viên đơn vị công tác thực hiện
công việc một cách bình thường thì không được để nhân viên đơn vị công tác đó
tham gia vào công việc.
d) Trách
nhiệm giải thích: trước khi cho đơn vị công tác vào làm việc người chỉ huy trực
tiếp phải giải thích cho nhân viên đơn vị công tác về nội dung, trình tự để thực
hiện công việc và các biện pháp an toàn.
e) Trách
nhiệm giám sát: người chỉ huy trực tiếp phải có mặt liên tục tại nơi làm việc,
giám sát và có biện pháp để nhân viên đơn vị công tác không thực hiện những
hành vi có thể gây tai nạn trong quá trình làm việc.
Điều
34. Người thi hành lệnh
1. Người thi
hành lệnh phải nắm vững thời gian, địa điểm, nội dung công việc được giao và
các biện pháp an toàn phù hợp với yêu cầu của công việc; được đơn vị làm công việc cử để thực hiện công việc. Có bậc 4 an toàn điện trở
lên và được công nhận chức danh “Người thi hành lệnh”.
Trường hợp: i) công việc làm ở nơi có ít yếu tố
nguy hiểm về an toàn điện; ii) làm việc ở xa nơi có điện; iii) xử lý sự cố thiết
bị do nhân viên vận hành thực hiện trong ca trực; iv) người thực hiện công việc
có kỷ luật lao động nghiêm và chuyên môn nghề nghiệp vững, biết rõ nơi làm việc
và điều kiện an toàn thì người thi hành lệnh phải có bậc 3 an toàn điện trở
lên.
2. Trách nhiệm của
người thi hành lệnh
a) Nhận lệnh công tác
từ người ra lệnh
Trường hợp nhận lệnh
bằng lời nói được truyền đạt trực tiếp hoặc qua điện thoại, bộ đàm thì phải ghi
âm (nếu có điều kiện) và ghi vào sổ LCT. Phải đọc kỹ nội dung LCT, nếu thấy bất
thường hoặc chưa rõ thì phải hỏi lại ngay người ra lệnh;
b) Chuẩn
bị, kiểm tra chất lượng của các dụng cụ, trang bị an toàn sử dụng trong khi làm
việc;
c) Kiểm tra và thực hiện các biện pháp an toàn để tiến hành
công việc;
d)
Ghi nhật ký công tác và biện pháp an toàn vào Mục 2.3 của LCT;
e) Khi thực hiện xong
công việc, người thi hành lệnh phải ghi kết quả,
thời gian hoàn thành vào LCT hoặc sổ của mình; báo cáo với người ra lệnh để
biết và ghi vào sổ LCT theo quy định.
Điều
35. Nhân viên đơn vị công tác
1.
Nhân viên đơn vị công tác phải được huấn luyện về an toàn điện phù hợp với công việc được giao.
2.
Cử nhân viên đơn vị công tác: nhân
viên đơn vị công tác do người được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý nhân viên
của đơn vị làm công việc cử.
3.
Trách nhiệm của nhân viên đơn vị công tác
a)
Đảm bảo tốt thể chất và tinh thần để
làm việc. Chủ động báo cáo với người chỉ huy trực tiếp tình trạng sức khỏe của mình để được giao công việc phù
hợp;
b)
Phải nắm vững những yêu cầu về an toàn có liên quan đến công việc;
c)
Tự kiểm tra và bảo đảm đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân;
d)
Khi đến nơi làm việc, sau khi nghe phổ biến nhiệm vụ công việc, phạm vi được
phép làm việc, các yếu tố nguy hiểm cần phòng tránh, có thể hỏi lại người chỉ
huy trực tiếp về những nội dung chưa rõ. Khi thấy các điều kiện đảm bảo an toàn
để làm việc chưa đủ và đúng phải báo cáo ngay với người chỉ huy trực tiếp để
xem xét giải quyết;
e)
Ký vào Mục 4 của PCT hoặc ký vào Mục 1.2 của LCT khi đến làm việc và rút khỏi
nơi làm việc. Trong trường hợp nhân viên đơn vị công tác không thể ký rút khỏi
nơi làm việc (do đau ốm,…) thì người chỉ huy trực tiếp được phép ký thay;
f)
Chấp hành nghiêm nhiệm vụ được phân công và có trách nhiệm tự bảo vệ để đảm bảo
an toàn khi làm việc. Từ chối thực hiện công việc khi thấy không đảm bảo an
toàn, nếu người chỉ huy trực tiếp không chấp thuận thì báo cáo lên cấp trên để
giải quyết;
g)
Không được vào các vùng mà người chỉ huy trực tiếp cấm vào hoặc các vùng có
nguy cơ xảy ra tai nạn;
h)
Khi xảy ra tai nạn phải tìm cách cứu chữa người bị nạn.
