Tác hại của dòng điện, điện áp, điện trở ảnh hưởng đến con người
GIÁO ÁN
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG VỀ AN TOÀN ĐIỆN
(Tác hại của dòng điện, điện áp, điện trở ảnh hưởng đến con người.)
A./ Mục
đích, ý nghĩa:
- Nhằm hướng dẫn cho người
công nhân ngành điện nắm vững các tác hại của dòng điện, điện áp, điện trở ảnh
hưởng đến sức khỏe con người.
- Bồi dưỡng thêm kiến thức
an toàn điện cho người công nhân hiểu sự nguy hiểm của dòng điện và biện pháp
ngăn ngừa tai nạn điện cho mình và người khác.
B./ Đối
tượng học tập:
Bao gồm đối tượng 1, 2 và 3
(tất cả các đối tượng ngoại trừ cán bộ quản lý)
C./ Nội
dung giáo trình: (Giáo
trình biên soạn được tham khảo từ tài liệu “An toàn vệ siinh lao động trong sử
dụng điện” tái bản lần thứ tư của Đăng Hữu
Ngọ, tháng 3 năm 2015)
Tên giáo án:
Các quy định chung về an toàn điện (Tác hại của dòng điện, điện áp, điện trở ảnh
hưởng đến con người.)
C-1./ Nội dung 1: Tác hại của dòng điện, điện
áp, điện trở ảnh hưởng đến con người.
Theo thống kê hàng năm tai nạn
lao động xảy ra do điện chiếm 10 đến 20% tổng số vụ. Tai nạn do điện xảy ra
trong các trường hợp sau:
Chạm vào vỏ kim loại của thiết
bị điện bị hỏng cách điện.
Chạm vào vật dẫn điện mang
điện áp.
Do điện áp bước, xuất hiện ở
chỗ dòng điện đi vào đất.
Do hồ quang điện hoặc vi phạm
khoảng cách an toàn.
Do điện tích tĩnh điện.
I./ Những yếu
tố liên quan đến tai nạn về điện:
1./ Điện trở con người (Rng):
a./ Điện trở con người có thể
thay đổi từ 1.000 đến 100.000 Ohm (đo khi U = 15V đến 20V).
Độ ẩm của da ảnh hường đến
Rng hoặc độ dày của lớp da.
Da có thể chia thành 4 lớp
tính từ ngoài vào: Lớp sừng, lớp da, da non, lớp mỡ.
b./ Khi diện tích da tiếp
xúc vào vật dẫn điện càng lớn thì Rng càng nhỏ. Cụ thể như sau:
Diện tích da tiếp xúc = 8cm2 thì Rng = 7.000 Ohm
Diện tích da tiếp xúc = 24cm2 thì Rng = 3.300 Ohm
Diện tích da tiếp xúc =
400cm2 thì Rng = 1.000 Ohm
c./ Thời gian tác dụng dòng
điện qua người càng lâu thì Rng càng giảm do da sẽ bị đốt nóng, cháy.
d./ Dòng điện ảnh hưởng đến
Rng: Khi có dòng điện qua người thì da bị đốt nòng, mồ hôi thoát ra làm Rng giảm
xuống.
e./ Điện áp rất ảnh hưởng đến
Rng: Bởi vì ngoài hiện tượng điện phân còn có hiện tượng cho thủng. Với da mỏng
hiện tượng chọc thủng đã có thể xuất hiện ở điện áp 10 đến 30V. Khi điện áp lớn
hơn 250V hiện tương chọc thủng xuất hiện rõ ràng tương đương với người bị tróc
hết lớp da ngoài.
f./ Các yếu tố sinh lý và
môi trường xung quanh:
Điện trở của nam nữ, già trẻ,
người mập ốm đều khác nhau và khả năng chịu đưng mỗi người khác nhau.
2./ Loại và trị số dòng điện:
Thực nghiệm người ta đã đo
được tác hại của dòng điện như sau:
Dòng điện (mA)
|
Tác dụng
của dòng điện xoay chiều 50 đến 60Hz
|
Tác dụng
của dòng điện một chiều
|
0,6 đến 1,5
|
Bắt đầu tê ngón tay
|
Không có cảm giác
|
2 đến 3
|
Ngón tay tê mạnh
|
Không có cảm giác
|
5 đến 7
|
Bắp thịt co lại và rung
|
Đau như kim châm, thấy nóng
|
8 đến 10
|
Tay đã khó rời vật mang điện, ngón tay, khớp tay lòng bàn tay thấy
đau
|
Nóng tăng lên
|
20 đến 25
|
Tay không rời được vật mang điện, đau, khó thở
|
Nóng tăng lên, thịt co quắp lại nhưng chưa mạnh
|
20 đến 80
|
Thở bị tê liệt, tim bắt đầu đập mạnh
|
Nóng mạnh, bắp thịt co rút, khó thở
|
90 đến 100
|
Thở bị tê liệt, nếu kéo dài 3 giây tim có thể ngừng đập
|
Thở bị tê liệt
|
Qua bảng trên cho thấy dòng
điện qua người càng lớn thì càng nguy hiểm.
