Vai trò công tác PCCC trong Doanh Nghiệp.
1. Nghiên cứu đề xuất thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp biện pháp
phòng cháy thích hợp:
Để duy trì công tác phòng cháy, chữa cháy tại mục tiêu doanh nghiệp lực lượng bảo vệ có trách nhiệm đề xuất với chủ quản. Ban hành nội quy, quy định an toàn PCCC chung cho mục tiêu và cho từng bộ phận phòng ban, đơn vị cơ sở. Phát động và duy trì phong trào PCCC trong cán bộ công nhân viên mục tiêu. Xây dựng quy chế thưởng phạt trong việc thực hiện nội dung công tác PCCC.
2. Tuyên truyền giáo dục cán bộ công nhân viên nâng cao nhận thức
trách nhiệm trong công tác PCCC.
Xây dựng nội quy, biển cấm lửa ở nơi cần thiết thông qua hệ thống tuyên truyền của cơ quan, doanh nghiệp thường xuyên thông báo nhắc nhở việc PCCC. Định kỳ tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về công tác PCCC. Nội dung tuyên truyền tập trung giáo dục và nâng cao ý thức PCCC, hướng dẫn kiến thức PCCC. Phổ thông và thông báo những nguy cơ có thể gây cháy tạimục tiêu và biện pháp đề phòng. 3. Kiểm tra phát hiện sơ hở thiếu sót , đề xuất biện pháp khắc phục. Lực lượng bảo vệ thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định PCCC đối với những bộ phận có nhiều nguy hiểm để xảy ra cháy phải được kiểm tra hàng ngày. Thông qua tuần tra bảo vệ mục tiêu, kiểm tra công tác PCCC đặc biệt lưu ý về ban đêm, ngày nghỉ, lễ, tết. Đề xuất xử lý những trường hợp cố tình vi phạm quy định an tòan PCCC, hình thức xử lý theo quy chế đã ban hành và cần thông báo để rút kinh nghiệm chung. 4. Đề xuất tổ chức lực lượng PCCC tại chỗ. Mỗi mục tiêu phải tổ chức một đội PCCC tại chỗ có một đội trưởng và các đội phó để chỉ huy đội, đội viên nên chọn những người trực tiếp theo ca và phân bổ đều ra các ca làm việc. Nhiệm vụ của đội phải thể hiện cả hai mặt tổ chức công tác phòng ngừa và chữa cháy. Thường xuyên tuyên truyền về công tác PCCC. Phân công đội viên PCCC ở từng bộ phận trong mục tiêu. Đôn đốc việc thực hiện quy định an tòan PCCC, chuẩn bị sẵn sàng chữa cháy. Thực tập để làm quen với phương án chữa cháy tại chỗ. Tổ chức cho đội PCCC tham gia các hội thảo về PCCC. 5. Đề xuất trang bị phương tiện, nguồn nước chữa cháy và bảo quản tốt trang thiết bị PCCC. 6.Tổ chức cứu chữa khi xảy ra cháy Vận dụng phương án chữa cháy tại chỗ để triển khai lực lượng phương tiện trực tiếp chữa cháy. 7.Phối hợp chặt chẽ với lực lượng PCCC chuyên nghiệp để được giúp đỡ về nghiệp vụ. Thực hiện nghiêm túc các kiến nghị của cơ quan công an về PCCC, phối hợp xây dựng phương án phòng chống cháy lớn thư hiện báo động Thử để lực lượng chuyên nghiệp tập dợt làm quen với mục tiêu, từ lối đi lại, nguồn nước và biện pháp chữa cháy trong từng tình huống. 8. Khi xảy ra cháy lực lượng bảo vệ phải triển khai thực hiện những nội dung công việc sau: Tổ chức chữa cháy theo phương án đã định. Phân công lực lượng cảnh giới đề phòng kẻ gian và các phần tử xấu lợi dụng chữa cháy để trộm cắp, tẩu tán tài sản. Cảnh giác đề phòng kẻ gian gây cháy giả thu hút lực lượng tạo sơ hở chỗ khác để chúng đột nhập gây án với mức độ thiệt hại nghiêm trọng hơn. Sau khi chữa cháy tổ chức bảo vệ hiện trường thu nhập thông tin ban đầu về đám cháy giúp cơ quan công an nhanh chóng đều tra làm rõ nguyên nhân cháy. |