Điều 1,2,3,4
(Trở về mục lục QTATD)
Điều 2. Giải thích từ ngữ và các từ viết tắt
Chương I
QUY TRÌNH
AN TOÀN ĐIỆN TRONG TẬP ĐOÀN
ĐIỆN LỰC QUỐC GIA VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 959
/QĐ-EVN ngày 09 tháng 08 năm 2018 của
Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam)
Chương I
CÁC QUY ĐỊNH CUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy trình này quy
định về các biện pháp đảm bảo an toàn điện khi thực hiện công việc quản lý vận
hành, thí nghiệm, sửa chữa, xây dựng đường dây dẫn điện, thiết bị điện và các
công việc khác theo quy định của pháp luật ở thiết bị điện, hệ thống điện do
các đối tượng thuộc Điểm a Khoản 2 Điều này quản lý.
Công trình lưới điện, thiết bị điện, trạm
biến áp, nhà máy điện áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại (vệ sinh, sửa chữa
hotline,...) mà không thể tuân thủ đúng Quy trình này, thì phải thực hiện theo
quy trình đảm bảo an toàn riêng (của nhà sản xuất và/hoặc được cấp có thẩm
quyền phê duyệt).
2. Đối tượng áp dụng:
a. Quy trình này áp dụng dối với:
a. Quy trình này áp dụng dối với:
- Tập đoàn Điện
lực Việt Nam (EVN);
- Công ty con do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ (Công ty
TNHH MTV cấp II);
- Công ty con do Công ty TNHH MTV cấp II nắm giữ 100% vốn
điều lệ (Công ty TNHH MTV cấp III);
- Người đại diện phần vốn của EVN, Người đại diện của
Công ty TNHH MTV cấp II tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (sau
đây gọi tắt là Người đại diện).
b. Quy trình này là cơ
sở để Người đại diện vận dụng, có ý kiến khi xây dựng và biểu quyết ban hành
quy định có nội dung liên quan đến Quy trình này tại đơn vị mình.
c. Các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân khác (không phải
là tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc Điểm a Khoản 2 Điều này) khi đến làm
việc ở công trình, thiết bị điện, hệ thống điện do các đối tượng thuộc Điểm a Khoản 2 Điều này quản lý.
d. Các đối tượng thuộc Điểm a Khoản 2 Điều này khi đến
làm việc ở công trình, thiết bị điện, hệ thống điện do khách hàng quản lý vận
hành phải tuân thủ Quy trình này và các quy định, quy trình liên quan của khách
hàng.
Điều 2. Giải thích từ ngữ và các từ viết tắt
Trong Quy trình này,
các từ ngữ và từ viết tắt dưới đây được hiểu như sau:
1. EVN: Tập
đoàn Điện lực Việt Nam.
2. PCT: Phiếu công tác.
3. LCT: Lệnh công tác.
4.
ĐDK: Đường
dây trên không.
5.
KNT: không người trực.
6. Người
lãnh đạo công việc là người
chỉ đạo chung khi công việc do nhiều đơn vị công tác của cùng một tổ chức hoạt
động điện lực thực hiện.
7. Người
chỉ huy trực tiếp
là người có trách nhiệm phân công công việc,
chỉ huy và giám sát nhân viên đơn vị công tác trong suốt quá trình thực hiện công việc.
8. Người
cấp phiếu công tác là người
của đơn vị trực tiếp quản lý vận hành các thiết bị điện được giao nhiệm vụ cấp PCT
theo quy định của Quy trình này.
9.
Người cho phép là người thực hiện việc cho phép đơn vị công tác vào
làm việc ở tại hiện trường, khi hiện trường công tác đã đủ điều kiện đảm bảo an
toàn.
10.
Người giám sát an toàn điện là người có kiến thức về an toàn điện, được huấn luyện, chỉ định và thực hiện việc giám sát an toàn điện cho
đơn vị công tác.
11.
Người cảnh giới là người được chỉ định và thực hiện việc
theo dõi, cảnh báo an toàn liên quan đến nơi làm việc đối với cộng đồng.
12.
Đơn vị công tác là
đơn vị thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp,... Mỗi đơn vị công
tác phải có ít nhất 02 người, trong đó phải có 01 người chỉ huy trực tiếp chịu
trách nhiệm chung.
13.
Đơn vị làm công việc là đơn vị có quyền và trách nhiệm cử ra đơn vị công
tác để thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp,...
14.
