Amper kềm hạ áp đo cos phi
QUI ĐỊNH
SỬ DỤNG, BẢO QUẢN, THỬ NGHIỆM, DỤNG CỤTên dụng cụ: MÁY ĐO HIỆU HIOKI 3286-20
(Thường gọi Ampe kềm hạ thế có chức năng đo cos phi)
I. TỔNG QUÁT:
Máy đo hiệu HIOKI 3286-20 có dạng một ampe kềm, có thể đo trực tiếp từ lưới điện các thông số như cường độ dòng điện, điện áp, công suất hay góc lệch pha và từ đó có thể tính ra và thể hiện các thông số khác của mạch điện.
1. Đặc điểm
- Được chế tạo như một máy vi tính nhỏ đa chức năng tiện dụng
- Thể hiện đúng giá trị hiệu dụng của dòng điện, cho phép đo lường chính xác dòng điện với các sóng hài.
- Khả năng đo công suất: khi đưa vào đồng thời điện áp và dòng điện máy đo này có thể đo được hệ số công suất tác dụng (cos), góc lệch pha, hệ số công suất vô công (sin) và thứ tự pha.
- Khả năng đo sóng hài: sóng hài bậc cao của điện áp và dòng điện đến bậc 20. Hơn thế nữa máy đo có thể thể hiện tất cả các hệ số và độ lớn các sóng hài.
2. Thông số kỹ thuật
a. Đặc tính đo
Nhiệt độ và độ ẩm để đảm bảo cấp chính xác 23oC±5oC(73oF±9oF), độ ẩm 80% hay thấp hơn (không ngưng tụ hơi nước), không có cảnh báo hết pin
Thời gian bảo đảm còn chính xác 1 năm, hay 1000 lần mở kềm ra và đóng lại, tuỳ thuộc điều kiện nào đến trước.
a.1. Đặc tính đo dòng điện
Dòng cho phép đo lớn nhất 1000 A dòng liên tục
Ảnh hưởng đến độ chính xác của vị trí dây dẫn trong hàm kềm ±0.7% (ở bất kỳ vị trí nào lệch so với tâm)
Ảnh hưởng của từ trường bên ngoài 400A/m AC (từ trường ngoài) gây sai số 1.00A hoặc nhỏ hơn
Điện áp đối với đất định mức Max 600 V rms
Dòng điện xoay chiều (giá trị hiệu dụng) IRMS
Thang đo
(Thang sai số) Độ phân giải Độ chính xác
45Hz đến 66Hz 66Hz đến 1kHz
20.00A
(1.00A rms đến 20.00A rms) 0.01A ±1.3% gtđđ±3c.s ±2.0% gtđđ±5c.s
200.0A
(10.0A rms đến 200.0A rms) 0.1 A ±1.3% gtđđ±3c.s ±2.0% gtđđ±5c.s
1000A
(100A rms đến 1000A rms) 1 A ±1.3% gtđđ±3c.s ±2.0% gtđđ±5c.s
Dòng điện xoay chiều (giá trị cực đại) IPEAK
Thang đo
(Thang sai số) Giá trị đo được nhỏ nhất Độ chính xác
45Hz đến 1kHz
20.0A
(1.00A rms đến 20.00A rms) 0.1A ±3% gtđđ±5c.s
200A
(10.0A rms đến 200.0A rms) 1 A ±3% gtđđ±5c.s
1000A
(100A rms đến 1000A rms) 1 A ±3% gtđđ±5c.s
* Chú thích:
• gtđđ: giá trị đo được
• c.s: độ phân giải (thí dụ ở thang đo 20.0A: 5c.s.=5 x 0.1A=0.5A)
a.2. Đặc tính đo điện áp
Điện áp xoay chiều (giá trị hiệu dụng) URMS
Thang đo
(Thang sai số) Giá trị đo được nhỏ nhất Độ chính xác
45Hz đến 66Hz 30Hz đến 45Hz
66Hz đến1kHz
150.0V
(10.0V rms đến 150.0V rms) 0.1V ±1.0% gtđđ±3c.s ±1,5% gtđđ±5c.s
300.0V
(30.0V rms đến 300.0V rms) 0.1 V ±1.0% gtđđ±3c.s ±1,5% gtđđ±5c.s
600V
(60V rms đến 600V rms) 1 V ±1.0% gtđđ±3c.s ±1,5% gtđđ±5c.s
Điện áp xoay chiều (giá trị cực đại) UPEAK
Thang đo
(Thang sai số) Giá trị đo được nhỏ nhất Độ chính xác
30Hz đến 1kHz
150.0V
(10.0V rms đến 150.0V rms) 1 V ±3% gtđđ±5c.s
300.0V
(30.0V rms đến 300.0V rms) 1 V ±3% gtđđ±5c.s
600V
(60V rms đến 600V rms) 1 V ±3% gtđđ±5c.s
a. 3. Đặc tính đo công suất 1 pha chế độ đo công suất 1 pha
Điều kiện đo Một pha,50/60Hz
Thang đo Đòng điện tác dụng từ 1A đến 1000A
Điện áp tác dụng từ 80V đến 600V
Vượt thang đo Một trong 2 giá trị dòng điện hay điện áp vượt khỏi thang đo, công suất cũng sẽ vượt quá thang đo.