Mục 5
Điều
36. Cho phép làm việc và bàn giao tại hiện trường
Tại hiện trường,
người cho phép phải cùng với người chỉ huy trực tiếp và người giám sát an toàn
điện (nếu có) kiểm tra các biện pháp an toàn đã thực hiện đủ và đúng. Thủ tục cho
phép và bàn giao hiện trường cho đơn vị công tác được thực hiện theo quy định
sau:
1.
Người
cho phép chỉ dẫn cho người chỉ huy trực tiếp, người giám sát an toàn điện (nếu
có) biết phạm vi được phép làm việc và các cảnh báo, chỉ dẫn các yếu tố nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho đơn vị công tác. Nếu làm việc có cắt điện, phải sử dụng thiết bị thử
điện chuyên dùng chứng minh là không còn điện ở các phần đã được cắt điện.
2. Đồng ý tiếp nhận hiện trường
công tác:
Người chỉ huy trực tiếp và người giám sát an toàn
điện (nếu có) kiểm tra và xác nhận người cho phép đã thực hiện đủ yêu cầu theo
PCT và đồng ý tiếp nhận hiện trường công tác.
Người chỉ huy trực tiếp ghi
ngày, giờ tiếp nhận hiện trường, cùng người giám sát an toàn điện (nếu có) ký,
ghi họ tên vào PCT.
3. Bàn giao và cho phép đơn vị
công tác bắt đầu làm việc:
Sau khi người chỉ huy trực tiếp và người giám sát an toàn (nếu có) ký đồng
ý tiếp nhận, người cho phép mới ký cho phép đơn vị công tác bắt đầu tiến hành công viêc vào 02 bản PCT.
Sau khi nhận được 01 bản PCT đã có chữ ký của người cho phép, người chỉ
huy trực tiếp được quyền chỉ huy điều hành đơn vị công tác thực hiện các công việc trong phạm vi cho phép làm việc theo PCT, bao gồm
việc thực hiện các thủ tục, biện pháp an toàn nơi làm việc thuộc trách nhiệm của
đơn vị công tác.
Điều
37. Giám sát an toàn
1. Giám sát an toàn điện và an toàn trong
khi làm việc đối với tất cả nhân viên đơn vị công tác thuộc trách nhiệm của
người chỉ huy trực tiếp.
2. Khi công việc phải cử người giám sát an toàn
điện thì việc giám sát an toàn điện cho tất cả nhân viên đơn vị công tác thuộc
về trách nhiệm của người giám sát an toàn điện.
3. Người sử dụng lao động, người làm công
tác an toàn của đơn vị làm công việc có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện
giám sát đảm bảo an toàn trong khi làm việc.
4. Nếu để xảy ra mất an toàn do lỗi không
thực hiện giám sát nhân viên đơn vị công tác trong khi tiến hành công việc thì
người chỉ huy trực tiếp và người giám sát an toàn điện (nếu có) phải chịu hoàn
toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Điều
38. Nghỉ giải lao
1. Khi nghỉ giải lao, tất cả nhân viên
trong đơn vị công tác phải dừng làm việc, các biện pháp an toàn phải được giữ
nguyên. Các nhân viên vẫn phải chịu sự giám sát của người chỉ huy trực tiếp.
2. Nhân viên đơn vị công tác không được
tự ý trở lại làm việc khi chưa có lệnh của người chỉ huy trực tiếp. Người chỉ
huy trực tiếp, người giám sát an toàn điện (nếu có) chỉ được cho nhân viên vào
làm việc khi đã kiểm tra các biện pháp an toàn còn đủ và đúng.
Điều
39. Nghỉ hết ngày làm việc và bắt đầu ngày tiếp theo
1.
