Kiểm tra Cty Xuân Phát tại Thanh Hoa, Binh Nghi, GCĐ. 1235 - Cấp cứu thường gặp
Phối hợp P.KT kiểm tra
Kiến nghị kiềm ép Kẹp WR
PHƯƠNG ÁN MẪU
CẤP CỨU CÁC TAI NẠN LAO ĐỘNG THƯỜNG GẶP
TẠI CÁC ĐIỆN LỰC
( Đính kèm theo văn bản số: 3983/PCTG-KTAT
ngày 28/8/2014 của PCTG)
A.
XÁC
ĐỊNH CÁC LOẠI TAI NẠN LAO ĐỘNG THƯỜNG GẶP (CÓ THỂ XẢY RA):
Cán bộ nhân viên của Điện lực khi làm việc có thể bị
các loại tai nạn lao động thường gặp như
sau:
-
Bị điện giật do chạm vào các chỗ bị rò điện trong hệ
thống điện dùng cho các thiết bị trong văn phòng;
-
Bị điện giật khi làm việc trên cao tại các hệ thống
điện trong khu vực do Điện lực quản lý;
-
Bị say nắng, say nóng khi làm việc ngoài trời;
-
Bị chảy máu do các dụng cụ sắt nhọn đâm vào khi làm
việc;
-
Bị gãy xương các loại do vấp ngã, hay ngã cao khi
làm việc;
-
Bị đuối nước do rơi vào hồ chứa, kênh, mương, sông
rạch;
-
Bị chấn thương do các phương tiện giao thông gây ra
khi làm việc.
Khi gặp các trường hợp tai nạn lao động như trên,
bất kỳ người cán bộ, nhân viên của Điện lực phải có trách nhiệm thực hiện cấp
cứu tại nơi xảy ra tai nạn lao động, thông báo cho cán bộ y tế cơ quan, gọi cấp
cứu hoặc thực hiện chuyển nạn nhân đến cơ sở cấp cứu gần nhất.
Để thực hiện được việc cấp cứu tai nạn lao động, mọi
người làm việc tại Điện lực có trách nhiệm nắm vững Phương án này và thực hiện
được các nội dung sau:
B.
CẤP
CỨU TẠI NƠI XẢY RA TAI NẠN LAO ĐỘNG:
I. CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT
Khi xảy ra tai
nạn lao động điện giật, người thực hiện cấp cứu tại chỗ phải thực hiện các bước
sau đây:
1.1. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện:
a.
Trường hợp cắt được mạch điện: Tốt nhất là cắt bằng các thiết bị đóng
cắt gần nhất như: Máy cắt, cầu dao, phích cắm, công tắc, cầu chì…Cần lưu ý:
+ Nếu mạch điện bị cắt là mạch cấp cho đèn
chiếu sáng thì phải chuẩn bị ngay các nguồn chiếu sáng khác để thay thế khi
trời tối.
+ Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải
chuẩn bị các phương tiện để đưa nạn nhân xuống hoặc hứng, đỡ khi nạn nhân có
thể rơi xuống (trong trường hợp không có biện pháp nào khác).
b.
Trường hợp không cắt được mạch điện bằng các thiết bị đóng cắt: Trong
trường hợp này cần phân biệt người bị nạn do điện hạ áp hay điện cao áp để áp dụng các phương pháp sau:
- Nếu là điện hạ áp: Người cứu phải
đứng trên bàn, ghế hoặc tấm gỗ khô, đi giầy hoặc ủng cao su, đeo găng cao su
rồi dùng tay kéo nạn nhân ra khỏi mạch điện. Nếu không có các phương tiện trên
có thể dùng tay nắm phần quần áo khô của nạn nhân để kéo ra hoặc dùng gậy gỗ,
tre khô gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi mạch điện. Cũng có thể dùng kìm
cách điện, búa, rìu có cán bằng gỗ khô để cắt đứt dây điện đang gây tai nạn.
Khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện không
được trực tiếp chạm vào người nạn nhân để người cứu không bị điện giật.
-
Nếu
là mạch điện cao áp: Tốt nhất người cứu phải đi ủng và găng cách điện
rồi dùng sào cách điện để gạt hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi mạch điện. Cũng có thể
dùng sợi dây kim loại tiếp đất một đầu rồi tung đầu kia vào cả 3 pha làm ngắn
mạch để đường dây bị cắt điện rồi tách nạn nhân ra khỏi mạch điện.
1.2. Hô hấp nhân tạo ngay trên trụ:
Khi
đã cắt điện xong người đi cứu phải leo ngay trên trụ. Nếu nạn nhân ngừng thở
phải hô hấp ngay trên trụ. (Phương pháp
thực hiện xem Phụ lục 1 đính kèm)
1.3.
Đưa
nạn
nhân xuống đất
Phải nhanh gọn, an
toàn và đơn giản sao cho nạn nhân được đưa xuống trụ mà không bị thêm
chấn thương khác. Để đưa nạn nhân xuống trụ cần phải:
-
Có dây thừng đường kính 12mm trở lên, chiều dài đủ để đưa nạn nhân xuống.
-
Chọn vị trí mắc dây:
sao cho:
ở phía trên nạn nhân, không bị vướng khi đưa
người xuống,
đảm bảo chắc chắn.
-
Mắc
dây vào người nạn nhân: sao cho: không bị vướng khi đưa
người xuống,
đảm bảo chắc chắn;
không làm cản trở việc hô hấp của nạn nhân
-
Tháo (cắt) dây đai an toàn.
-
Đưa nạn nhân xuống.
(Phương pháp đưa nạn nhân xuống đất xem Phụ lục 2 đính kèm)
1.4. Thực hiện cấp cứu: Việc cấp cứu người bị điện giật phải rất
khẩn cấp, càng nhanh càng tốt, phải đánh giá chính xác tình trạng nạn nhân để
chọn phương pháp cấp cứu cho thích hợp.
a.
Đánh giá tình trạng nạn nhân và hướng xử lý: Ngay sau khi nạn nhân được
tách khỏi mạch điện phải căn cứ vào các hiện tượng sau để xử lý cho thích hợp:
-
Với nạn nhân chưa mất tri giác:Khi nạn nhân chưa mất tri giác, chỉ bị ngất trong giây lát, tim còn
đập, còn thở thì chỉ cần để nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh, chăm sóc cho hồi tỉnh. Sau đó đi
mời Y Bác sĩ đến chăm sóc hoặc nhẹ nhàng đưa đến cơ quan Y tế gần nhất để theo
dõi và chăm sóc tiếp.
