Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

40 câu hỏi trắc nghiệm dành cho nhân viên Văn phòng - Nhóm 4



CÁC ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM VỀ ATLĐ-VSLĐ DÀNH CHO NHÂN VIÊN ĐANG CÔNG TÁC KHÔNG LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN LƯỚI ĐIỆN
.............
Câu 1: Trong công tác bảo hộ lao động, nội dung chủ yếu là:
a)     An toàn lao động và vệ sinh lao động+
b)     Cấp phát đầy đủ trang bị bảo hộ lao động
c)     Chấp hành nghiêm túc quy phạm qui trình về an toàn lao động
d)     Có biện pháp tốt để phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Câu 2: Tai nạn lao động là:  
a)     Tai nạn xảy ra gây tác hại đến cơ thể người lao động do tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất +
b)     Tai nạn xảy ra gây tác hại đến công việc sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao động.
c)     Tai nạn xảy ra gây tác hại đến năng suất của người lao động
d)     Tai nạn xảy ra gây tác hại đến tính mạng và sức khoẻ của người lao động hoặc người sử dụng lao động.
Câu 3: Công tác BHLĐ mang tính chất quần chúng rộng rãi vì:
a)     Tất cả mọi người, từ người sử dụng lao động đến người lao động đều là đối tượng cần được bảo vệ, đồng thời họ cũng là chủ thể phải tham gia vào việc tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác.
b)     Mọi hoạt động của công tác BHLĐ chỉ có kết quả khi mọi cấp quản lý, mọi người sử dụng lao động, đông đảo CB và công nhân, người lao động biết tự giác và tích cực tham gia thực hiện các luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, qui định, biên pháp để cải  thiện điều kiện làm việc, phòng chống TNLĐ và bệnh nghề nghiệp*
c)     BHLĐ là hoạt động hướng về cơ sở và vì con người, trước hết là người lao động.
d)     Tổng hợp cả ba câu trên.
Câu 4: Theo các qui định của Nhà nước hiện hành, để đảm bảo an toàn lao động, một trong các quyền hạn của người sử dụng lao động là:
a)     Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.
b)     Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động.
c)     Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện an toàn - vệ sinh lao động. *
d)     Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp; từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục.
Câu 5: Theo các qui định của Nhà nước hiện hành, để đảm bảo an toàn lao động, một trong các nghĩa vụ của người  lao động là:
a)     Xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tư, kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết bị, vật tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn qui định của Nhà nước.
b)     Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp; từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục;
c)     Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động. *
d)     Thực hiện việc huấn luyện, theo hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động.
Câu 6: Theo Thông tư 37/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, thời gian mỗi lần người lao động được huấn luyện định kỳ về an toàn lao động, vệ sinh lao động  ít nhât là:
a)     Theo thời gian thử việc
b)     Ba ngày
c)     Một ngày
d)     Hai ngày *
Câu 7: Theo Thông tư 10/1998/TT-BLĐTBXH  ngày 28/5/1998 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân người lao động khi được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân:
a)     Người sử dụng lao động có trách nhiệm giữ gìn phương tiện bảo vệ cá nhân để khi cần người lao động có thể sử dụng phương tiện đó theo đúng qui định trong khi làm việc.
b)     Người lao động có trách nhiệm giữ gìn phương tiện bảo vệ cá nhân được giao, nếu làm mất, làm hỏng mà không có lý do chính đáng thì phải bồi thường theo quy định của nội quy lao động cơ sở. *
c)     Có thể không sử dụng phương tiện đó nhưng phải tự chịu trách nhiệm nếu xảy ra tai nạn lao động
d)     Có thể sử dụng phương tiện khác nhưng phải bảo đảm an toàn khi làm việc.
Câu 8: Ánh sáng quá cao không phù hợp sẽ gây ra
a)     Ánh sáng quá cao làm nhiệt độ nơi làm việc nóng lên, gây tác hại đến cơ thể như: say sóng, say nắng, biến đổi chức phận sinh lý.
b)     Ảnh hưởng đến mắt: chói mắt, tổn thương võng mạc, giác mạc, màng tiếp hợp, tiếp xúc lâu có thể đục nhân mắt.*
c)     Ảnh hưởng đến da: gây sạm da, ban đỏ, cháy nắng, da khô mất khả năng đàn hồi, có nguy cơ gây ung thư da do các tia tử ngoại. Ngày nay ngườì ta thấy ung thư da do bức xạ mặt trời từ 4% - 10 %.
d)     Cả ba nguy cơ trên
Câu 9: Điện áp tiếp xúc cho phép đối với dòng điện xoay chiều (thời gian không giới hạn) là:
a)     Nhỏ hơn 50 V.*
b)     Nhỏ hơn 120 V.
c)     Nhỏ hơn 5 V.
d)     Nhỏ hơn 220V.