Nếu
công việc phải kéo dài nhiều ngày thì sau mỗi ngày làm việc, đơn vị công tác
phải thu dọn nơi làm việc, các biện pháp an toàn phải được giữ nguyên. Người
chỉ huy trực tiếp phải giao lại PCT và những việc liên quan cho người cho phép,
đồng thời hai bên phải cùng ký vào Mục 5 của PCT.
2.
Khi
bắt đầu công việc ngày tiếp theo, người cho phép và người chỉ huy trực tiếp phải
kiểm tra lại các biện pháp an toàn và thực hiện việc cho phép làm việc, ghi và
ký vào Mục 5 của PCT.
3.
Trường
hợp làm việc trên đường dây, nếu nơi làm việc ở quá xa nơi trực vận hành và
được sự thống nhất từ trước giữa đơn vị làm công việc với đơn vị quản lý vận
hành thì khi nghỉ hết ngày làm việc cho phép người chỉ huy trực tiếp được giữ
lại PCT, nhưng phải thông báo những việc đã làm để người cho phép (hoặc nhân
viên vận hành) biết. Người cho phép hoặc nhân viên vận hành phải ghi, ký vào
PCT do mình giữ đồng thời ghi sổ nhật ký vận hành.
Đến
ngày làm việc tiếp theo, người chỉ huy
trực tiếp chỉ được phân công nhân viên đơn vị công tác vào làm việc sau
khi người cho phép đồng ý và kiểm tra lại các biện pháp an toàn đủ và đúng theo
yêu cầu công việc.
Điều
40. Thay đổi người của đơn vị công tác
Việc thay đổi
người (kể cả người chỉ huy trực tiếp) hoặc số lượng nhân viên đơn vị công tác do những người
có trách nhiệm của đơn vị làm công việc quyết định và
đồng thời phải được người chỉ huy trực tiếp, người cho phép đồng ý.
Điều
41. Kết thúc công việc
1. Khi làm xong công
việc, người chỉ huy trực tiếp cho đơn vị công tác thu dọn, vệ sinh nơi làm việc
và kiểm tra, xem xét lại để hoàn thiện tất cả những việc có liên quan.
Sau đó cho nhân viên
đơn vị công tác rút khỏi nơi làm việc, chỉ để lại những người tháo nối đất, chỉ
huy tháo nối đất, tháo gỡ những biện pháp an toàn do đơn vị công tác làm.
Cuối cùng, người chỉ
huy trực tiếp mới được ghi, ký vào Mục 6.1 của PCT (cả bản PCT do người chỉ
huy trực tiếp giữ và bản của người cho phép giữ), trao trả nơi làm việc
và PCT cho người cho phép để tiếp nhận, kiểm tra nơi làm việc.
2. Trong quá trình kiểm tra chất lượng,
nếu phát hiện thấy có thiếu sót phải sửa chữa lại ngay thì người chỉ huy trực
tiếp phải thực hiện theo đúng quy định về “Cho phép làm việc” như đối với một
công việc mới.
Việc làm bổ sung này,
không phải cấp PCT mới nhưng phải ghi thời gian bắt đầu, kết thúc việc làm thêm
vào Mục 5 của PCT.
3. Khi kết thúc công
việc, nếu đã có lệnh tháo nối đất thì cấm mọi người trong đơn vị công tác tự ý
vào nơi làm việc và tiếp xúc với thiết bị để làm bất cứ việc gì.
Điều
42. Trao trả nơi làm việc, khóa phiếu và đóng điện
1. Bàn giao trao trả
nơi làm việc, khóa PCT phải được tiến hành trực tiếp giữa người chỉ trực tiếp
và người cho phép.
Người chỉ huy trực
tiếp ký vào Mục 6.1 kết thúc công tác.
Người cho phép sau
khi kiểm tra lại tại nơi làm việc không còn nối đất di động, đảm bảo an toàn
mới được ký khoá phiếu vào Mục 6.2 và thực hiện những việc của nhân viên vận
hành, báo cáo Trưởng ca (Trưởng kíp, Trực chính) ca trực vận hành nội dung công
việc đã thực hiện.