- Với nạn nhân
đã mất tri giác: Khi nạn nhân mất tri giác nhưng vẫn còn thở nhẹ, tim đập
yếu thì đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh ( Nếu trời rét thì đặt nơi kín
gió ). Nới rộng quần áo, thắt lưng, moi đờm rãi và các dị vật trong mồm ra,
cho nạn nhân ngửi amôniăc ( nước tiểu), xoa toàn thân cho nóng lên và gọi điện
cho cơ quan y tế gần nhất hoặc cấp cứu 115 hay cử người đi mời Y Bác sỹ đến để
chăm sóc.
- Với nạn nhân đã tắt thở: Nếu người bị nạn không còn thở, tim ngừng
đập, toàn thân co giật: Ngay lập tức phải đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, nới
rộng quần áo, thắt lưng, moi đờm rãi và các dị vật trong mồm ra. Nếu lưỡi bị
thụt vào thì phải kéo lưỡi ra. Tiến hành khẩn trương làm hô hấp nhân tạo (liên
tục, kiên trì cho đến khi có ý kiến của y bác sỹ kết luận mới thôi). Hô hấp
nhân tạo bằng phương pháp hà hơi thổi
ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực thực hiện theo trình tự như sau:
+
Để nạn
nhân nằm ngửa, nới rộng quần áo, thắt lưng, moi đờm rãi và các dị vật trong mồm
ra, đặt đầu ngửa ra phía sau.
+
Người cấp cứu ngồi hay quỳ bên trái nạn nhân (tuỳ
theo tình trạng một người hoặc 2 người cấp cứu); tay phải bịt mũi, tay trái
nâng cổ nạn nhân lên để đầu ngửa ra sau cho miệng há ra (nếu miệng không há thì
phải dùng tay ấn cằm xuống).
+
Hà hơi thổi ngạt:
Người cấp cứu hít một hơi thật dài, áp miệng vào miệng nạn nhân thật kín
và thổi hơi vào miệng nạn nhân, sau đó đưa miệng ra để hơi tự thoát ra(có thể
áp miệng vào cả miệng và mũi của trẻ em).
Tốc độ hà hơi: Từ 16 đến 18
lần/phút, hoặc cứ 5 đến 6 lần bóp tim thì hà hơi một lần (nếu có 2 người), hoặc
2 lần hà hơi thì 15 lần bóp tim (khi có một người cấp cứu).
+
Xoa bóp tim ngoài lồng ngực: Người cấp cứu
ngồi hay quỳ bên trái nạn nhân (tuỳ theo tình trạng một người hoặc 2 người cấp
cứu); tay phải đặt tại 1/3 dưới xương ức, tay trái đặt chéo góc bàn tay phải.
Người cấp cứu dùng lực của 2 tay hoặc lực của nửa trên thân người ép lồng ngực
xuống 4-5 cm, sau đó thả nhẹ theo độ dãn của ngực và làm tiếp lần sau. Tốc
độ bóp tim: Khoảng 80 lần/phút, hoặc cứ 5 đến 6 lần bóp tim thì hà hơi một lần (nếu
có 2 người cấp cứu).
Phải bình tĩnh và kiên trì cấp cứu. Chỉ được
phép cho là nạn nhân đó chết khi bị vỡ hộp sọ, bị cháy toàn thân kèm theo ngừng
tim, ngừng thở. Ngoài ra phải coi như nạn nhân chưa chết, cần tiếp tục kiên trì
cứu chữa.
b. Tổ
chức thực hiện cấp cứu:
-
Nếu chỉ có 01 người: thì vừa làm hô hấp nhân tạo vừa xoa, bóp tim ngoài lồng
ngực.
-
Nếu có hai người: Một người hô hấp nhân tạo, 01 người bóp tim ngoài lồng ngực.
- Nếu có nhiều
người: thì thay đổi nhau để cấp cứu.
II. CẤP CỨU SAY NÓNG
2.1.
Biểu hiện: Thường sảy khi cơ thể không thải được nhiệt. Nguyên nhân do nhiệt độ
quá cao, bức sạ nhiệt mạnh. độ ẩm cao, ít gió. Nhiệt độ cơ thể lên tới 400
C hoặc cao hơn nữa.
Nếu
bị choáng nhiệt tức là nạn nhân bị rất nặng, nhiệt độ lên tới trên 410 C, mạch nhanh tới trên 140 Lần/
phút, nhịp thở nhanh, nước da xanh tái, nạn nhân có cảm giác bị rét, Huyết áp
tụt, mê sảng, nói lảm nhảm, mất tri giác, hôn mê, co giật, có thể bị tử vong.
2.2. Cấp cứu: Đưa ngay nạn nhân ra nơi thoáng
mát, cởi bớt quần áo ngoài, quạt mát, chườm nước đá hoặc nước mát, cho uống đủ
nước ( Nước trà xanh, nước giải khát hoặc nước hoa quả ). Nếu có điều kiện mời
cán bộ Y tế đến để cho thuốc trợ tim, trợ hô hấp.
III. CẤP CỨU SAY NẮNG:
3.1.
Biểu hiện:
Giai
đoạn đầu biểu hiện giống như say nóng, nạn nhân sốt cao 40- 420C,
mặt đỏ ửng, mồ hôi không thoát ra được, da khô nóng đỏ, mạch nhanh đến150 lần/
phút, có thể hôn mê dẫn đến tử vong.
3.2.
Cấp cứu:
Đưa nạn nhân vào bóng râm, quạt mát, cởi quần
áo ngoài, chườm lạnh cho đến khi nhiệt độ hạ xuống 38 - 390C thì
ngừng chườm lạnh, để nạn nhân nằm nghỉ nơi thoáng mát, cho uống thuốc hạ nhiệt.
IV.CẦM MÁU VẾT THƯƠNG
4.1. Nguyên tắc chung:
-
Đặt nạn nhân đầu hơi thấp, kê cao chỗ bị thương.
-
Cởi quần áo để lộ vết thương
-
Dùng gạc phủ kín vết thương.
-
Băng ép trên mặt gạc để cầm máu.
-
Nếu tổn thương đứt động mạch hoặc tĩnh mạch thì phải đặt Ga rô.
4.2. Kỹ thuật đặt ga rô:
Một người chẹn phía trên đường đi của động mạch để cầm
máu: Với chi trên chẹn nách hoặc khuỷu tay, nếu là chi dưới ta chẹn động mạch
bẹn.
Người
đặt ga rô cuốn một miếng gạc xung quanh chi, cách vết thương từ 3 - 4 cm sau đó
cuốn chặt 3 vòng bằng dây cao su, tới vòng thứ 4 đặt phần dây còn lại vào vòng
cuối để giữ ga rô: (cuốn vừa đủ đến khi dừng chảy máu là đạt)
Nếu
không có dây cao su có thể dùng dây vải và que xoắn để ga rô như sau: Dùng dây
vải băng 2 vòng lỏng rồi buộc thắt nút lại, dùng que xoắn nhiều vòng cho tới
khi máu ngừng chảy rồi cố định que xoắn lên phía trên vết thương.