Dòng điện bắt đầu gây nguy
hiểm cho con người là 20 đến 25mA đối với xoay chiều và 50 đến 80mA đối với một
chiều. Làm chết người là 100mA
Từ đó, hiện nay với dòng điện xoay chiều 50 đến 60Hz, trị số
dòng điện an toàn bằng 10mA.
3./ Thời gian dòng điện qua người:
Thời gian tác dụng càng lâu
thì Rng càng giảm bởi vì lớp da bị nóng lên và lớp sừng của da bị chọc thủng
càng nhiều. Khi đó dòng điện qua người càng TĂNG lên.
Ngoài ra lưu ý rằng, trong một chu kỳ co dãn của tim kéo dài khoảng
1 giây, trong một chu kỳ có 0,1 giây Tim nghỉ làm việc (giữa trạng thấy Tim co
và dãn) và thời điểm này Tim rất nhạy cảm với dòng điện.
4./ Đường đi của dòng điện:
Đường đi của dòng điện qua
người quyết định nhiều đến tính mạng con người, cụ thể như sau:
TT
|
Đường đi
của dòng điện
|
Phân lượng
dòng điện tổng qua tim (%)
|
1
|
Từ chân qua chân
|
0,4
|
2
|
Tay trái qua chân
|
3,7
|
3
|
Tay qua tay
|
3,3
|
4
|
Tay phải qua chân
|
6,7
|
5
|
Đầu qua chân
|
6,8
|
Như vậy số 4 và 5 có phân luông dòng qua tim lớn nhất, bởi vì
dòng điện qua tim theo trục dọc.
5./ Tần số điện giật:
Khi tần số f tăng thì Rng
tăng theo sẽ nguy hiểm, nhưng thực tế cho thấy tần số càng cao sự nguy hiểm
càng thấp.
Tần số nguy hiểm đến con người
là 50 đến 60Hz, các tần số cao hơn hoặc thấp hơn trị số trên thì mức độ nguy hiểm
giảm xuống. Bởi vì, ở tần số đó (50 -:- 60Hz) các tế bào con người bị kích
thích nhiều. Tham khảo bản thí nghiệm của Viện nghiên cứu Liên Xô thí nghiệm
trên cơ thể con chó:
TT
|
Tần số
(Hz)
|
Điện áp
(V)
|
Số chó
thí nghiệm (Con)
|
Xác suất
chó bị chết (%)
|
1
|
50
|
117 đến 120
|
15
|
100
|
2
|
100
|
117 đến 120
|
20
|
45
|
3
|
125
|
100 đến 121
|
10
|
20
|
4
|
150
|
120 đến 125
|
10
|
0
|
(Thí nghiệm cho thấy Hz càng cao sự nguy hiểm chó chết càng thấp)
6./ Điện áp ảnh hưởng đến con người:
1./ Các vết bỏng hình thành thuộc vào điện áp hạ áp. Ở điện áp bé
hơn 50V ít khi có vết bỏng; ở điện áp 220V thường tạo thành vết cả khi thời
gian tiếp xúc với điện áp ngắn hơn 1 giây. Với điện áp lớn hơn 700V, da thường
bị đánh thủng rất nhanh.
Vì vậy, điện áp xoay chiều an toàn là
42V trở xuống (theo quy trình ATĐ)
Các vết bỏng do điện hình
thành bởi tác động NHIỆT. Vết bỏng là các chấm trắng hay đen, có khi cháy thành
than. Tại vết bỏng điển trở của da tiến tới 0, nên dẫn điện tốt.
2./ Đối với
điện cao áp (6kV, 10kV, 35kV,
110kV…) tai nạn do điện cao áp gây ra rất ít xảy ra trường hợp ngừng tim, tê liệt
hô hấp bởi vì điện áp cao dòng điện xuất hiện trước khi người chạm vào dây
điện. Nạn nhân chưa chạm vào dây điện
thì hồ qua đã phát sinh và dòng điện qua người lớn đến vài Amper, nhưng dòng điện
qua người chỉ vài % của giây,. Với thời gian dòng điện qua người rất ngắn nên rất
ít khi ngừng tim, tê liệt hô hấp.
Tuy vậy không thể kết luận
điện áp cao không gây nguy hiểm, vì dòng điện LỚN qua người ngắn nhưng sẽ đốt
cháy cơ thể nghiệm trọng làm chết người.
C-2./ Nội dung 2: Điện áp bước.
Điện áp bước xuất hiện ở chỗ
dòng điện đi vào đất, khi người di chuyển trong vùng đất này sẽ xuất hiện điện
áp bước giáng lên 2 bàn chân một điện áp, gây ra hiện tượng điện giật.
Biện pháp phòng tránh điện
giật trong vùng có điện áp bước là: Nhảy cò cò hoặc chụm 2 chân nhảy ra ngoài.
Càng xa điểm đường dây chạm đất điện áp giáng càng bé, khoảng cách > 20m thì
điện áp =0.
Sơ đồ minh họa:
C-3./ Các bệnh tật do tai nạn điện gây ra:
- Các chứng bệnh
tim (thường xảy ra);
- Các chứng bệnh biến đổi hệ
thần kinh như thường gây choáng.