2. Thao tác đóng điện
vào thiết bị đã cắt điện khi làm việc được thực hiện như sau:
a) Đã khóa PCT, nếu
thiết bị đóng điện có liên quan đến nhiều đơn vị công tác thì phải khóa tất cả
các PCT, đảm bảo thiết bị sẽ đóng điện tuyệt đối an toàn;
b) Nơi làm việc đã
tháo biển báo và rào chắn tạm thời khi làm việc (nếu có), đặt lại rào chắn cố
định;
c) Tại nơi trực vận
hành của đơn vị quản lý vận hành đã tháo hết các dấu hiệu báo có đơn vị công
tác làm việc trên sơ đồ;
d) Được phép đóng
điện của cấp có quyền điều khiển thiết bị theo quy định.
Mục 8 TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUANKHI THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Điều
43. Trách nhiệm của đơn vị làm công việc, đơn vị quản lý vận hành, đơn vị điều
độ
1.
Đối với đơn vị làm công việc:
a) Thống nhất với các đơn vị quản lý vận hành có liên
quan về tiến độ và tổ chức các đơn
vị công tác phù hợp với công việc, điều kiện thực tế của hiện trường công tác.
b) Tổ chức các đơn vị
công tác, cử người chỉ huy trực tiếp, người lãnh đạo công việc, người giám sát
an toàn điện, nhân viên đơn vị công tác theo quy định của Quy trình này.
Việc tổ chức các đơn vị
công tác phải thực hiện sao cho với 01 đơn vị công tác khi làm việc theo 01 PCT
(hoặc LCT), người chỉ huy trực
tiếp và người giám sát an toàn điện (nếu có) phải giám sát được tất cả nhân
viên của đơn vị công tác trong cùng một thời gian, không gian để đảm bảo an
toàn về điện.
c) Người
sử dụng lao động của đơn vị làm công việc phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước
pháp luật về sự đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của bậc an toàn điện đối với từng
loại công việc và những chức danh trong PCT, LCT theo quy định của Quy trình
này được ghi trong Giấy đăng ký công tác.
2.
Đối với đơn vị quản lý vận hành:
a)
Chủ động phối hợp với đơn vị làm công việc, đơn vị điều độ triển khai thực hiện
công việc theo đúng kế hoạch và quy định của Quy trình này để đảm bảo an toàn
cho đơn vị công tác.
b)
Cử nhân viên vận hành thực hiện các biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc.
Nếu thao tác cắt điện thuộc các đơn vị quản lý vận hành khác thì chủ động phối
hợp với đơn vị điều độ cắt điện theo đúng kế hoạch, đảm bảo thời gian làm việc.
c)
Cấp PCT, LCT, Giấy bàn giao.
-
Trường hợp thiết bị hoặc nơi làm việc do 01 đơn vị quản lý vận hành quản lý,
thì đơn vị quản lý vận hành đó chịu
trách nhiệm cấp PCT.
-
Trường hợp, nếu thiết bị hoặc nơi làm việc do từ 02 đơn vị quản lý vận hành
quản lý trở lên thì nguyên tắc cử đơn vị quản lý vận hành cấp PCT, LCT, Giấy
bàn giao như sau:
+
Nếu công việc trực tiếp làm ở thiết bị của 01 đơn vị quản lý vận hành, nhưng
nơi làm việc có liên quan đến thiết bị của các đơn vị quản lý vận hành khác thì
đơn vị quản lý vận hành thiết bị sẽ làm việc là đơn vị chịu trách nhiệm cấp
PCT;
+
Nếu công việc làm ở thiết bị đang trong quá trình xây lắp, nhưng có liên quan
đến các thiết bị khác của nhiều đơn vị quản lý vận hành thì đơn vị quản lý vận
hành thiết bị có thời gian cắt điện dài nhất là đơn vị cấp PCT. Trường hợp thời
gian phải cắt điện của các đơn vị là như nhau thì đơn vị quản lý vận hành ở gần
nơi làm việc nhất là đơn vị cấp PCT, hoặc theo chỉ định của cấp trên của đơn vị
quản lý vận hành có cấp điện áp cao hơn khi vẫn còn những điều kiện như nhau;
Mẫu
“Giấy bàn giao” thực hiện theo Mẫu 3, Phụ lục XI của Quy trình này.
d)
Cử người cho phép là nhân viên vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực để thực
hiện việc cho phép làm việc ở tại hiện trường.
