Chương III
(Trở về mục lục QTATĐ)
Chương III
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHUẨN
BỊ NƠI LÀM VIỆC
ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI
TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC
Mục 1
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT CHUẨN BỊ NƠI LÀM VIỆC
Điều
7. Biện pháp kỹ thuật chung
Những biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc phải cắt
điện bao gồm:
1. Cắt điện và ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc.
2. Kiểm tra không còn điện.
3. Đặt nối đất.
Mục 2
CẮT ĐIỆN VÀ NGĂN CHẶN CÓ ĐIỆN TRỞ
LẠI NƠI LÀM VIỆC
Điều
8. Cắt điện để làm công việc
trong những trường hợp sau
1. Những phần có điện mà tại đó sẽ
tiến hành công việc.
2. Những phần có điện mà khi làm việc
không thể tránh được va chạm hoặc vi phạm khoảng cách đến phần mang điện quy
định như sau:
Cấp
điện áp (kV)
|
Khoảng
cách đến phần mang điện (m)
|
Từ 1 đến 15
|
0,7
|
Trên 15 đến 35
|
1,0
|
Trên 35 đến 110
|
1,5
|
220
|
2,5
|
500
|
4,5
|
3. Trường hợp không thể
cắt điện được, nhưng khi làm việc vẫn có khả năng vi phạm khoảng cách quy định
tại Khoản 2 Điều này thì phải làm rào chắn. Khoảng cách nhỏ nhất từ rào chắn
đến phần mang điện quy định như sau:
Cấp
điện áp (kV)
|
Khoảng
cách nhỏ nhất
từ rào
chắn đến phần mang điện (m)
|
Từ 1 đến 15
|
0,35
|
Trên 15 đến 35
|
0,6
|
Trên 35 đến 110
|
1,5
|
220
|
2,5
|
500
|
4,5
|
* Yêu cầu, cách thức đặt
rào chắn, treo biển báo, tín hiệu thực hiện theo quy định tại Điều 18 và Điều
19 Quy trình này và được xác định tùy theo điều kiện cụ thể, tính chất công
việc, do người cho phép và người chỉ huy trực tiếp chịu trách nhiệm.
4. Khoảng cách an toàn đối
với lưới điện hạ áp là 0,3 m. Khi làm việc gần thiết bị không bọc cách điện
hoặc điểm hở trên lưới nếu không đảm bảo khoảng cách an toàn này thì phải cắt
điện hoặc làm các biện pháp che chắn.
Điều
9. Các yêu cầu khi cắt điện để
làm công việc
Cắt điện để làm công việc phải thực
hiện như sau:
1. Phần thiết bị tiến
hành công việc phải được nhìn thấy rõ đã cách ly khỏi các phần có điện từ mọi
phía bằng cách cắt dao cách ly, tháo cầu chì, tháo đầu cáp, tháo dây dẫn ngoại
trừ trạm GIS, tủ hợp bộ, thiết bị đóng cắt kiểu kín và thiết bị
đóng cắt của lưới hạ áp.
2. Cấm cắt điện để làm việc chỉ bằng
máy cắt, dao phụ tải và dao cách ly có bộ truyền động tự động.
3. Phải ngăn chặn được những nguồn điện cao, hạ áp qua
các máy biến áp lực, máy biến áp đo lường, máy phát điện khác có điện ngược trở
lại gây nguy hiểm cho người làm việc.
Đối với những máy phát điện diesel hoặc những máy phát
điện bằng nguồn năng lượng sơ cấp khác khi hoạt động phải tách riêng rẽ, hoàn
toàn độc lập (kể cả phần trung tính) với phần lưới điện, thiết bị điện đang có
người làm việc.
4. Nếu cắt điện bằng máy cắt và dao cách ly có bộ truyền
động điều khiển từ xa thì phải khoá mạch điều khiển các thiết bị này, bao gồm:
cắt aptomat, gỡ cầu chì,...
Đối với dao cách ly thao tác trực tiếp bằng tay, sau khi
cắt điện phải kiểm tra lưỡi dao đã ở vị trí cắt và có giải pháp như ở Điểm g
Khoản 3 Điều 6 Quy trình này để không thể đóng điện trở lại.