Câu 10: Theo “Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH ngày 18/04/2003 của Bộ Lao động Thương binh -Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp” thì người lao động bị tai nạn lao động mà suy giảm khả năng lao động từ bao nhiêu phần trăm  nếu nguyên nhân do lỗi của người sử dụng lao động, thì được bồi thường.
a)     5% trở lên *
b)     10% trở lên
c)     15% trở lên
d)     20% trở lên
Câu 11: Yếu tố có hại trong sản xuất là:
a)     Yếu tố có tác động gây chấn thương cho người lao động trong sản xuất
b)     Yếu tố có tác động gây bệnh cho người lao động trong sản xuất
c)     Yếu tố có tác động  gây sự cố trong quá trình sản xuất
d)     Yếu tố làm cho người lao động không thể thực hiện nhiệm vụ sản xuất.
Câu 12: Công tác BHLĐ nhất thiết phải mang đầy đủ 3 tính chất sau đây:   
a)     Chính trị, kinh tế và xã hội
b)     Khoa học kỹ thuật, pháp luật và quần chúng.
c)     Khoa học kỹ thuật, văn hoá xã hội và quần chúng
d)     Lịch sử, xã hội và nhân văn.
Câu 13: Những nội dung chính của khoa học kỹ thuật về bảo hộ lao động bao gồm:
a)     Các vấn đề về y học lao động, kỹ thuật vệ sinh, kỹ thuật an toàn và phương tiện bảo vệ.
b)     Các vấn đề về khoa học, kỹ thuật và an toàn
c)     Các vấn đề về biên soạn quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động.
d)     Các vấn đề về nghiên cứu khoa học về  an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Câu 14: Theo các qui định của Nhà nước hiện hành, để đảm bảo an toàn lao động, một trong các quyền hạn của người sử dụng lao động là:
a)     Xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tư, kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết bị, vật tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn qui định của Nhà nước.
b)     Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động.
c)     Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp; từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục.
d)     Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội quy, biện pháp an toan - vệ sinh lao động.
Câu 15: Theo các qui định của Nhà nước hiện hành, để đảm bảo an toàn lao động, một trong các nghĩa vụ của người  lao động là:
a)     Xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tư, kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết bị, vật tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn qui định của Nhà nước.
b)     Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp; từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục;
c)     Thực hiện việc huấn luyện, theo hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động.
d)     Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết an toàn, vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất hỏng thì phải bồi thường
Câu 16: Theo Thông tư 37/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động thẻ an toàn lao động được cấp cho
a)     Tất cả người lao động
b)     Chỉ cho người lao động sát hạch đạt yêu cầu
c)     Người lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động sát hạch đạt yêu cầu
d)     Cán bộ Phòng KTAT
Câu 17: Theo Thông tư 13/BYT-TT ngày 24/10/1996 của Y tế Hướng dẫn thực hiện quản lý vệ sinh, quản lý sức khoẻ người lao động và bệnh nghề nghiệp, người lao động được khám sức khỏe định kỳ
a)     Định kỳ hai năm/ lần
b)     Định kỳ ba năm/ lần
c)     Định kỳ hàng năm
d)     Tuỳ theo điều kiện của người sử dụng lao động
Câu 18: Tư thế lao động bắt buộc là :
a)     Tư thế có thể  thay đổi từ tư thế này đến tư thế khác mà không ảnh hưởng đến sản xuất, nhưng người lao động không muốn thay đổi vì không phù hợp với họ.
b)     Tư thế mà người lao động phải giữ mãi một tư thế để khỏi ảnh hưởng đến công việc sản xuất.
c)     Tư thế đã quy định trong khi ký hợp đồng lao động.
d)     Cả ba đều đúng
Câu 19: Điện áp tiếp xúc cho phép đối với dòng điện một chiều (thời gian không giới hạn) là:
a)     Nhỏ hơn 50 V.
b)     Nhỏ hơn 120 V.
c)     Nhỏ hơn 5 V.
d)     Nhỏ hơn 220V.
Câu 20: Theo “Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH ngày 18/04/2003 của Bộ Lao động Thương binh -Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp” thì người lao động bị bệnh nghề nghiệp mà suy giảm khả năng lao động từ bao nhiêu phần trăm thì được bồi thường.
a)     10% trở lên
b)     5% trở lên
c)     15% trở lên
d)     20% trở lên
Câu 21: Yếu tố nguy hiểm trong sản xuất là:
a)     Yếu tố có tác động  gây sự cố trong quá trình sản xuất
b)     Yếu tố có tác động gây bệnh cho người lao động cho người lao động trong sản xuất
c)     Yếu tố có tác động gây chấn thương cho người lao động  trong sản xuất
d)     Yếu tố làm cho người lao động không thể thực hiện nhiệm vụ sản xuất.