Người
cho phép của đơn vị cấp PCT chỉ được ký cho phép và giao PCT cho người chỉ huy
trực tiếp khi:
-
Đã kiểm tra và có đủ, đúng các biện pháp an toàn của đơn vị mình;
-
Đã nhận và kiểm tra việc thực hiện đầy đủ các mục trong Giấy bàn giao.
e)
Cử người giám sát an toàn điện theo Điều
30 Quy trình này theo đề nghị của đơn vị làm công việc.
f) Treo thẻ đánh dấu
từng đơn vị công tác trên sơ đồ vận hành của bộ phận trực tiếp vận hành thiết
bị (nơi) tiến hành công việc.
g) Trường hợp đơn vị
quản lý vận hành là đơn vị làm công việc phải thực hiện như sau:
- Lập phương án cụ
thể, chi tiết khi triển khai kế hoạch công việc;
- Phân định rõ trách
nhiệm thực hiện của từng chức danh trong PCT và các bộ phận trong đơn vị có
liên quan đến công việc để thực hiện đúng theo quy định của Quy trình này.
3. Đối với đơn vị điều độ:
a) Lập, duyệt phương thức vận
hành, lịch cắt điện công tác tuần (tháng), thông báo và gửi lịch cắt điện đã được
duyệt cho các đơn vị quản lý vận hành có liên quan đến công việc;
b) Chỉ huy thao tác cắt điện,
bàn giao thiết bị cho đơn vị quản lý vận hành theo đúng quy định và thời gian
được phê duyệt;
c) Treo thẻ đánh dấu đơn vị công tác trên sơ đồ
vận hành theo số lượng đơn vị quản lý vận hành đăng ký cắt điện;
d)
Khôi phục lại thiết bị khi đơn vị quản lý vận hành đã khoá hết PCT, giao trả
nơi làm việc và phải yêu cầu đơn vị quản lý vận hành kiểm tra, xem xét kỹ
lưỡng, đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Mục 9
ĐẢM BẢO AN TOÀN NƠI CÔNG CỘNG
Điều
44. Đặt rào chắn
Đơn vị công tác phải
thực hiện các biện pháp thích hợp như đặt rào chắn nếu thấy cần
thiết quanh vùng làm việc sao cho người không có nhiệm vụ không đi vào đó gây
tai nạn và tự gây thương tích. Đặc biệt trong trường hợp làm việc với đường cáp
điện ngầm, đơn vị công tác phải thực hiện các biện pháp nhằm tránh cho người,
phương tiện có thể bị rơi xuống hố.
Điều
45. Tín hiệu cảnh báo
Đơn vị công tác phải
đặt tín hiệu cảnh báo trước khi làm việc nhằm đảm bảo an toàn cho cộng đồng.
Điều
46. Làm việc tại đường giao thông
1. Khi sử dụng đường
giao thông cho các công việc như xây dựng và sửa chữa, đơn vị công tác có thể
hạn chế sự qua lại của phương tiện giao thông, người đi bộ nhằm giữ an toàn cho
cộng đồng.
2. Khi hạn chế các
phương tiện tham gia giao thông, phải thực hiện đầy đủ quy định của các cơ quan
chức năng liên quan và phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
a) Phải đặt tín hiệu
cảnh báo và bố trí người hướng dẫn nhằm tránh nguy hiểm cho cộng đồng;
b) Chiều rộng của
đường để các phương tiện giao thông đi qua phải đảm bảo quy định của cơ quan
quản lý đường bộ.
3. Khi hạn chế đi lại
của người đi bộ, để đảm bảo việc qua lại an toàn, phải thực hiện căng dây, lắp
đặt rào chắn tạm thời,... và có biển chỉ dẫn cụ thể.
4. Khi công việc được
thực hiện ở gần đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, hoặc tại vị trí giao chéo giữa
đường dây dẫn điện với các đường giao thông nói trên, đơn vị công tác phải liên
hệ với cơ quan có liên quan và đề nghị các cơ quan này bố trí người hỗ trợ
trong khi làm việc để bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao
thông, nếu thấy cần thiết.