5. Cắt điện do nhân viên vận hành đảm
nhiệm. Cấm uỷ nhiệm việc thao tác cắt, đóng cho người của đơn vị công tác, trừ
trường hợp người thực hiện thao tác đã được huấn luyện, kiểm tra công nhận chức
danh vận hành và được phép của đơn vị quản lý vận hành.
6. Cắt điện từng phần để làm việc phải giao cho nhân viên
vận hành nắm vững sơ đồ và vị trí thực tế của thiết bị để ngăn ngừa khả năng
nhầm lẫn, gây nguy hiểm cho đơn vị công tác.
7. Người giám sát thao tác phải treo biển: “Cấm đóng
điện! Có người đang làm việc” ở các bộ phận truyền động của các máy cắt, dao
cách ly,... mà từ đó có thể đóng điện đến nơi làm việc. Với các dao cách ly một
pha, phải treo biển báo ở từng pha. Chỉ người treo biển hoặc người được chỉ
định thay thế mới được tháo các biển báo này. Khi làm việc trên đường dây thì ở
dao cách ly đường dây treo biển “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc”.
8. Đối với trạm điện KNT, người giám sát thao tác có
trách nhiệm liên hệ chặt chẽ với nhân viên của tổ thao tác lưu động được cử
xuống trạm điện KNT để đảm bảo tính chính xác và yêu cầu về an toàn trong từng
bước thao tác. Trong trường hợp này các công việc tại trạm như treo biển báo,
thao tác kéo tủ máy cắt ra ngoài, các trường hợp phải thao tác trực tiếp bằng
tay...do nhân viên tổ thao tác lưu động thực hiện.
Mục 3
KIỂM TRA KHÔNG CÒN ĐIỆN
Điều
10. Kiểm tra không còn điện
1. Người thực hiện thao tác
cắt điện đồng thời phải tiến hành kiểm tra không còn điện ở các thiết bị đã cắt
điện.
2. Kiểm tra không còn điện
bằng
thiết bị thử điện chuyên dùng phù hợp với điện áp danh định của thiết
bị cần thử như bút thử điện, còi thử điện; phải thử ở tất cả các
pha và các phía vào, ra của thiết bị.
3. Cấm căn cứ tín hiệu đèn,
rơ le, đồng hồ để xác nhận thiết bị không còn điện, nhưng nếu đèn, rơ le, đồng
hồ báo tín hiệu có điện thì phải xem như thiết bị vẫn có điện.
4. Phải
kiểm tra thiết bị thử điện ở nơi có điện trước, sau đó mới thử ở nơi không còn
điện. Nếu ở nơi làm việc không có điện để thử thì được thử ở nơi khác trước lúc
thử ở nơi làm việc và phải bảo quản tốt thiết bị thử điện khi chuyên chở.
5. Đối
với trạm GIS, tủ hợp bộ: Đơn vị quản lý vận hành phải có quy định để thực hiện
việc kiểm tra không còn điện phù hợp với quy định của nhà chế tạo.
Mục 4
ĐẶT NỐI ĐẤT
Điều
11. Nối đất nơi làm việc có cắt
điện
Nơi làm việc có
cắt điện, vị trí nối đất phải thực hiện như sau:
1. Phải nối đất ngay sau khi kiểm tra không còn điện.
2. Nối đất ở tất cả các pha của thiết bị về phía có
khả năng dẫn điện đến.
3. Đảm bảo khoảng cách an toàn đối với phần còn
mang điện.
Điều
12. Nối đất tạo vùng an toàn khi
làm việc
Tại
hiện trường làm việc, người cho phép và người chỉ huy trực tiếp phải khẳng định
rõ các vị trí đã nối đất để tạo vùng an toàn sao cho đơn vị công tác nằm trọn
trong vùng bảo vệ của nối đất, nếu chưa đảm bảo thì đơn vị công tác làm các nối
đất để đảm bảo an toàn theo yêu cầu này.