Đo công suất tác dụng Dòng điện Điện áp Thang đo dòng điện
20.00 A 200.0 A 1000A
Thang đo điện áp 150.0 V 3000 kW 30.00 kW 150.0 kW
300.0 V 6000 kW 60.00 kW 300.0 kW
600 V 12.00 kW 120.0 kW 600.0 kW
Sai số đo ±2,3% gtđđ±5c.s (cosф=1)
Đo công suất biểu kiến S, công suất vô công Q, hệ số công suất COSф
Phương pháp đo Kết quả đạt được bằng cách tính toán từ công suất tác dụng, dòng và điện áp
Sai số đo ±1c.s. đối với sự tính toán từ mỗi giá trị đo
Thang đo [W] ở bảng kê trên được thay bằng [VA] hay [var]
a.4. Đặc tính đo hệ số công suất và góc lệch pha chế độ đo hệ số công suất 1 pha và hệ số công suất 3 pha
Điều kiện đo Một pha/3 pha cân bằng, 50/60Hz, sóng dạng hình sin
Thang đo Dòng điện tác dụng từ 1A đến 1000A
Điện áp tác dụng từ 80V đến 600V
Đo góc lệch pha ф
Phương pháp đo Kết quả đạt được từ xác định thứ tự pha của dòng điện
Thang đo
Kiểu đo Giá trị nhỏ nhất xác định được Thang đo Cấp chính xác
ф 0,1o từ sớm pha 90o đến 0 trễ pha 90o ±3o
Đo hệ số công suất λ
Phương pháp đo Kết quả đạt được bằng cách tính từ góc lệch pha
Thang đo
Kiểu đo Giá trị nhỏ nhất xác định được Thang đo Cấp chính xác
cosф 0,001 sớm pha 0 đến 1 trễ 0 ±3o ±2 chữ số
*Sai số tính toán 2 chữ số cộng với sai số đo 1 chữ số
a. 5. Đặc tính đo công suất 3 pha trong mạch điện 3 pha cân bằng
Đo công suất tác dụng và công suất biểu kiến
Điều kiện đo Một pha/3 pha cân bằng, 50/60Hz, sóng dạng hình sin
Phương pháp đo Công suất tác dụng được tính từ công suất biểu kiến và góc lệch pha
Thang đo (Công suất tác dụng P/công suất biểu kiến S)
Dòng điện Điện áp Thang đo dòng điện
20.00 A 200.0 A 1000A
Thang đo điện áp 150.0 V 6000 kW 60.00 kW 300.0 kW
300.0 V 6000 kW
12.00 kW 60.00 kW
120.0 kW 600.0 kW
600 V 24.00 kW 240.0 kW 600.0 kW
1200 kW
Đối với công suất biểu kiến, [W] thay bằng [VA]
Sai số đo ±3% gtđđ±10c.s (cosф=1)
Đo công suất vô công Q
Phương pháp đo Công suất vô công được tính từ công suất biểu kiến và công suất hữu công
Sai số ±1c.s. đối với sự tính toán từ mỗi giá trị đo
Thang đo Đối với công suất vô công, [W] ở bảng trên được thay bằng [var]
a. 6. Đặc tính đo tần số
Thang đo
(dành cho đo dòng điện/đo điện áp
Thang đo
(Thang sai số) Giá trị đo được nhỏ nhất Độ chính xác
45Hz đến 66Hz
100 Hz
(30.0Hz đến 100.0Hz) 0.1Hz ±0.3% gtđđ±1c.s
1000Hz
(100Hz đến 1000Hz) 1 Hz ±1.0% gtđđ±1c.s
Giá trị đầu vào nhỏ nhất: Dòng điện: 1.00 A rms, điện áp 10.0 V rms
b. Đặc tính chung