Phải
có phiếu ga rô ghi rõ: Tên, tuổi, ngày giờ và vị trí đặt ga rô... đính phiếu ga
rô vào người nạn nhân.
*
Chú ý: Cứ 45 phút phải nới lỏng ga rô một lần.
V. CẤP CỨU NẠN NHÂN GÃY XƯƠNG
5.1. Biểu hiện:
-
Đau nhiều ở vùng chấn thương và đau tăng lên khi vận động.
-
Giảm hoặc mất khả năng vận động.
-
Sưng nề và bầm tím ở vùng chấn thương.
-
Chỗ gãy có thể bị biến dạng.
5.
2. Cố định gãy xương cánh tay: ( Nên có 2 người cấp cứu )
Đặt
2 nẹp, nẹp trên đầu trên quá mỏm vai, đầu dưới quá mỏm khuỷu, nẹp dưới đầu trên
tới nách, đầu dưới tới mỏm khuỷu, độn bông vào những nơi có các mỏm xương lồi
ra.
Cố
định bằng 2 dây, một dây trên, một dây dưới vết thương.
Treo
cẳng tay lên cổ và chuyển ngay tới bệnh viện để điều trị tiếp.
5.
3. Cố định gãy xương cẳng tay: ( Nên có 2 người cấp cứu )
Dùng
một nẹp đặt phía ngoài ép vào mu bàn tay, một nẹp đặt phía trong ép vào lòng
bàn tay.
Buộc
cố định 2 dây trên và dưới vết thương rồi treo lên cổ.
5.
4. Cố định gãy xương cẳng chân: ( Nên có 3 người cấp cứu )
Dùng
2 nẹp dài bằng nhau, nẹp trong đầu trên dài tới đùi, đầu dưới dài quá bàn chân,
đệm bông vào những nơi có mỏm xương lồi ra.
Sau
đó buộc 1 dây trên ổ gẫy, 1 dây dưới ổ gẫy, một dây ở cổ chân, một dây trên gối
và một dây giữa đùi.
Buộc
2 chân vào với nhau ở điểm cổ chân và đầu gối.
5.5.
Cố định gãy xương đùi:
( Nên có 3 người cấp cứu )
-
Dùng 1 nẹp đặt phía trong từ bàn chân tới sát bẹn, một nẹp đặt phía ngoài từ
bàn chân tới sát nách.
-
Buộc cố định 2 nẹp ở lồng ngực, thắt lưng, trên và dưới ổ gẫy, đầu gối và cẳng
chân.
-
Buộc cố định 2 bàn chân vào nhau ở cổ chân, đầu gối và đùi.
-
Chuyển nạn nhân đến cơ sở Y tế gần nhất để điều trị tiếp.
5.
6. Cố định gẫy xương đòn:
-
Đặt nẹp chữ T phía sau vai nạn nhân, đệm bông vào hố nách hoặc vai,
dùng
băng cuộn cố định 2 đầu nẹp vào 2 mỏm vai, cuốn băng vòng quanh thắt lưng rồi
cố định đầu dưới nẹp bằng băng vải theo kiểu hình số 8.
5.
7. Cố định gẫy xương sườn:
-
Đặt nạn nhân nửa nằm nửa ngồi.
-
Lấy băng
to bản cuốn
vòng quanh 5- 6 vòng, che toàn bộ vị trí xương sườn bị
gãy băng ép và bảo nạn nhân thở ra hết sức để ta cuốn băng cố định lồng ngực
với đường kính nhỏ nhất để đến khi nạn nhân hít vào, ngực căng ra cũng không
làm di động xương bị gãy.
5.
8. Cố định gãy xương hàm:
-
Để nạn nhân ngồi, đầu cúi và hướng ra phía trước.
-
Đặt bông gạc lên vết thương, đặt băng to
bản lên bông gạc rồi kéo 1 đầu băng lên đỉnh đầu, vòng tiếp xuống đến mang tai
thì kéo đầu băng còn lại lên, khi 2 đầu băng gặp nhau thì bắt chéo hai đầu băng
lại, một đầu vòng qua trán, một đầu vòng qua gáy rồi buộc chặt hai đầu băng
lại.
5.
9. Cố định gãy xương cột sống: ( Nên có 3 người cấp cứu )
-
Một người đỡ
2 chân, một
người đỡ đầu và 1 người đỡ lưng để cùng nhấc nạn nhân
lên cáng.
-
Đặt nạn nhân nằm ngửa thật thẳng trên cáng cứng, kê đệm mút nhỏ dưới vùng gáy,
thắt lưng và đầu gối.
-
Cố định nạn nhân vào cáng cứng bằng băng to bản ở cổ chân, cẳng chân, đầu gối,
ngực và trán.
-
Bảo đảm
cho tư thế nạn nhân phải thẳng
liên tục trong quá trình đưa lên cáng và trên đường vận chuyển đến cơ sở Y tế
để điều trị tiếp.
VI.CẤP CỨU NGẠT NƯỚC ( Đuối nước )
-
Nhanh chóng đưa
ngay nạn nhân ra
khỏi vùng bị ngập nước, cấp cứu ngay
từ khi nạn nhân đang còn ở dưới nước:
- Nắm tóc nạn
nhân để đầu
nhô lên khỏi mặt nước, vỗ mạnh 2 -
3 cái vào má nạn nhân để gây phản xạ hồi tỉnh, rồi quàng tay qua nách
nạn nhân để lôi vào bờ hoặc lôi lên thuyền cứu hộ. Đặt nạn nhân nằm úp bụng lên
đầu gối nguời cứu, đầu nạn nhân chúc xuống dưới, người cứu dùng tay ấn mạnh vào
lưng nạn nhân để ép cho nước chảy ra. Sau đó tiến hành thổi ngạt, nếu bị ngừng
tim phải ép tim ngoài lồng ngực như cấp cứu điện giật.
VII. SƠ CỨU MỘT SỐ VẾT THƯƠNG KHÁC
7.
1. Sơ cứu vết thương phần mềm:
-
Băng sớm để cầm máu và chống nhiễm khuẩn.
-
Băng trực tiếp,
không bôi hoặc rắc bất cứ thứ gì
lên vết thương, nếu có điều kiện có thể rửa hoặc lau chùi xung quanh vết
thương.
- Những vết
thương sâu rộng,
rập nát nhiều
hoặc chi chít
nhiều vết thương cần phải chống
sốc bằng cách cầm máu, ủ ấm, giảm đau cho nạn nhân.
7.
2. Sơ cứu vết thương sọ não hở: ( Vỡ hộp sọ, óc phòi ra ngoài )
- Dùng kéo sạch cắt tóc xung quanh vết thương.