Các nối
đất tạo vùng an toàn khi làm việc chỉ được tháo dỡ khi có sự đồng ý của người
chỉ huy trực tiếp.
Điều
13. Nối đất khi làm việc ở trạm
biến áp phân phối hoặc tủ phân phối
1. Khi làm công việc có cắt
điện hoàn toàn phải nối đất ở thanh cái và mạch đấu trên đó sẽ tiến hành công
việc. Nếu chuyển sang làm việc ở mạch đấu khác thì mạch đấu sẽ làm việc phải
nối đất, trong trường hợp này chỉ được làm việc trên mạch đấu có nối đất.
2. Khi sửa chữa thanh cái
có phân đoạn thì trên mỗi phân đoạn phải có một bộ nối đất.
Điều
14. Nối đất tại vị trí làm việc
trên đường dây
Khi làm việc trên đường dây (cả cao áp và hạ áp) đã cắt
điện hoặc đang xây dựng mới gần đường dây đang vận hành được thực hiện như sau:
1. Tại vị trí làm việc phải
có nối đất dây dẫn, nếu nối đất này cản trở đến công việc hoặc khó thực hiện
thì được phép làm ở vị trí liền kề gần nhất vị trí làm việc. Khi công việc có
tháo rời dây dẫn thì phải nối đất ở hai phía chỗ định tháo rời trước khi tháo.
2. Khi chỉ làm việc tại
hoặc gần (kể cả khi mang dụng cụ) dây dẫn một pha của đường dây trên không điện
áp từ 110 kV trở lên thì tại vị trí làm việc chỉ cần nối đất dây dẫn của pha đó
với điều kiện khoảng cách giữa dây dẫn các pha không nhỏ hơn 3,0 m đối với
đường dây 110 kV; 5,0 m đối với đường dây 220 kV; 10,0 m đối với đường dây 500
kV. Chỉ được làm việc ở dây dẫn của pha đã nối đất, dây dẫn của hai pha không
nối đất phải được coi như có điện.
3. Khi làm việc tại khoảng
cột vượt lớn qua các sông, hồ, kênh, vịnh có tàu thuyền qua lại dùng cột vượt
cao 50 m trở lên với chiều dài khoảng vượt từ 500 m trở lên hoặc chiều dài
khoảng vượt từ 700 m trở lên với cột có chiều cao bất kỳ thì phải nối đất tại
cột vượt và cột hãm liền kề ở cả hai phía.
4. Khi cùng làm việc ở
nhiều vị trí trên một đoạn đường dây không có nhánh rẽ phải làm nối đất ở hai
đầu khu vực làm việc, khoảng cách xa nhất giữa hai bộ nối đất không lớn hơn 2,0
km đối với lưới điện phân phối và không lớn hơn một khoảng néo đối với lưới
điện truyền tải. Nếu đoạn đường dây nói trên đi bên cạnh (song song) hoặc giao
chéo với đường dây cao áp có điện thì khoảng cách xa nhất giữa hai bộ nối đất
không lớn hơn 500 m đối với lưới điện phân phối và không lớn hơn một khoảng cột
đối với lưới điện truyền tải.
5. Trường hợp làm việc trên
đoạn đường dây có nhánh rẽ mà không cắt được dao cách ly thì mỗi nhánh phải làm
một bộ nối đất ở đầu nhánh.
6. Khi làm việc tại nhánh
rẽ vào trạm, nếu dài không quá 200 m được phép làm một bộ nối đất ở phía nguồn
điện đến và đầu kia phải cắt dao cách ly vào máy biến áp.
7. Đối với đường cáp ngầm phải đặt nối đất hai đầu của đoạn cáp tiến hành công
việc. Trường hợp làm việc tại một đầu cáp mà theo yêu cầu công việc không thể nối
đất được tại đầu cáp này thì trong thời gian thực hiện công việc đó phải có nối
đất ở đầu cáp còn lại. Trường hợp làm việc tại vị trí đấu các đầu cáp chuyển
tiếp thì phải đặt nối đất tại đầu còn lại của các sợi cáp. Khi thử nghiệm cáp
ngầm (thử cao áp, đo cách điện, thử thông mạch,...) cho phép tháo nối đất hai đầu
nhưng phải cử người giám sát ở đầu cáp còn lại.
