Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

Công tác PCCC 4 tại chỗ

Trong công tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ (PCCC, CNCH), việc huy động sức mạnh của toàn dân với phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, vật tư và hậu cần tại chỗ) luôn được lực lượng Cảnh sát PCCC xác định là “vũ khí” tối ưu cho việc phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế đến mức tối đa những thiệt hại do hiểm họa cháy nổ gây ra.
***************************************************


  Phương châm “4 tại chỗ” bao gồm:
1/chỉ huy tại chỗ;
2/lực lượng tại chỗ;
3/phương tiện,
4/vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ.

   Để thực hiện hiệu quả phương châm này thì các cấp, các ngành, các hộ gia đình và các tổ chức chính trị, xã hội… cần chuẩn bị các phương án cụ thể và chi tiết sát với loại hình thiên tai sẽ xảy ra để chủ động, ứng phó và khắc phục hậu quả khi thiên tai được kịp thời.
***Trước khi thiên tai xảy ra:
1. Đối với công tác chỉ huy tại chỗ:
- Chỉ đạo quán triệt tư tưởng, kiện toàn bộ máy chỉ huy tại địa phương.
- Xây dựng, điều chỉnh và bổ sung phương án, kế hoạch phòng chống thiên tai chi tiết và tổ chức diễn tập cho các lực lượng theo phương án đã đề ra hàng năm.
- Chỉ đạo bố trí ngân sách cho các phương án đối phó với từng loại thiên tai tại địa phương.
- Theo dõi chặt chẽ, sát sao tình hình thiên tai tại những vùng trọng điểm, xung yếu trên địa bàn nhất là khu vực ven biển, ven sông, vùng sâu vùng xa.
- Chủ động phối hợp chặt chẽ với cấp trên, các lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn.
- Tổ chức tuyên truyền phổ biến kiến thức cho người dân về thiên tai, cách thức phòng, chống.
- Lập các phương án di dời dân hợp lý, phương tiện, thời điểm và hậu cần phục vụ công tác di dời trong trường hợp khẩn cấp.
2Đối với lực lượng tại chỗ:
- Lập danh sách các lực lượng nòng cốt sẽ tham gia công tác phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn tại địa phương và các lực lượng dự bị khi cần thiết.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các lực lượng (địa bàn phụ trách, số người tham gia, phương tiện vật tư cần thiết). Thường xuyên tập huấn, huấn luyện, tập dợt, rèn luyện các kỹ năng về hộ đê, cứu hộ, cứu nạn.
3. Đối với phương tiện, vật tư tại chỗ:
- Căn cứ tình hình thiên tai thực tế tại địa phương mà chủ động bố trí, dự phòng các loại phương tiện, vật tư cần thiết.
- Lập danh sách các trang thiết bị, phương tiện, vật tư sẵn có trong bộ máy chỉ huy.
- Nắm danh sách (phải thỏa thuận trước) các hộ dân, doanh nghiệp tổ chức…có các phương tiện phù hợp để trưng dụng, huy động trong thiên tai nếu cần thiết.
- Huy động, trưng dụng của nhân dân các phương tiện, vật tư cần thiết như: Xuồng máy, ghe, ôtô, đất đá… tại các điểm xung yếu.
- Kiểm tra, sửa chữa, nâng cấp các phương tiện đảm bảo hoạt động tốt trước thiên tai.
4. Đối với công tác hậu cần tại chỗ:
- Tuyên truyền, vận động nhân dân dự trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm và các vật dụng gia đình cần thiết.
- Chủ động bố trí kinh phí để tạm trữ các nhu yếu phẩm cần thiết cho các điểm sơ tán. (Theo nguyên tắc thì lượng nước uống, lương thực phải đủ cho địa phương ít nhất là 7 ngày trong trường hợp khẩn cấp).