- Lấy
chất bẩn và
dị vật xung quanh vết thương. Không được chạm vào
phần óc đã phòi ra khỏi hộp sọ.
+ Kỹ thuật băng:
- Dùng
băng kết tạo
thành hình vành
khăn rồi úp sao cho khít với mép
ngoài vết thương để bảo vệ não (
Không để óc bị tổn thương thêm )
-
Đặt bông
gạc lên vết thương rồi bắt đầu băng từ phía trên tai
phải vòng qua trán phía trên tai trái,
phía dưới xương chẩm rồi trở về vị trí ban đầu và băng thêm một vòng nữa như
trên.
- Lần thứ
hai khi vòng đến giữa trán thì gấp băng lại, ngón cái và ngòn trỏ tay trái
ấn lấy rôì
vòng băng qua đỉnh đầu tới xương chẩm, nhờ nạn nhân hoặc người khác giữ
giúp hộ.
- Cứ
thế băng từ
trán xuống gáy rồi lại từ gáy lên
trán, vòng băng sau đề lên 1/2 vòng
băng trước cho
đến khi băng kín cả đầu thì băng thêm hai vòng quanh
đầu như bước 1 rồi buộc cố định lại.
- Đặt đầu nạn nhân vào đệm mềm hoặc
dùng chăn, quần áo sạch cuốn lại để cố định rồi chuyển đến cơ sở Y tế để sử lý
tiếp hoặc gọi cấp cứu 115.
7.
3. Sơ cứu vết thương ngực hở:
- Để nạn nhân ở tư thế nửa nằm nửa
ngồi, sát trùng xung quanh vết thương
- Dùng gạc vô khuẩn nhét vào vết
thương, phủ bông gạc lên rồi băng lại.
- Nếu ngạt thở phải cấp cứu ngạt rồi
chuyển đến cơ sở Y tế để sử lý tiếp.
7. 4. Sơ cứu vết thương trên mu bàn tay:
- Làm sạch quanh vết thương bằng các loại
thuốc sát trùng, bắt đầu từ trong ra ngoài theo hình xoáy chôn ốc.
- Đặt bông gạc che kín vết thương.
- Cuộn 2 vòng băng ở các ngón út, nhẫn,
giữa, và ngón trỏ.
- Băng hình số 8 ở mu bàn tay.
- Băng chặt, định vị mối cuối cùng của băng
ở cổ tay.
- Chuyển nạn nhân đến cơ sở Y tế gần nhất,
hoặc gọi cấp cứu 115.
7.
5. Sơ cứu vết thương bụng bị lòi ruột:
- Chuẩn bị dụng cụ: Bát sạch. Bông băng gạc…
* Không
nên làm:
- Không tự ý nhét ruột vào trong bụng.
- Không bôi bất cứ thứ thuốc gì vào ruột.
- Không tự ý cho ăn uống gì.
* Nên
làm ngay:
-
Sát khuẩn quanh vết thương.
-
Dùng bát sát khuẩn úp kín lên vết thương.
-
Dùng băng cuốn ép chặt bát lên thành bụng.
-
Chuyển nạn nhân đến cơ sở Y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu 115.
B.
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP TẢI THƯƠNG:
Sau khi săn sóc khẩn cấp nạn
nhân, phải tìm phương tiện chuyển nạn nhân đến một trạm cấp cứu hay bệnh viện
gần nhất.
-
Danh
sách các cơ sở y tế trong khu vực làm việc của Điện lực:
STT
|
Tên cơ sở
|
Địa chỉ
|
Điện thoại
|
Các khu vực làm việc gần cơ sở
|
Ghi chú
|
Chú ý: Nhờ sự giúp đỡ của nhân dân địa phương để
xác định địa điểm cấp cứu hiệu quả nhất (có thể là phòng khám, tổ cấp cứu…. ở
địa phương).
Phương pháp chuyển thương phải phù
hợp với tình trạng của vết thương. Ví dụ: Nạn nhân bị tổn thương cột sống phải
được vận chuyển bằng cáng cứng, người có garrot phải được nới garrot trên đường
vận chuyển.
Phải theo dõi nạn nhân
trong quá trình vận chuyển.
Ðộng tác phải thật nhẹ
nhàng, đồng bộ (nếu nhiều người).
( Phương pháp tải thương xem
phụ lục 3 đính kèm)
C.
PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN LIÊN LẠC:
Dùng điện thoại sẵn có hoặc của dân địa
phương gần đó để gọi
- Điện thoại cấp cứu: 115;
- Điện thoại nóng của Điện lực.
PHỤ
LỤC 1
PHƯƠNG
ÁN HÔ HẤP NHÂN TẠO NGAY TRÊN TRỤ
(Đính kèm theo Phương án
cấp cứu các tai nạn lao động thường gặp)
Người thực hiện cấp cứu phải
trang bị găng tay, giày cách điện và quần áo bảo hộ lao động.
1.
Cô
lập điện xung quanh nạn nhân :
Cắt cầu dao hạ thế để tách nạn nhân ra khỏi
nguồn điện. Nạn nhân đang bị treo dọc trên trụ bởi dây da an toàn của chính
mình.
2.
Hô
hấp nhân tạo ngay trên trụ :
Người cấp cứu thực hiện từng động tác sau:
- Leo lên trụ, đến vị trí có thể
đứng trên trụ sát dưới nạn nhân.
- Quàng thêm dây quàng trụ phụ
qua trụ.
- Đẩy nạn nhân lên phía trên để
một chân của nạn nhân gác qua 2 dây quàng trụ. Sao cho nạn nhân ở giữa trụ và
người cấp cứu ( xem hình 1, hình 2).
|
|
- Tháo bỏ các dụng cụ cá nhân có
thể cản trở việc cấp cứu hoặc gây tổn thương người cấp cứu ra khỏi dây da của
nạn nhân.
- Điều chỉnh dây quàng trụ sao
cho nạn nhân được giữ ở tư thế ngồi chàng hảng trên dây quàng trụ da của người
cấp cứu (hình 2).
Xem
hình ảnh minh hoạ thực tế.
Đặt nạn nhân ở vị trí thuận tiện cho việc
cấp cứu. (Dây da an toàn của nạn nhân vẫn
được giữ ở vị trí quanh trụ và được sử dụng bởi người cấp cứu để giữ nạn
nhân với tư thế thuận lợi cho việc cấp cứu. Dây da đó không được tháo ra hoặc cắt bỏ trừ khi đã đưa nạn nhân xuống đất).
- Moi miệng nạn nhân, kéo lưỡi nạn nhân về phía
trước làm thông đường khí quản. Đầu nạn nhân hơi đẩy ngã về phía trước.