Câu 22: Công tác BHLĐ mang tính chất khoa học kỹ thuật là vì:
a)     Mọi hoạt động của nó để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đều phải xuất phát từ thoả ước lao động
b)     Mọi hoạt động của nó để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đều phải xuất phát từ điều kiện khoa học kỹ thuật trong sản xuất.
c)     Mọi hoạt động của nó để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đều phải xuất phát từ những cơ sở khoa học và bằng các biện pháp khoa học kỹ thuật
d)     Mọi hoạt động của nó để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đều phải xuất phát từ những cơ sở khoa học và bằng các biện pháp chế tài cụ thể.
Câu 23: Nội dung công tác giáo dục, huấn luyện về BHLĐ và tổ chức vận động quần chúng bao gồm những hoạt động chủ yếu sau đây:
a)     Bằng mọi hình thức, tuyên truyền giáo dục cho người lao động nhận thức được sự cần thiết phải bảo đảm an toàn trong sản xuất, phải phổ biến và huấn luyện cho người lao động có những hiểu biết về AT-VSLĐ để người lao động biết tự bảo vệ mình.
b)     Giáo dục ý thức lao động có kỷ luật, bảo đảm các nguyên tắc an toàn, thực hiện nghiêm chỉnh tiêu chuẩn, qui định, nội qui an toàn, chống làm bừa làm ẩu.
c)     Tổ chức tốt hoạt động tự kiểm tra BHLĐ tại chỗ làm việc, tại từng cơ sở sản xuất, đơn vị công tác.
d)     Tổng hợp cả ba câu trên.
Câu 24: Theo các qui định của Nhà nước hiện hành, để đảm bảo an toàn lao động, một trong các quyền hạn của người sử dụng lao động là:
a)     Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quyết định của thanh tra viên lao động về an toàn vệ sinh lao động, nhưng vẫn phải chấp hành các quyết định đó khi chưa có quyết định mới.
b)     Xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tư, kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết bị, vật tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn qui định của Nhà nước.
c)     Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động.
d)     Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp; từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục.
Câu 25: Theo Thông tư 37/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động thẻ an toàn lao động có thời hạn sử dụng là
a)     1 năm
b)     2 năm
c)     5 năm
d)     3 năm
Câu 26: Theo Thông tư 13/BYT-TT ngày 24/10/1996 của Y tế Hướng dẫn thực hiện quản lý vệ sinh, quản lý sức khoẻ người lao động và bệnh nghề nghiệp, người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị theo đúng chuyên khoa, được điều dưỡng và kiểm tra sức khoẻ
a)     Định kỳ hai năm/ lần
b)     Định kỳ ba năm/ lần
c)     Định kỳ hàng năm
d)     6 tháng 1 lần
Câu 27: Tuỳ theo giá  trị dòng điện đi qua cơ thể mà có tác động khác nhau. Người ta chia ra 3 mức độ dòng điện kích thích là:
a)     Dòng điện một chiều, dòng điện xoay chiều, dòng điện xung.
b)     Dòng điện hạ áp, dòng điện cao áp, dòng điện trung áp.
c)     Dòng điện cảm giác, dòng điện co giật, dòng điện rung tim.
d)     Dòng điện cảm ứng, dòng điện rò, dòng điện ngắn mạch
Câu 28: Biện pháp phòng ngừa chung đối với tư thế lao động bắt buộc là:
a)     Không bố trí phụ nữ có thai làm việc ở tư thê bắt buộc.
b)     Tổ chức lao động hợp lý, nghỉ giải lao giữa giờ, tập thể dục thích hợp để ngăn ngừa ảnh hưởng của mỗi loại tư thế.
c)     Làm việc phải có đủ ánh sáng. Nguyên liệu, dụng cụ phục vụ sản xuất phải sắp xếp gọn gàng đăt trong tầm tay với
d)     Tất cả các biện pháp trên.
Câu 29: Theo “Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 của Bộ Lao động Thương binh -Xã hội, Bộ Y tế và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh” quan hệ giữa công đoàn bộ phận chi nhánh điện với lãnh đạo chi nhánh điện trong công tác BHLĐ là:
a)     Quan hệ chỉ đạo
b)     Quan hệ phối hợp
c)     Quan hệ kiểm tra
d)     Quan hệ tư vấn
Câu 30: Theo “Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH ngày 18/04/2003 của Bộ Lao động Thương binh -Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp” thì người lao động bị bệnh nghề nghiệp mà suy giảm khả năng lao động từ bao nhiêu phần trăm thì được bồi thường.