***Trong khi thiên tai xảy ra:
1. Đối với công tác chỉ huy tại chỗ:
- Trong thiên tai, người chỉ huy phải bám vào phương án đã xây dựng để ra quyết định tại chỗ theo tình hình thực tế và dưới sự chỉ đạo của cấp trên.
- Theo dõi sát sao tình hình thiên tai, các hộ dân, cơ sở sản xuất…. trong diện gặp nguy hiểm cần cứu hộ, cứu nạn hoặc di dời khẩn cấp.
- Chỉ đạo các lực lượng chuyên trách tiếp tục bám trụ tại địa bàn, giúp dân chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây, kê kích các vật dụng gia đình…. Tham gia cứu người, tài sản, cứu hộ các công trình phòng chống lụt bão đang bị sự cố….
- Chủ động phối kết hợp chặt chẽ với cấp trên, các lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn tổ chức cứu hộ, cứu nạn.
- Chỉ đạo cung cấp lượng thực, thuốc men, chăn màn quần áo cho dân tại điểm sơ tán.
2. Đối với lực lượng tại chỗ:
- Các đội thanh niên xung kích, dân quân tự vệ, tổ dân quân tự quản tích cực hỗ trợ nhân dân đối phó với thiên tai.
- Các lực lượng chuyên trách như: điện lực, cung cấp nước, trường học, y tế, thông tin liên lạc thực hiện các phương án cụ thể đối phó với tình huống thiên tai của ngành mình.
- Cung cấp đủ lực lượng hỗ trợ dân, di dời đến nơi an toàn.
- Tiếp tục tuần tra, túc trực tại các điểm xung yếu trên địa bàn; Trong trường hợp phát sinh tình huống khẩn cấp thì tích cực đối phó, hỗ trợ nhân dân.
3. Đối với yếu tố phương tiện, vật tư tại chỗ:
- Huy động, trưng dụng các phương tiện, vật tư cần thiết đã lên danh sách trước đây.
- Cung cấp các phương tiện cần thiết cho các lực lượng tại chỗ làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn kịp thời, hiệu quả.
4. Đối với yếu tố hậu cần tại chỗ:
- Phân bổ lương thực thuốc men và các vật dụng gia đình cần thiết cho các hộ dân tại các điểm sơ tán.
- Tiếp tục theo dõi nắm tình hình số hộ cần cứu trợ khẩn cấp, nhu cầu thiết yếu của người dân còn bám trụ tại địa bàn cũng như đang tạm cư tại các điểm sơ tán.

***Sau khi thiên tai xảy ra:
1. Đối với công tác chỉ huy tại chỗ
- Chỉ đạo các ngành, các cấp: tiếp tục cập nhật nhu cầu cứu trợ lương thực, thuốc men… cho dân và có phương án khắc phục kịp thời, hiệu quả; tổ chức khôi phục lại cuộc sống cho nhân dân kể cả sản xuất kinh doanh, khôi phục các dịch vụ thiết yếu như: nước sạch, điện, đường, trường, trạm trên địa bàn; xử lý môi trường nước, rác thải, xác động vật chết do thiên tai.
- Chủ động phối kết hợp và yêu cầu trợ giúp từ bên ngoài.
2. Đối với lực lượng tại chỗ
- Tiếp tục cứu trợ lương thực, thuốc men cho dân nếu cần thiết.
- Hỗ trợ di chuyển về nhà; khôi phục nhà cửa, chuồng trại,…. ổn định đời sống cho dân.
- Nhanh chóng khôi phục các dịch vụ thiết yếu như: nước sạch, điện, đường, trường trạm trên địa bàn.
- Xử lý môi trường nước, rác thải, xác động vật chết do thiên tai gây ra.
3. Đối với phương tiện, vật tư tại chỗ
- Sử dụng các phương tiện, vật tư tại chỗ kết hợp với phương tiện cứu trợ để khôi phục lại các dịch vụ thiết yếu như nước sạch, điện…….
- Huy động phương tiện, vật tư tại chỗ để khắc phục hậu quả thiên tai cụ thể như: clormin B để xử lý môi trường nước, rác thải, chôn xác động vật chết…
4. Đối với công tác hậu cần tại chỗ
- Tiếp tục thực hiện cứu trợ lương thực, thuốc men cho dân nếu cần thiết.
- Hỗ trợ phục hồi sinh kế cho người dân.

Thực tế cho thấy, thiệt hại nặng nề do thiên tai gây ra trong thời gian qua thường rơi vào những địa phương thực hiện phương châm "4 tại chỗ" chưa tốt, thiếu triệt để, với những phương án chung chung, xa thực tế, không thích hợp điều kiện, hoàn cảnh địa phương. Do thiếu linh hoạt và không có phương án dự phòng trước cho nên một số địa phương khi thiên tai xảy ra chính quyền không huy động ngay được vật tư, phương tiện mà phải nhờ sự hỗ trợ từ cấp trên. Do đó tư tưởng chủ đạo của phương châm "4 tại chỗ" là dựa vào khả năng sẵn có của địa phương mình là chính. Chính vì thế nếu các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân đều hiểu và thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ" sẽ giúp chúng ta chủ động phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai được tốt hơn.

Tg: Nguyễn Đức Thịnh
Theo http://tiengiang.gov.vn


Danh mục:

  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.