- Vòng 2 cánh tay của mình qua
bụng của nạn nhân (dưới cánh tay nạn nhân), đặt 2 tay trên bụng dưới nạn nhân,
các ngón cái đặt dưới cạnh sườn phía dưới và những ngón tay chạm vào bụng (hình
3).
|
- Bằng cách sử dụng 2 cánh tay và
bàn tay, người cấp cứu ép bụng nạn nhân với động tác đẩy lên. Cuối chu trình, hai
bàn tay của người cấp cứu vẫn dùng các ngón tay áp mạnh vào bụng dưới xương ức.
Áp lực đè bấy giờ được nhả ra nhanh chóng và lặp đi lặp lại khoảng 12 đến 15
lần trong 1 phút, đến khi nạn nhân hồi tỉnh hoặc được đưa xuống đất.
-
Nếu nạn nhân hồi tỉnh và có thể tự thở được, người cấp cứu phải
giữ nạn nhân ở vị trí như cũ và có thể kiểm soát được cho đến khi cơn khủng
hoảng trôi qua và nạn nhân trở lại bình thường.
PHỤ LỤC 2
PHƯƠNG
ÁN ĐƯA NẠN NHÂN XUỐNG TRỤ
(Đính kèm theo Phương án
cấp cứu các tai nạn lao động thường gặp)
A. DỤNG CỤ:
Dây thừng đường kính ½ inch (12mm trở lên), chiều dài đủ để đưa nạn nhân xuống.
B. CHUẨN
BỊ ĐƯA NẠN NHÂN XUỐNG ĐẤT:
Gồm các bước sau đây:
- Chọn vị trí mắc dây và mắc dây;
- Cột nạn nhân;
- Làm thẳng dây thừng;
- Giữ dây thừng chắc
chắn;
- Cắt (tháo) dây đai an toàn;
1.
Chọn vị trí mắc
dây và mắc dây vào xà:
Vị trí mắc dây trên cánh xà hay thanh giằng cột điện hoặc chân sứ, rack đỡ sứ sao cho:
- Không bị vướng khi đưa
người xuống;
- Phía trên nạn nhân;
- Đảm bảo chắc chắn.
Cách mắc dây: Có 2 cách sau
Cách 1: Lấy đầu ngắn của dây thừng quấn 2 vòng vào thanh xà (hay thanh
giằng)
(hình 1)
Cách 2: Lấy đầu ngắn của dây thừng quấn 2 vòng vào phía giữ dây.
2.
Buộc nạn
nhân.
Cách 1: Nút thòng lọng 1 vòng 3 khoá.
Xem hình 3
Vòng dây qua ngực nạn nhân, buộc vòng nút thòng lọng 1 vòng
3 khoá. Vị trí nút như sau:
- Nút phía trước ngực;
- Nút gần nách tay;
- Phía trên ngực;
- Làm gọn đầu dây.
Cách 2:
Nút Triple Bowline
Thắt nút từng bước như hình sau:
Bước 3: hình 6
Ghi chú: Thắt nút thành 2 vòng lớn có đường kính khoảng 50cm, vòng
nhỏ có đường kính khoảng 35cm. Để đầu dây
thừa khoảng 1,5m.
Cách treo người khi
thắt dây theo nút bowline: Xỏ
2 chân người bị nạn vào 2 vòng lớn, vòng nhỏ tròng
qua
đầu đưa vào cổ. Dùng đầu dây thừa
vòng qua lưng và Nút
vào dây treo (như hình 7)
Đưa nạn nhân vào vòng Nút triple bowline
3.
Kéo căng dây thừng và giữ chặt dây thừng.
- Nếu có một người cứu thì dùng hai tay kéo căng làm thẳng dây thừng
trên cột, sau đó một tay giữ chặt đầu dây thừng.
- Nếu có hai người cứu thì người dưới đất sẽ làm.
4.
Cắt (tháo)
dây đai an
toàn:
- Nếu có dụng cụ cắt dây (kéo, dao, rựa...) thì cắt dây đai an toàn của
nạn nhân, cắt phía đối diện ngưới cứu đứng.
- Nếu không có dụng cụ cắt dây thì phải tháo móc dây đai an toàn của nạn nhân. Trong
trường hợp có 01 người cứu thì
phải cố
định đầu dây
thừng chắc chắn trước khi tháo móc, để loại trừ trường hợp nạn nhân
bị
rơi xuống đất. Hình 8
Ghi chú:
- Trường hợp tháo dây đai an toàn rất khó do trọng lượng của nạn nhân
lúc
này đặt toàn bộ lên dây đai an toàn,
người cứu phải tìm cách đứng
vững. Nếu không có chỗ đứng có thể dùng dây thừng
cột thành vòng
và treo lên để tạo thế đứng.
- Trước khi cắt dây đai an toàn, nếu thấy cần thiết thì thổi ngạt 5 - 6 lần.
- Cần thận trọng không cắt nhầm dây đai của mình, hoặc cắt vào dây thừng.
C. ĐƯA NẠN
NHÂN
XUỐNG ĐẤT:
Xem hình 9
Những vị trí không bị vướng khi đưa nạn
nhân từ trên cao xuống:
+ Những vị trí không bị vướng khi đưa nạn nhân từ trên cao xuống như:
Trên
cột bê tông ly
tâm, cột gỗ tròn, xà dưới trụ tháp thép, trên dây dẫn, chuỗi cách điện, trong lòng cột tháp thép không bị vướng bởi các thanh
chống xoắn.
+ Trong trường hợp cần thiết, cấp bách một người cứu hộ có thể đưa nạn
nhân xuống đất. Người cứu hộ phải xem xét kỹ
hướng đưa nạn nhân xuống.
+ Cách thực hiện: một tay điều chỉnh hướng xuống và một tay xông dây
thừng để đưa
nạn nhân xuống.
- Những vị trí bị vướng khi đưa nạn
nhân từ trên cao xuống
phải cóít nhất 2 người cứu :
+ Những vị trí bị vướng khi đưa nạn nhân từ trên cao xuống như: trên thân trụ tháp thép,
trong lòng cột có vướng thanh chống xoắn, các
xà bên trên.
+ Người trên cột phải xem xét kỹ để quyết định hướng đưa nạn
nhân xuống. Trong lúc đưa nạn nhân xuống phải xuống theo nạn nhân
để
điều chỉnh hướng xuống và
theo dõi tình trạng của nạn nhân.
+ Người dưới đất xông dây thừng, điều chỉnh tốc độ đưa nạn
nhân xuống.
+ Người trên cột và người dưới đất phải phối hợp nhịp nhàng, có những tín hiệu quy ước riêng, tránh để nạn nhân vướng vào các vật cản làm
tổn thương nạn nhân.