Đơn vị quản lý vận hành là đơn vị trực tiếp thực hiện công việc quản
lý, vận hành các thiết bị.
15.
Nhân viên đơn vị công tác là
người của đơn vị công tác trực tiếp thực hiện công việc do người chỉ huy trực
tiếp phân công.
16. Nhân viên vận hành là người tham gia trực tiếp điều khiển quá trình phát điện, truyền tải điện và phân phối điện, làm việc theo chế độ ca, kíp bao gồm: Điều độ viên tại các cấp điều độ; Trưởng ca, Trưởng kíp, Trực chính, Trực phụ tại nhà máy điện hoặc trung tâm điều khiển cụm nhà máy điện; Trưởng kíp, Trực chính, Trực phụ tại trạm điện; Trực ban vận hành, nhân viên trực thao tác lưới điện phân phối, công nhân quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp; Trực ban điều độ công ty truyền tải điện, nhân viên tổ thao tác lưu động đối với trạm điện không người trực.
17.
Làm việc có điện là công việc làm ở thiết bị đang mang điện, có sử dụng các trang bị, dụng cụ chuyên
dùng.
18.
Làm việc có cắt điện hoàn toàn là công việc làm ở thiết bị đã được cắt điện từ mọi phía
(kể cả đầu vào của đường dây trên không và đường cáp), các lối đi ra phần phân
phối ngoài trời hoặc thông sang phòng bên cạnh đang có điện đã khoá cửa; trong
trường hợp đặc biệt thì chỉ có nguồn điện hạ áp để tiến hành công việc.
19.
Làm việc có cắt điện một phần là công việc làm ở thiết bị chỉ có một phần được cắt điện
để làm việc hoặc thiết bị được cắt điện hoàn toàn nhưng các lối đi ra phần phân
phối ngoài trời hoặc thông sang phòng bên cạnh có điện vẫn mở cửa.
20.
Làm việc gần nơi có điện là công việc có cắt điện nhưng phải áp dụng các biện
pháp kỹ thuật hoặc tổ chức để đề phòng người và phương tiện, dụng cụ làm việc
đến phần có điện với khoảng cách nhỏ hơn khoảng cách an toàn cho phép.
21.
Làm
việc trên cao là làm việc ở độ cao từ 2,0 m trở lên, được tính từ
mặt đất (mặt bằng) đến điểm tiếp xúc của chân người thực hiện công việc.
22.
Phương
tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người
lao động phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm
vụ để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh
trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an
toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết.
24.
Cắt điện là cách ly phần đang mang điện khỏi nguồn điện.
25.
Trạm cách điện khí (Gas insulated substation -
GIS) là trạm thu gọn đặt trong buồng kim loại được nối đất, cách điện cho các
thiết bị chính của trạm bằng chất khí nén (không phải là không khí).
26.
Trạm điện không người trực là trạm điện mà nơi đó không có người trực vận
hành tại chỗ. Việc theo dõi, giám sát các thông số vận hành, tình trạng thiết bị và thao tác các thiết bị điện được thực hiện từ xa qua hệ thống điều khiển và hệ thống thông tin, viễn thông.
27.
Điện hạ áp là điện áp đến 1.000 V.
28.
Điện cao áp là điện áp từ 1.000 V trở lên.
29.
Trường hợp đặc biệt là trường hợp được cấp có thẩm quyền quản lý vận hành
trực tiếp thiết bị ký cho phép thực hiện.
Điều 3. Những quy định chung để đảm bảo an toàn điện
1.
Các
công việc khi tiến hành trên thiết bị, ở gần hoặc liên quan đến thiết bị đang mang
điện, bao gồm cả vùng bị ảnh hưởng nguy hiểm bởi cảm ứng điện, đều phải thực
hiện theo PCT hoặc LCT quy định trong Quy trình này.
2.
Trước
khi thực hiện công việc cần phải kiểm tra lại toàn bộ tên, ký hiệu của thiết
bị, đường dây, đường cáp phù hợp với những nội dung đã điền ở trong PCT hoặc LCT.
3.
Cấm
ra mệnh lệnh hoặc giao công việc cho những người chưa được huấn luyện, kiểm tra
đạt yêu cầu Quy trình này và các quy trình có liên quan.
4.
Những
mệnh lệnh không đúng Quy trình này và các quy trình có liên quan khác, có nguy
cơ mất an toàn cho người hoặc thiết bị thì người nhận lệnh có quyền không chấp
hành, nếu người ra lệnh không chấp thuận thì người nhận lệnh được quyền báo cáo
với cấp trên trực tiếp của người ra lệnh và/hoặc cấp có thẩm quyền.
