Phụ luc II Cấp cứu
(Trở về mục lục QTATĐ)
Phụ lục II
HƯỚNG DẪN CỨU CHỮA NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT
Phụ lục II
HƯỚNG DẪN CỨU CHỮA NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT
Trong điều kiện bình thường con
người tiếp xúc trực tiếp với điện áp xoay chiều trên 42 V là nguy hiểm đến tính
mạng.
Theo thống kê, nếu bị tai nạn điện giật mà
được cấp cứu kịp thời và đúng phương pháp thì tỉ lệ nạn nhân được cứu sống rất
cao.
Bảng dưới đây cho thấy, nếu nạn nhân
được cứu chữa ngay trong phút đầu tiên thì khả năng cứu sống đến 98%. Còn đến
phút thứ 5 thì cơ hội cứu sống chỉ còn 25%.
Thời
gian (phút)
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
Tỉ
lệ % nạn nhân được cứu sống
|
98
|
90
|
70
|
50
|
25
|
Có 2 bước cơ bản để cứu người bị tai nạn điện,
bao gồm:
1. Tách nạn nhân ra khỏi mạch
điện.
2. Cứu chữa nạn nhân tại chỗ.
I. TÁCH NẠN NHÂN RA KHỎI MẠCH ĐIỆN
Nếu thấy có người bị tai nạn điện giật
thì phải tìm mọi cách để tách nạn nhân ra khỏi mạch điện. Để cứu nạn nhân và
tránh không bị điện giật, người cứu nạn nhân phải thực hiện, như sau:
1. Trường hợp cắt được mạch điện
Cắt điện bằng những thiết bị đóng, cắt
ở gần nhất, như: công tắc điện, cầu chì, cầu dao, máy cắt, hoặc rút phích cắm v.v.
Khi cắt điện phải chú ý:
a) Nếu mạch điện bị cắt, cấp cho đèn
chiếu sáng lúc trời tối thì phải chuẩn bị ngay nguồn sáng khác để thay thế;
b) Nếu người bị nạn ở trên cao thì
phải chuẩn bị để hứng, đỡ khi người đó rơi xuống.
2. Trường hợp không cắt được mạch điện
Trong trường hợp này, phải phân biệt
người bị nạn đang chạm vào mạch điện hạ áp hay cao áp để áp dụng những cách như
sau:
a) Nếu là mạch điện hạ áp thì người
cứu phải đứng trên bàn, ghế hoặc tấm gỗ khô, đi dép hoặc ủng cao su (cách điện),
đeo găng cao su (cách điện) để dùng tay kéo nạn nhân tách ra khỏi mạch điện.
Nếu không có các phương tiện trên thì dùng gậy gỗ, tre khô gạt dây điện hoặc
đẩy nạn nhân để tách ra, hoặc dùng tay khô hay có bọc lót ni lon, bìa giấy khô
v.v để nắm vào áo, quần khô của nạn nhân kéo ra. Nếu có kìm cách điện, búa, rìu
cán bằng gỗ v.v thì sử dụng những dụng cụ này để cắt, chặt đứt dây điện đang
gây ra tai nạn.
Tuyệt đối không chạm trực tiếp vào
người nạn nhân, vì như vậy người đi cứu cũng bị điện giật;
b) Nếu là mạch điện cao áp
thì người cứu phải có ủng, găng tay cách điện và dùng sào cách điện để gạt hoặc
đẩy nạn nhân ra khỏi mạch điện. Nếu không có dụng cụ cách điện nói trên thì
dùng sợi dây kim loại nối đất một đầu và ném đầu kia vào cả 3 pha làm ngắn mạch
để đường dây bị cắt điện rồi tách nạn nhân ra khỏi mạch điện.
II. CỨU CHỮA NẠN NHÂN SAU KHI ĐÃ TÁCH RA KHỎI MẠCH ĐIỆN
Ngay sau khi nạn nhân được tách khỏi
mạch điện phải căn cứ vào tình trạng của nạn nhân để xử lý cho thích hợp, cụ
thể như sau:
1. Nạn nhân chưa mất tri giác
Nếu nạn nhân chỉ bị hôn mê trong giây
lát, tim còn đập, thở yếu thì phải để nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh chăm
sóc cho hồi tỉnh. Sau đó, mời y, bác sỹ hoặc nhẹ nhàng đưa đến cơ quan y tế gần
nhất để theo dõi chăm sóc.