Ghi chú: Nếu trường hợp nạn nhân còn tỉnh, đủ sức
để
trèo xuống thì người cứu
xông dây thừng vừa lỏng để nạn nhân từ
từ trèo xuống.
PHỤ LỤC 3
PHƯƠNG PHÁP TẢI THƯƠNG
(Đính kèm theo Phương án
cấp cứu các tai nạn lao động thường gặp)
I.
TẢI
THƯƠNG KHÔNG CÓ CÁNG:
Người cấp cứu phải
biết cách di chuyển nạn nhân không dùng cáng, khi đi qua những chỗ không dùng
cáng được, không có sẵn cáng trong tay hoặc chỉ có 1-2 người chuyển thương.
1.1. Dìu nạn nhân:
a. Với 1
người: Nếu nạn
nhân còn đi đứng được, người cấp cứu dìu họ ra nơi an toàn và đặt nằm xuống.
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp nhẹ.
Người cấp cứu đứng
một bên nạn nhân, choàng tay họ qua vai mình, bàn tay nắm lấy cổ tay nạn nhân,
tay kia ôm ngang qua hông và dìu đi.
b. Với 2
người: Nếu nạn nhân còn đi đứng được, 2 người cấp
cứu đứng 2 bên, choàng 2 tay nạn nhân qua vai mình, một tay nắm cổ tay nạn
nhân, 1 tay choàng qua hông nạn nhân và đi.
1.2. Cõng nạn
nhân:
Nếu nạn nhân không đi
được nhưng còn tỉnh, người cấp cứu có thể cõng họ trên lưng.
Ðộng tác khiêng nạn nhân:
đơn giản nhưng không đi được xa vì rất mỏi.
1.3. Kiệu nạn nhân: Nếu nạn nhân không đi
được, 2 người cấp cứu tréo tay lại với nhau để làm kiệu tay mà khiêng nạn nhân.
1.4. Vác nạn nhân trên vai (vác cứu hỏa, xốc nước)
: Ít áp dụng vì không thoải mái cho nạn nhân. Có thể thực hiện
để xốc nước đối với nạn nhân bị chết đuối hoặc người bị thương nhẹ.
1.5. Khiêng
ghế: Áp dụng
đối với nạn nhân không đi đứng được, 2 người cấp cứu có thể đặt nạn nhân ngồi
bật ngửa trên ghế thay cáng rồi khiêng đi.
II.
TẢI
THƯƠNG BẰNG CÁNG:
2.1.
Phân loại cáng:
Cáng có nhiều kiểu,
được xếp loại như sau:
Cáng xếp (cáng bạt khiêng
tay).
Cáng cố định.
Cáng tạm thời.
Kích thước của một
chiếc cáng: chiều dài 2,2m, chiều ngang 0,54 m và chiều cao 0,175m.
a. Cáng xếp: cáng
này gồm có một khung bằng gỗ, căng vải bố. Khi dùng, căng thẳng ra và gài lại
bằng cây gài cố định ở hai đầu cáng. Lúc không dùng, xếp lại rất tiện lợi, ít
choán chỗ.
b. Cáng cố định: là loại cáng có sẵn, có
thể dùng ngay được. Có 2 loại: cáng bằng gỗ và vải bố, cáng bằng sắt.
c. Cáng tạm thời: dùng hai đoạn gỗ hoặc tre
dài 2,2m và một cái mền (hoặc chiếc chiếu, tấm nhựa, bao bố hay 2-3 cái áo) làm
cáng.
Hoặc có thể được
làm từ gậy và võng ghế có tựa lưng.
Trường hợp cần có
cáng cứng (để chuyển nạn nhân bị tổn thương cột sống), có thể dùng vạt giường,
tấm ván, cánh cửa. để làm cáng.
2.2.
Phương
pháp đỡ nạn nhân lên cáng:
Theo nguyên tắc thì
càng ít nhồi xốc nạn nhân càng tốt. Vì vậy, số người khiêng cáng cần phải có đủ
và tất cả phải theo lệnh điều khiển của một Trưởng toán để tránh những động tác
không ăn khớp.
Tùy trường hợp, có
thể sử dụng một trong những phương pháp sau đây:
a.
Phương pháp làm
cầu:
Phương pháp này cần
4 người. Trưởng toán giữ nhiệm vụ đẩy cáng vào phía dưới lưng nạn nhân; 3 người
còn lại đứng dang rộng 2 chân hơn bề rộng của cáng theo các vị trí:
Người số 1: đứng ngang
thắt lưng nạn nhân, mặt hướng về mặt của nạn nhân, luồn cả hai tay sâu vào phía
dưới thắt lưng của nạn nhân, hai bàn tay đâu vào nhau hoặc các ngón tay đan lại
với nhau.
Người số 2: đứng trước
đầu nạn nhân, đối diện với người số 1, luồn 1 tay dưới gáy, tay kia luồn giữa
hai xương bả vai, dưới xương sống của nạn nhân.
Người số 3: đứng 1 phía
dưới chân nạn nhân, cùng hướng người số 1, luồn 1 tay vào phía dưới đùi, tay
kia luồn dưới cẳng chân nạn nhân.
Trưởng toán đặt
cáng ở phía đầu nạn nhân theo trục thân mình.
Người trưởng toán hô khẩu
hiệu lệnh: "Tất cả chuẩn bị".
Những người khiêng cáng
đứng vào vị trí và khi đã sẵng sàng trong tư thế trên thì trả lời: "Sẵn
sàng".
Trưởng toán kiểm tra chân
của các người khiêng cáng có dang rộng hơn chiều của cáng hay chưa. Nếu đã đạt
yêu cầu thì hô tiếp khẩu lệnh "Lên".
Những người khiêng cáng
nâng nạn nhân lên cùng một lượt. Trưởng toán đẩy cáng vào giữa hai hàng chân
của những người khiêng cáng. Sau đó, Trưởng toán chuyển sang bên hông cáng để
điều chỉnh vị trí cáng sao cho bảo đảm đặt nạn nhân nằm gọn trên cáng.
Nạn nhân được đặt một
lượt và nhẹ nhàng xuống cáng theo khẩu lệnh "Chuẩn bị để xuống.
Xuống".
b.
Phương pháp làm
cầu đặc biệt:
Áp dụng cho nạn
nhân bị gãy xương sống với 5 người khiêng cáng. Công việc làm tuần tự như sau:
Ðặt tấm ván đã được sửa
soạn và chêm lót sẵn (xem phần "Cố định tổn thương ở đốt sống lưng và thắt
lưng" của bài "Cố định gãy xương") theo trục thân mình, từ phía
đầu.
Nâng nạn nhân lên một
lượt và đặt xuống cáng giống như phương pháp làm cầu, nhưng khác ở 2 điểm:
Người số 2 luồn hai tay
dưới xương sống nạn nhân (không giữ dưới gáy) giữ phần cột sống vùng ngực nạn
nhân.