e)     10% trở lên
f)      5% trở lên
g)     15% trở lên
h)     20% trở lên
Câu 31: Vùng nguy hiểm là::
e)     Là khoảng không gian ở đó các nhân tố nguy hiểm đối với sức khỏe hoặc sự sống của người lao động sản xuất xuất hiện thường xuyên, chu kỳ hoặc bất ngờ.
f)      Là khoảng không gian có tác động  gây sự cố trong quá trình sản xuất
g)     Là khoảng không gian  có tác động gây bệnh cho người lao động cho người lao động trong sản xuất
h)     Là khoảng không gian có tác động gây chấn thương cho người lao động  trong sản xuất
Câu 32: Công tác BHLĐ mang tính chất pháp luật vì:
a)     Muốn cho các giải pháp KHKT, các biện pháp tổ chức và xã hội về BHLĐ được thực hiện thì phải thể chế hóa chúng thành những luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, qui định, hướng dẫn để mọi cấp quản lý, mọi tổ chức và cá nhân phải nghiêm chỉnh thực hiện.
b)     Phải thanh kiểm tra thường xuyên, khen thưởng và xử phạt nghiệm minh và kịp thời thì công tác BHLĐ mới được tôn trọng và có hiệu quả thiết thực.
c)     Mọi hoạt động của nó để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đều phải xuất phát từ thoả ước lao động
d)     Cả a và b.
Câu 33: Theo các qui định của Nhà nước hiện hành, để đảm bảo an toàn lao động, một trong nghĩa vụ của người sử dụng lao động là:
e)     Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.
f)      Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động.
g)     Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện an toàn - vệ sinh lao động.
h)     Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp; từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục.
Câu 34: Theo các qui định của Nhà nước hiện hành, để đảm bảo an toàn lao động, một trong các nghĩa vụ của người  lao động là:
e)     Xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tư, kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết bị, vật tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn qui định của Nhà nước.
f)      Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp; từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục;
g)     Chấp hành các quy định, nội quy về ATLĐ, VSLĐ có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao;
h)     Thực hiện việc huấn luyện, theo hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động.
Câu 35: Theo Thông tư 37/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động Người lao động sau khi được huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và sát hạch đạt yêu cầu thì phải:
a)     Liên hệ với Sở LĐTBXH địa phương để được cấp thẻ huấn luyện an toàn lao dộng và vệ sinh lao động
b)     Ký vào sổ theo dõi công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
c)     Yêu cầu người huấn luyện cấp giấy chứng nhận đã được huấn luyện an toàn lao dộng và vệ sinh lao động
d)     Được phép làm việc
Câu 36: Khi làm việc ở nơi có ánh sáng thấp sẽ bị:
e)     Mệt mỏi, đau đầu, năng suất và chất lượng thành phẩm kém
f)      Thị lực giảm dần dẫn đến cận thị
g)     Có nguy cơ gây tai nạn lao động
h)     Cả 3 nguy cơ trên
Câu 37: Các biện pháp đối với hệ thống đèn chiếu sáng nơi làm việc là:
a)     Phù hợp, không tối, không sáng quá.
b)     Bóng đèn phải có chụp để chiếu vào công việc làm, chụp đèn sơn màu sáng, đèn và chụp phải lau chùi thường xuyên.
c)     Phải có hệ thống chiếu sáng chung bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh và ánh sáng cục bộ phù hợp từng công việc.
d)     Cả ba yêu cầu trên.
Câu 38: Theo “Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 của Bộ Lao động Thương binh -Xã hội, Bộ Y tế và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh” quan hệ giữa HĐBHLĐ trong doanh nghiệp và khối trực tiếp sản xuất  là:
e)     Quan hệ chỉ đạo
f)      Quan hệ phối hợp
g)     Quan hệ kiểm tra
h)     Quan hệ tư vấn
Câu 39: Theo “Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH ngày 18/04/2003 của Bộ Lao động Thương binh -Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp” thì người lao động bị tai nạn lao động mà suy giảm khả năng lao động từ bao nhiêu phần trăm  nếu nguyên nhân do lỗi của người sử dụng lao động, thì được bồi thường.
e)     5% trở lên
f)      10% trở lên
g)     15% trở lên
h)     20% trở lên
Câu 40: Theo “Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH ngày 18/04/2003 của Bộ Lao động Thương binh -Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp” thì  trường hợp nào sau đây tuy không phải là tai nạn lao động, nhưng được coi là tai nạn lao động để người lao động được hưởng chế độ trợ cấp, nhằm trợ giúp cho người lao động không may bị rủi ro, tai nạn:
a)     Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc và từ nơi làm việc về nơi ở.
b)     Tai nạn giao thông.
c)     Chưa đến tuổi về hưu mà bị bệnh nặng phải nghĩ việc.
d)     Tai nạn xảy ra tại công trường.


Danh mục:

  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.