2. Nạn nhân mất tri giác
Nếu nạn nhân vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu thì
đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh (trời rét phải đặt ở nơi kín gió), nới
rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm, đặt nạn nhân về tư thế nằm
nghiêng, ma sát toàn thân cho nóng lên và mời y, bác sỹ đến để chăm sóc.
3. Nạn nhân đã tắt thở
Nếu tim nạn nhân ngừng đập, toàn thân co giật giống như
chết thì phải đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi
rớt rãi trong mồm và kéo lưỡi (nếu lưỡi thụt vào). Tiến hành làm hô hấp nhân
tạo, hà hơi thổi ngạt ngay, phải làm liên tục, kiên trì cho đến khi có ý kiến
của y, bác sỹ quyết định mới thôi.
III. PHƯƠNG PHÁP CẤP CỨU HỒI SINH TỔNG HỢP
Bước 1 (D) – Danger (Loại trừ nguy hiểm): Khi CNVC lao động
bị nạn cần nhanh chóng tiến hành các biện pháp loại trừ các yếu tố nguy hiểm
còn đang ảnh hưởng đến tính mạng của người bị nạn và những người xung quanh.
Bước 2 (R) – Response (Phản ứng): Kiểm tra, đánh giá
nhanh tình trạng sống của nạn nhân về não, hô hấp, tim. Nới rộng quần áo; nhanh
chóng vận chuyển nạn nhân tới vị trí thuận lợi để có thể tiến hành hồi sinh
tổng hợp ngay (nếu nạn nhân còn ở trên cao, dưới nước…) và kêu gọi sự hỗ trợ
của người khác.
Bước 3 (C) – Circulation (Khôi phục hệ tuần hoàn): Ưu
tiên ngay việc ấn tim ngoài lồng ngực 30 lần, tần số ấn tim từ 100 đến 120
lần/phút và ấn sâu từ 5 đến 6 cm. Việc ấn tim cần phải được thực hiện ngay, kể
cả khi nạn nhân còn đang ở vị trí chưa được thuận lợi (trên xe gầu…) nhưng có
thể tiến hành ấn tim được.
Bước 4 (A) – Airway (Khôi phục hệ hô hấp): Kiểm soát và
làm thông đường thở. Để cổ ngửa ra sau và đầu nghiêng về một bên. Dùng một hoặc
2 ngón tay để móc đờm rãi hoặc các dị vật làm cản trở đường thở của nạn nhân….
Bước 5 (B) – Breathing (Hô hấp nhân tạo): Sau khi
thực hiện bước 4 (A); người cấp cứu tiến hành hô hấp nhân tạo theo phương pháp
miệng - miệng (là tốt nhất). Hô hấp nhân tạo 2 lần liên tục, mỗi lần hô hấp quá
01 giây đến 1,5 giây. Mỗi lần hô hấp nhân tạo lượng khí thổi vào miệng nạn nhân
từ 0,8 đến 1,2 lít.
Chú ý trong thực hành cấp cứu nạn
nhân:
- Đối với một người cấp cứu nạn
nhân cần tuân thủ các bước DRCAB (trước đây là DRABC). Sau đó duy trì bước C
rồi B theo nhịp 30/2 (30 lần ấn tim thì hô hấp nhân tạo 2 lần).
- Trong trường hợp có 02 người
cấp cứu; sau khi tiến hành các bước DR thì một người tiến hành ấn tim ngay 30
lần, người thứ 2 tiến hành bước 4 rồi 5. Sau đó duy trì: một người tiến hành C,
người còn lại tiến hành B theo nhịp 30/2.
- Trong việc cấp cứu hồi sinh yêu cầu tranh thủ từng
giây, rất khẩn trương và tránh gián đoạn giữa các lần ấn tim hoặc hô hấp nhân
tạo hoặc giữa ấn tim và hô hấp nhân tạo. Trong trường hợp chưa có điều kiện
thuận lợi để ấn tim (nạn nhân đang còn ở trên cao, dưới nước…) thì có thể vỗ
vào vùng tim của nạn nhân 3 đến 5 cái nhằm kích thích tim đập trở lại. Mọi trường
hợp cần phải nhanh chóng và phải ưu tiên cho việc ấn tim ngoài lồng ngực ngay.
- Nhanh chóng gọi sự hỗ trợ của các cơ quan y tế (Trung
tâm cấp cứu 115, cơ sở y tế địa phương gần nhất, y tế cơ quan….).
- Kiên trì cấp cứu nạn nhân và không được vận chuyển khi
nạn nhân chưa tự thở được hoặc chưa có ý kiến của nhân viên y tế.