- Cháy da tứ chi.
- Các bệnh biến đổi với thận.
- Rối loạn nội tiết (ít gặp)
- Bệnh về mắt.
- Bệnh về thính giác.
- Các hậu quả khác như chấn
thương xương sống, gãy xương.
D./ Bài học
kinh nghiệm các tai nạn đã xảy ra:
1./ Rút kinh nghiệm tai
nạn điện hạ áp giật chết người tại Chi nhánh điện Cao thế Kiên Giang, ngày 25
tháng 12 năm 2015.
Diễn biến: Nhóm công tác thay
bóng đèn chiếu sáng trạm 110/22KV Rạch Giá, anh Hà Tiến Tài, sinh năm 1988 là
điều hành viên leo lên trụ số 1 thay bóng đèn, anh Tạ Tiến Nam, trưởng kíp làm
người giám sát. Sau khi anh Tài thực hiện xong, tay anh Tài cầm chóa đèn và đề
nghị anh Nam đóng điện để kiểm tra. Anh Nam ra lệnh anh Thoại đóng aptomat tại
nhà điều hành trạm, khi đóng aptomat tự động bật ra. Anh Tài bị điện giật ngất
trên trụ.
Nguyên nhân: Anh Tài đấu nhầm
dây pha vào phần vỏ của chóa đèn nên khi đóng aptomat anh Tài bị điện giật. Sau
khi cấp cứu chỗ và chuyển anh Tài đến bệnh viện thì nạn nhân đã tử vong.
2./ Rút kinh nghiệm tai
nạn điện hạ áp giật chết người tại chi nhánh điện Cai Lậy ngày 28 tháng 12 năm
1997.
Diễn biến: Nhóm công tác lắp
đặt trạm mới, đã cắt điện và tiếp đất lưới hạ áp trạm công cộng. Nhưng còn đường
dây hạ áp 220V giao chéo trạm khác đi ngang trụ làm việc. Lúc 11 giờ 30 người
công nhân leo lên trạm làm việc tay nắm vào mối nối bị hở của đường dây giao
chéo nên bị điện hạ áp giật chết trên trụ.
Nguyên nhân: Do mối nối bị
tróc băng keo nhựa, tay phải người công nhân nắm vào mối nối. Dòng điện đi từ
tay phải qua tay trái (tay ôm trụ điện) và qua chân, làm tay phải co quấp nắm
chặt vào đường dây điện, dòng điện đi qua người làm ngưng tim, tê liệt hô hấp.
3./ Rút kinh nghiệm tai
nạn điện hạ áp giật chết người tại Điện lực TP Hà Tĩnh, ngày 18/10/2015.
Diễn biến: Nhóm công tác sửa
điện khách hàng theo LCT số 18/10/2015 do Ông Lê Thái Hòe giám sát và Ông Nguyễn
Trọng Giáp, thực hiện công tác lúc 8 giờ 40. Sau khi sửa chữa dây trục hạ áp
pha C tại trụ TB2 trạm biến áp Bắc Hà 1 xong. Anh Giáp leo xuống xử lý tiếp mối
nối điện kế khách hàng tại trụ điện này; quá trình leo xuống anh Giáp chạm tay
vào mối nối bị tróc vỏ pha B (anh đã tháo găng tay hạ áp) bị điện giật. Nhóm
công tác cấp cứu tại chỗ và chuyển vào bệnh viện đến 15 giờ 55 cùng ngày thì tử
vong.
Nguyên nhân: Do mối nối bị
tróc vỏ, người nhóm công tác không kiểm tra, không mang găng tay hạ áp làm việc
(găng tay vải). Công tác quản lý vận hành trạm điện không tốt không phát hiện mối
nối tróc vỏ. Người công nhân không thử điện tất cả các dây trên trụ chưa có biện
pháp phòng tránh tai nạn điện giật quá trình leo trụ.
3./ Cảnh báo chung về an
toàn điện:
1./ Khi làm việc với thiết bị
điện phải kiểm tra điện áp tất cả những vật kim loại, đường dây. Đường dây làm
việc phải được cắt điện, thử điện tiếp đất. Thử điện bằng bút thử điện và khi
tiếp xúc làm việc nên dùng lưng bàn tay gỏ nhẹ vào đường dây xem còn điện
không.
2./ Không được sò vào vỏ thiết
bị như vỏ tăng pho đèn, vỏ động cơ điện khi đóng điện nghiệm thu.
3./ Làm việc phải có 2 người,
người giám sát luôn nhắc nhở an toàn điện.
4./ Tiếp cận điện cần phải
mang găng tay cách điện, tránh sự chạm chạm.
5./ Khi tiếp xúc với thiết bị
hoặc vật dụng mang điện như động cơ, tủ lạnh, máy nướng phải kiểm tra rò điện
trước khi chạm vào.
6./ Khi sửa đèn loại đuôi vặn
gồm một cực giữa chuôi và một cực nối võ chuôi đèn, phải thận trọng kiểm tra đấu
đúng cực đèn hay không.
Tự hỏi mình có
điện không???