8. Đối với đường dây bọc,
nếu tại vị trí công tác không có đấu nối hoặc đấu nối bảo đảm kín (cách điện),
và nếu không tháo rời dây dẫn thì phải đặt tiếp đất ở các điểm nối dây dẫn liền
kề. Nếu thực hiện giải pháp khác, thì giải pháp này và vị trí tiếp đất phải
được xác định ngay từ khi khảo sát.
9. Đối với cáp vặn xoắn và
dây bọc hạ áp cần tạo các điểm để khi thực hiện công việc đơn vị công tác có vị
trí thực hiện tiếp đất thuận lợi và chặn được các nguồn điện tới vị trí làm
việc. Trường hợp làm việc trên đường dây hạ áp cho phép làm nối đất di động
bằng cách chập cả 3 pha với dây trung tính và nối với đất. Trong trường hợp
không thực hiện được tiếp đất, thì công tác này được xem là công tác hotline
(đơn vị công tác phải thực hiện theo quy trình đảm bảo an toàn riêng được cấp
có thẩm quyền phê duyệt).
10.
Người chỉ huy trực tiếp phân công nhân viên đơn vị
công tác thực hiện đặt và tháo nối đất di động.
11.
Người chỉ huy trực tiếp
quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho phép tháo dỡ tạm thời nối đất di
động do đơn vị công tác làm để thực hiện các công việc cần thiết, nếu sau khi
kết thúc công việc này, đơn vị công tác vẫn còn làm việc thì người chỉ huy trực tiếp phải đảm bảo việc tái lập
nối đất như ban đầu.
Điều
15. Những công việc cho phép làm việc
sau khi cắt điện không cần
thực hiện việc đặt nối đất
1. Với điện áp từ 35 kV trở xuống, những thiết bị
cắt điện để công tác nhưng cho phép không cần nối đất nếu thỏa mãn đồng thời
các yêu cầu sau:
a) Thiết bị có cấu trúc gọn, quan sát toàn bộ dễ
dàng;
b) Có thể cách ly hoàn toàn khỏi hệ thống điện bằng
cầu dao (1 pha và 3 pha) mà đứng tại chỗ nhìn thấy rõ, chắc chắn không có hiện
tượng rò điện;
c) Chắc chắn không có hiện tượng cảm ứng xuất hiện
trên thiết bị đó;
d) Được sự cho phép của cấp có thẩm quyền.
2. Những công việc như đo, kiểm tra điện trở nối đất,
đo các thông số của thiết bị, đường dây mà bắt buộc không được nối đất; củng cố
lại nối đất của thiết bị, đường dây hoặc của hệ thống nối đất toàn trạm thì được
phép tạm thời tháo gỡ dây nối đất trong thời gian tiến hành các công việc này.
Điều
16. Đặt và tháo nối đất
Đặt và tháo nối đất phải thực hiện như sau:
1. Đặt và tháo nối đất do
02 người thực hiện, trong đó một người phải có bậc an toàn điện từ bậc 4 trở
lên, người còn lại từ bậc 3 trở lên.
2. Kiểm tra vị trí sẽ đấu dây nối đất và hệ thống nối đất của công trình điện,
thiết bị, đường dây đảm bảo tiếp xúc tốt. Nếu đấu vào nối đất của cột hoặc hệ
thống nối đất chung thì phải cạo sạch rỉ chỗ đấu nối đất và phải bắt bằng bu lông,
cấm vặn xoắn. Trường hợp
nối đất cột bị hỏng, khó bắt bu lông phải thực hiện biện pháp nối đất khác đảm
bảo yêu cầu kỹ thuật.
3. Khi đặt nối đất phải lắp
một đầu dây nối đất với đất trước, sau đó lắp đầu còn lại vào thiết bị, đường
dây; tháo nối đất làm ngược lại. Khi lắp/tháo nối đất di động nhân viên đơn vị
công tác phải dùng sào và găng cách điện.
