Điều 21
(Trở về mục lục QTATĐ)
Điều
21. Khảo sát, lập biên bản hiện trường, lập phương án thi công và biện pháp an
toàn
1.
Đơn
vị làm công việc phải chủ trì và phối hợp với đơn vị quản lý vận hành để tổ
chức khảo sát, lập biên bản hiện trường với sự tham gia đầy đủ của các đơn vị
quản lý vận hành có liên quan, nếu cần thiết đơn vị quản lý vận hành có thể mời
thêm đơn vị điều độ tham gia. Người đi khảo sát phải là những người sẽ được cử
làm người chỉ huy trực tiếp hoặc người giám sát an toàn điện (nếu có). Tại thời
điểm thực hiện công việc, nếu người chỉ huy trực tiếp hoặc người giám sát an
toàn điện (nếu có) là người không có tên trong biên bản khảo sát hoặc không
trực tiếp tham gia khảo sát hiện trường trước đó, thì họ vẫn phải biết rõ các
yếu tố nguy hiểm, điều kiện an toàn khi tiến hành công việc. Một số trường hợp
công việc đơn giản, các yếu tố nguy hiểm về an toàn điện của khu vực cần làm
việc đã được người chỉ huy trực tiếp và đơn vị quản lý vận hành đều biết rõ,
các bên có thể không khảo sát hiện trường, nhưng vẫn phải lập biên bản ghi nhận
các công việc cần làm và đưa ra các biện pháp an toàn cần thiết.
2.
Trường hợp nếu
công việc có liên quan đến thiết bị,
đường dây của từ 02 đơn vị quản lý vận
hành trở lên thì khi khảo sát, lập biên bản hiện trường đơn vị làm công việc và
các đơn vị quản lý vận hành phải thống
nhất, làm rõ trách nhiệm của từng bên, cử một đơn vị quản lý vận hành chịu trách nhiệm cấp PCT, các đơn vị quản lý
vận hành còn lại chịu trách nhiệm thực hiện bàn giao với người cho phép theo
Giấy bàn giao tại Mẫu 3, Phụ lục XI. Việc cử đơn vị quản lý vận
hành cấp PCT thực hiện theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 43 Quy trình này.
3. Công
việc dài ngày, kết cấu lưới điện phức
tạp, nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm cao về an toàn điện,... thì
đơn vị làm công việc phải lập phương án thi công
và biện pháp an toàn gửi đơn vị quản lý vận hành thông qua trước khi tiến hành
công việc.