5.
Khi
phát hiện tổ chức, đơn vị, cá nhân vi phạm Quy trình này và các quy trình có
liên quan khác, có nguy cơ gây mất an toàn đối với người hoặc thiết
bị, người phát hiện phải lập tức ngăn chặn và báo cáo với cấp trên trực tiếp và/hoặc
cấp có thẩm quyền.
6.
Người
trực tiếp làm công tác quản lý vận hành, kinh doanh, thí nghiệm, sửa chữa, xây
lắp điện phải có sức khỏe đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về lao động.
7.
Nhân
viên mới phải qua thời gian kèm cặp của nhân viên có kinh nghiệm để có trình độ
kỹ thuật và an toàn theo yêu cầu của công việc, sau đó phải được kiểm tra bằng bài viết và vấn đáp trực tiếp, đạt yêu cầu mới được giao nhiệm vụ.
8.
Việc
huấn luyện, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện theo quy định của pháp luật. Quản
đốc, Phó Quản đốc phân xưởng (hoặc cấp tương đương);
Trưởng, phó và nhân viên phòng kỹ thuật, phòng an toàn; Trưởng, phó và nhân
viên (ghi chỉ số công tơ, kiểm tra điện,...) phòng kinh doanh, đội thu ghi; Đội
trưởng, đội phó, tổ trưởng, tổ phó đội sản xuất (bao gồm các đội vận hành lưới
điện, quản lý lưới điện, quản lý đo đếm, quản lý tổng hợp, thí nghiệm); Trạm
trưởng, trạm phó trạm biến áp; Kỹ thuật viên, kỹ sư, công nhân (nhân viên) trực
tiếp sản xuất (làm các công việc quản lý vận hành, thi công, sửa chữa lưới
điện, thiết bị điện; cắt điện nhắc nợ; treo tháo công tơ; thí nghiệm;...) phải
được huấn luyện, kiểm tra Quy trình này mỗi năm 01 lần.
Đối
với các công nhân (nhân viên) không thuộc Khoản 8 Điều này, nếu thường xuyên
làm công tác hỗ trợ việc thi công, giám sát,... như nhân viên lái xe, khảo sát,
giám sát,... tổ chức bồi huấn theo Quy trình này, không cấp thẻ an toàn điện.
9. Khi phát hiện có người bị điện giật,
trong bất kỳ trường hợp nào người phát hiện cũng phải tìm biện pháp nhanh nhất
để tách nạn nhân ra khỏi mạch điện và cứu chữa người bị nạn.
10. Các tổ chức, cá nhân khi đến làm việc
ở công trình và thiết bị thuộc quyền quản lý của EVN phải được trang bị đầy đủ
phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng quy định của đơn vị quản lý công trình,
thiết bị này.
Điều 4. Trách nhiệm đảm bảo an toàn của các cấp
quản lý và người lao động
1. Giám đốc, Phó Giám
đốc đơn vị trực tiếp sử dụng lao động; Người quản lý, điều hành trực tiếp các
công trường, phân xưởng hoặc các bộ phận tương đương có nhiệm vụ đề ra các biện
pháp an toàn lao động, tổ chức kiểm tra và giám sát thực hiện các biện pháp an
toàn đó trong đơn vị mình, đồng thời phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những
biện pháp an toàn mà mình đã đề ra.
2. Người làm công tác
an toàn các cấp có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo đơn vị tổ chức kiểm tra, giám
sát và trực tiếp kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ Quy trình này, bao
gồm việc thực hiện các biện pháp an toàn đã đề ra trong quá trình thực hiện
công tác của đơn vị mình. Trong trường hợp phát hiện có vi phạm thì được quyền
lập biên bản vi phạm, nếu xét thấy vi phạm này có thể dẫn đến tai nạn hoặc hư
hỏng thiết bị thì có quyền đình chỉ công việc để thực hiện đủ, đúng các biện
pháp an toàn, đồng thời phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Bộ phận hoặc cá
nhân chỉ được tiến hành công việc khi đã thực hiện đủ, đúng các biện pháp an
toàn đã đề ra. Trong trường hợp vi phạm biện pháp an toàn phải dừng ngay công
việc, chỉ được tiếp tục tiến hành công việc sau khi đã làm đủ, đúng các quy
định về an toàn.