Thêm một người chỉ lo giữ
đầu và cổ nạn nhân.
Cố định nạn nhân chắc
chắn (xem bài "Cố định xương gãy").
c.
Phương pháp xen kẽ:
Phương pháp này dùng để
mang nạn nhân đến chiếc cáng, vì phía dưới chỗ nạn nhân nằm không thể đẩy cáng
vào được.
Số người khiêng cáng phải
có ít nhất 4 người.
Sau khi Toán trưởng hô
khẩu hiệu "Tất cả chuẩn bị", những người khiêng cáng đứng vào hai bên
nạn nhân, quỳ một bên chân (chân quỳ phải như nhau), đầu gối hơi bẹt ra, nằm
ngoài cánh tay. Luồn tay sâu vào phía dưới lưng nạn nhân, bàn tay xen kẽ với
bàn tay người đối diện. Khi chuẩn bị xong, người khiêng cáng trả lời "Sẵn
sàng".
Toán trưởng hô tiếp khẩu
lệnh "Nâng lên. Nâng", những người khiêng cáng đồng loạt nâng bổng
nạn nhân lên ngang đầu gối và kê khuỷu tay vào đầu gối kế bên.
Khẩu lệnh
"Ðứng", tất cả đồng loạt đứng dậy, khẩu lệnh "Bước", thì
tiến tới bằng cách bước ngang. Khi đã đi đến hai bên cáng, tất cả dừng lại.
Ðồng loạt quỳ xuống và kê cánh tay chịu lên đầu gối khi có khẩu lệnh
"Xuống". Khi toán trưởng hô "Xuống cáng", bẹt đầu gối qua
một bên phía ngoài cánh tay và đặt nhẹ nạn nhân lên cáng.
Phương pháp này có
thể thêm 1 hay 2 người khiêng nếu nạn nhân là người nặng cân.
d. Phương pháp xúc muỗng:
Phương pháp này áp dụng
cho trường hợp chỉ tiếp xúc được với nạn nhân chỉ có một bên (nạn nhân bị kẹt
sát tường, sát cầu thang, cạnh xe ô tô.). Nạn nhân sẽ được mang ra ngoài đặt
lên cáng.
Ba người khiêng cáng quỳ
ở bên tiếp xúc được với nạn nhân (tư thế quỳ giống phương pháp xen kẽ) và giữ
tư thế như nhau, luồn cả hai tay sâu vào phía dưới nạn nhân.
Người ở phía đầu nạn
nhân: 1 tay chịu phần gáy và đầu, 1 tay chịu phần lưng.
Người ở giữa: 1 tay chịu
thắt lưng, 1 tay chịu phần dưới đùi.
Người ở phần chân nạn
nhân: 1 tay chịu ở khoeo chân, 1 tay chịu phần cẳng chân.
Toán trưởng giữa cáng và
hô khẩu lệnh "Tất cả chuẩn bị", những người khiêng cáng đứng vào vị
trí và sẵn sàng trong tư thế như trên rồi trả lời "Sẵn sàng". Ðầu gối
1 chân dựng đứng và hơi bẹt ra nằm ngoài cánh tay.
Khẩu lệnh "Nâng lên
gối. Lên", tất cả đồng loạt nâng bổng nạn nhân lên, kê khuỷu tay trên đầu
gối dựng đứng.
Khi nghe khẩu lệnh
"Ðứng dậy. Ðứng", đồng loạt ba người đang nâng nạn nhân sẽ úp nạn
nhân vào ngực mình rồi đứng dậy một lượt.
Tùy địa thế mà Toán
trưởng hô khẩu lệnh bước lui ra sau hoặc bước sang một bên.
Toán trưởng đem cáng lại
đặt trước mặt 3 người khiêng nạn nhân, sau đó, hô khẩu lệnh "Xuống gối.
Xuống", tất cả cùng quỳ gối xuống, tay vẫn ôm nạn nhân sát vào mình.
Khẩu lệnh "Xuống
cáng. Xuống", mở tay ra để nạn nhân xuống và kê khuỷu tay lên đầu gối, sau
đó đặt nhẹ nạn nhân xuống cáng (toán trưởng đứng đối diện bên kia cáng và đỡ
phụ khi đặt nạn nhân xuống cáng).
2.3. Ðặt nạn nhân lên cáng:
Thế nằm của nạn
nhân trên cáng tùy thuộc vào vết thương của nạn nhân. Vì sự nhồi xốc trong lúc
chuyên chở có thể làm cho nạn nhân bị choáng trầm trọng, cho nên nạn nhân phải
được đắp ấm, chèn lót cẩn thận và buộc vào cáng.
a. Nạn nhân bị tổn thương ở đầu:
Tổn thương một bên đầu:
đặt nạn nhân nằm đầu nghiêng về bên lành.
Tổn thương vùng đỉnh,
gáy: đặt nạn nhân nằm sấp hoặc nghiêng đầu sang 1 bên.
Tổn thương vùng trán,
mặt, cằm: đặt nạn nhân nằm, chân nghiêng phía trên co lại (tư thế chân co cò
súng). Chú ý, nạn nhân bị vết thương ở những vị trí này dễ bị chảy máu xuống cổ
họng; do đó, cần đặt một vật chêm giữa 2 hàm răng để miệng nạn nhân mở ra cho
máu thoát ra ngoài (nhớ cột dây vật chêm lại, đề phòng nạn nhân nuốt vào
trong). Nếu không có chảy máu, có thể đặt nạn nhân nằm ngửa.
b. Nạn nhân bị thương ở vùng
ngực: Ðặt nạn nhân nằm ở tư thế nửa
nằm nửa ngồi.
c. Nạn nhân bị
thương ở vùng bụng: Ðặt
nạn nhân nằm ngửa, 2 chân co lại.
d.Nạn nhân bị tổn thương
cột sống: Ðặt nạn
nhân nằm ngửa trên cáng cứng, cột cố định chắc chắn (xem 5. 9. Cố định gãy xương cột sống).
e. Nạn nhân bị gãy xương chậu: Ðặt nạn nhân nằm ngửa 2 chân co và hơi dạng ra (tư thế con ếch nằm
ngửa).
f. Nạn nhân bị choáng: Ðặt nạn nhân nằm ngửa, đầu hơi thấp hơn chân.
2.4. Khiêng cáng thông thường:
Người khiêng cáng phải
làm việc ăn khớp, dưới sự điều khiển thống nhất của Trưởng toán.
Ðộng tác phải nhẹ nhàng
và tuần tự.
Phải giữ cáng thăng bằng.
Nạn nhân được khiêng đi ở
tư thế đầu hướng về phía trước.