4. Khi thực hiện thao
tác đặt nối đất trên cột điện, người làm nối đất phải đảm bảo khoảng
cách an toàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Quy trình này và
không để dây nối đất va chạm vào người.
5. Khi có nhiều đơn vị công
tác trong cùng một phạm vi có cắt điện, thì mỗi đơn vị công tác vẫn phải làm
nối đất độc lập cho đơn vị công tác của mình.
Điều
17. Dây nối đất di động
1.
Dây nối đất là dây chuyên dùng, bằng đồng hoặc hợp
kim nhiều sợi, mềm và có lớp bọc bảo vệ.
2.
Dây nối đất chống đóng điện nhầm từ nguồn điện đến
phải chịu được tác dụng điện động và nhiệt động khi có dòng ngắn mạch nhưng
tiết diện không được nhỏ hơn 16 mm2 đối với lưới điện phân phối, 35
mm2 đối với lưới điện truyền tải.
3.
Dây nối đất chống điện áp cảm ứng phải chịu được
dòng điện do điện áp cảm ứng sinh ra, tiết diện không được nhỏ hơn 10 mm2.
Mục 5LÀM RÀO CHẮN; TREO BIỂN BÁO, TÍN HIỆU
Điều
18. Làm rào chắn
1. Rào chắn tạm thời do đơn vị quản lý vận hành thiết
lập, tạo ranh giới an toàn cho nhân viên đơn vị công tác khi làm việc gần vùng
nguy hiểm của thiết bị đang mang điện. Trong quá trình làm việc, nhân viên đơn
vị công tác không được chạm hoặc vượt qua
vùng được tạo bởi các rào chắn.
2. Rào chắn phải được thiết lập một cách chắc chắn. Cấm
sử dụng vật liệu dẫn điện, vật ẩm ướt làm rào chắn.
3. Khoảng cách từ rào chắn tạm thời đến phần có điện theo
quy định tại Khoản 3 Điều 8 Quy trình này.
4. Khi làm việc gần khu vực có điện áp đến 22 kV, nếu rào
chắn có khả năng chạm vào phần mang điện thì phải sử dụng rào chắn bằng vật
liệu cách điện phù hợp với cấp điện áp làm việc. Khi đó, người đặt rào chắn
phải đeo găng cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên tấm thảm cách điện và
thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của người chỉ huy trực tiếp.
5. Hệ thống rào chắn tạm thời không được chặn lối
thoát hiểm cho người làm việc khi có nguy hiểm xảy ra. Nếu không đảm bảo, phải
chuyển sang điều kiện làm việc cắt điện hoàn toàn.
Điều
19. Treo biển báo, tín hiệu
1. Ở bộ phận truyền động
của máy cắt, dao cách ly mà từ đó đóng điện đến nơi làm việc, treo biển “Cấm
đóng điện! Có người
đang làm việc”.
2. Trên rào chắn tạm thời
phải treo biển cảnh báo “Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người”. Trường hợp
đặc biệt phải treo thêm tín hiệu cảnh báo khác.
3. Ở thiết bị phân phối điện trong nhà, trên rào
lưới hoặc cửa sắt của các ngăn bên cạnh và đối diện với chỗ làm việc phải treo
biển cảnh báo “Dừng lại! Có điện
nguy hiểm chết người”. Nếu ở các ngăn bên cạnh và đối diện không có rào lưới
hoặc cửa và các lối đi mà người làm việc không được đi qua thì phải dùng rào
chắn tạm thời ngăn lại và treo biển cảnh
báo “Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người”. Tại nơi làm việc, sau khi làm
nối đất phải treo biển chỉ dẫn “Làm việc tại đây!”.
4. Trong thời gian làm việc cấm di chuyển hoặc
tháo các rào chắn tạm thời và biển báo, tín hiệu.
5. Đối với đường dây
đi chung cột có cấp điện áp từ 110 kV trở lên phải đặt cờ báo hiệu “mầu vàng”
tại phía đường dây đã nối đất, cờ báo hiệu “mầu đỏ” phía đường dây có điện và
đảm bảo nhân viên đơn vị công tác nhìn thấy rõ.