Trưởng toán:
- Hô khẩu lệnh cho những người khiêng cáng
làm động tác được đồng bộ.
- Kiểm soát lại chiếc cáng, tình trạng nạn
nhân trước khi để nạn nhân lên.
- Theo dõi tình trạng sức khỏe của nạn nhân
trong lúc di chuyển bằng cách:
- Nếu cáng được khiêng bởi 2 người: đi phía
sau
- Nếu cáng được khiêng bởi 4 người: đi phía
sau bên phải.
- Nếu toán khiêng cáng có 5 người: đi phía
ngoài, bên phải.
2.5. Khiêng cáng qua một số chướng ngại vật:
Cách khiêng cáng
qua chướng ngại vật sẽ thay đổi tùy theo loại chướng ngại vật và số người
khiêng cáng.
a. Chướng ngại
vật thường với 2 người khiêng: các động tác sẽ tuần tự như sau:
- Khi cáng cách chướng ngại vật khoảng 1 mét
thì dừng lại.
- Toán trưởng hô "Chuẩn bị để xuống.
Xuống", rồi đặt cáng xuống, sau đó, đến quan sát địa thế.
- Trưởng toán
đến bên hông phải giữa cáng, cáng viên
đến bên hông trái. Hai tay dang rộng nắm vào thành cáng.
- Toán trưởng khẩu lệnh "Nâng lên.
Nâng", đồng loạt cả hai người nâng cáng đứng dậy.
- Tiến tới chướng ngại vật, gác đầu cáng lên
chướng ngại vật (nếu là chướng ngại vật nhô cao : vách tường, mô đất.) hoặc đưa
đầu cáng phía trước chồm qua bờ bên kia (nếu chướng ngại vật trũng xuống).
- Cả hai lần theo bên hông cáng ra đầu sau
của cáng.
- Cáng viên giữ 2 tay cáng phía sau, Toán
trưởng vượt qua chướng ngại vật và đến phía trước đầu cáng.
- Cả hai nâng cáng lên, từ từ chuyển cáng qua
chướng ngại vật, khi qua được 2/3 chiếc cáng thì dừng lại, cáng viên (B) đặt
đầu sau của cáng tựa lên trên chướng ngại vật.
- Trưởng toán giữ đầu cáng cho cáng viên (B)
đến trước đầu cáng và giữ tay cáng bên trái.
- Trưởng toán giữ đầu cáng bên trái cho cáng
viên (B) rồi giữ tay cáng bên phải.
- Cả hai lần theo hai bên cáng vào giữa cáng
rồi nâng cáng lên và chuyển qua chướng ngại vật độ 1 mét thì dừng lại, đặt cáng
xuống và trở về vị trí lúc ban đầu rồi tiếp tục khiêng đi.
b. Chướng ngại
vật thường với 4 người khiêng:
Không phải gác đầu cáng lên chướng ngại
vật. Các động tác tuần tự như sau
- Khi cáng cách chướng ngại vật khoảng 1 mét
thì dừng lại.
- Bốn người khiêng cáng quay mặt vào trong
cáng, đối mặt nhau.
- Cáng viên
giữ đầu sau cáng để Trưởng toán
vượt qua chướng ngại vật, trong lúc đó, 2 cáng viên ở phía đầu cáng đứng tại chỗ.
- Trưởng toán
ra lệnh chuyển cáng qua, cáng được đưa qua bởi 2 cáng viên ở phía đầu và
1 cáng viên ở phía sau. Trưởng toán đón
nhận đầu cáng và ra lệnh dừng lại khi cáng qua được .
- Cáng được giữ bởi trưởng toán và 1
cáng viên phía sau, lúc đó 2 cáng viên còn lại vượt qua chướng ngại vật.
- Cáng được chuyển qua bởi trưởng toán ở phía
đầu và cáng viên phía sau chuyển cho 2 cáng viên đã vượt qua chướng ngại vật, sau đó cáng viên còn lại
vượt qua chướng ngại vật.
- Sau khi cáng qua khỏi
chướng ngại vật khoảng 1 mét thì dừng lại.
- Trưởng toán và các cáng viên trở về vị trí
lúc đầu.
- Tất cả sẵn sàng và tiếp tục khiêng cáng đi.
c. Vượt qua chỗ bị vật chắn bít lối đi hoặc qua khung
cửa hầm:
Áp dụng phương pháp khiêng cáng qua chướng ngại vật với 4 người.
d. Khiêng cáng qua lối đi hẹp:
Khi sắp khiêng cáng qua lối đi hẹp, những người khiêng cáng cùng một
bên phải hay trái bước vào bên trong tay cáng để đi hoặc nên khiêng với 2
người.
e. Khiêng cáng lên dốc hay xuống dốc (xuống lầu):
Khi lên dốc: người khiêng
cáng phía trước hạ thấp đầu cáng xuống và người khiêng cáng phía sau nâng cáng
lên để giữ thăng bằng, cho đầu nạn nhân đi trước.
Khi xuống dốc: người
khiêng cáng phía trước nâng đầu cáng lên cao và người khiêng cáng phía sau hạ
cáng thấp xuống để giữa thăng bằng, cho đầu nạn nhân đi sau.
f. Ðặt cáng lên xe cứu thương:
Trước khi đưa cáng vào,
cần xem xét chỗ đặt cáng.
Ðặt cáng vào: đầu cáng
vào trước, Trưởng toán lên xe trước để đỡ đầu cáng, đưa cáng theo lệnh của
Trưởng toán đặt cáng xuống và khóa chặt chiếc cáng lại.
2.6.
Cách
làm một số loại cáng tạm thời:
Khi không có sẵn cáng, người cấp cứu phải biết làm một vài kiểu cáng
tạm thời để sử dụng.
a. Cáng bằng mền: dùng 1 cái mền trải ra, chia làm 3 phần theo
chiều dài chiếc mền, đặt 2 cây sào dài hơn chiếc mền, ở 1/3 giữa, gấp hai bên
vào giữa, đặt nạn nhân nằm lên trên 2 mí mền để sức nặng của nạn nhân đè lên
không làm bung 2 mí mền ra.
b. Cáng
bằng dây: dùng 2 dây sào thật chắc, cột 2 đầu với
hai thanh ngang (chừa tay cáng). Sào dài 2,2m, thanh ngang ít nhất là 95cm.
Dùng dây đan chéo phía trong thay thế vải bố, tròng luôn vào, khỏi phải đan dây
chéo.
c. Dùng một cánh cửa, một chiếc thang nhỏ lót ván mỏng dùng làm cáng tạm
thời cho nạn nhân bị gãy xương.
d. Một
chiếc ghế cũng thích hợp khi khiêng một nạn nhân bị
bại xuội hai chân.