Hệ thống vận hành Hệ thống lấy mẫu số
Hệ thống xác định thứ tự pha
Chế độ đo công suất 1 pha Chế độ hệ số công suất và góc lệch pha
Dạng sóng Mẫu số -
Pha - Xác định thứ tự pha
Chế độ đo công suất 3 pha Chức năng đo sóng hài
Dạng sóng Mẫu số Mẫu số
Pha Xác định thứ tự pha -
Chức năng đi kèm
Xác định thứ tự pha (ở tải 3 pha cân bằng) Thuận pha/Nghịch pha/Mất pha
(50/60Hz, sóng dạng hình sin)
Lưu trữ dữ liệu Giá trị đo được lớn nhất, nhỏ nhất có khả năng hiển thị của dòng điện, điện áp và công suất tác dụng, công suất biểu kiến
Giữ số liệu Chức năng giữ số liệu
Tự động tắt máy Tự động tắt sau 10,5±1 phút. Tiếng bip cảnh báo trước khi tắt. Có thể kéo dài thời gian hoặc tắt chức năng này.
Điện áp nguồn pin thấp Khi điện áp nguồn pin thấp hơn 1 mức nào đó chức năng này sẽ tắt máy đo để tránh sai sót
Tiếng bip ON/OFF
Hiển thị Màn hình tinh thể lỏng
Bộ đếm kỹ thuật số Tối đa 6000
Thể hiện quá thang đo “O.L.”
Thể hiện chế độ giữ số liệu HOLD
Báo hiệu chức năng tắt máy tự động APS
Cảnh báo điện áp pin thấp Hiện trên màn hình để cảnh báo (thời gian chính xác sẽ tắt máy tự động không xác định)
Cảnh báo điện áp pin thấp sẽ tắt máy bAtt Lo nguồn sẽ tắt ngay sau khi hiển thị
Thời gian cập nhật giá trị hiển thị Đếm số
NORMAL (bình thường)
1s±50ms (khoảng 1 giây/1lần)
SLOW (chậm)
3s±0.15s (khoảng 3 giây/1lần)
HARM (đo sóng hài)
2s±0.1s (khoảng 2 giây/1lần)
Thời gian hiển thị được đáp ứng Thang đo xác định, 0% đến 90%, tối đa 3,5s
Đo pha, tối đa 4.0 s
Chuyển đổi thang đo Tự động, chọn bằng tay
Thang đo công suất phụ thuộc thang đo dòng và điện áp
Tính chất năng động của dòng điện (hệ số gợn sóng) 2.5 max (1,7 đối với thang đo 1000A và thang đo 600V)
Điện áp chịu đựng Chủ yếu là của cảm biến dòng: 5312 Vrms AC trong 15s
Số số 0 thể hiện 5 chữ số (đối với dòng điện và điện áp)
Vị trí sử dụng Trong nhà, độ cao tối đa 2000m so với mặt biển
Tiêu chuẩn áp dụng EN 60526
EMC: EN 61326
An toàn: EN61010
Đo lường: cấp 3
Ô nhiểm: độ 2
EN 60526
EMC: EN 61326
Đường kính dây dẫn đo được dòng điện ф 55mm max
hoặc 80x20 mm đôi với thanh dẫn
Nhiệt độ và độ ẩm cho phép 0 đến 40 oC
độ ẩm 80% hoặc nhỏ hơn
Ảnh hưởng của nhiệt độ
Đo dòng điện và điện áp Từ 0o đến 40oC: 0,1x sai số/oC
Xác định độ lệch pha Từ 0o đến 40oC: Nhỏ hơn ± 2 độ
Nhiệt độ bảo quản -10 đến 50 oC
Nguồn điện Pin 9V:1viên loại 6LR61, 6LF22
Chức năng xuất dữ liệu Cáp quang
Công suất nguồn cấp 220mVA
Dung lượng pin Loại 6LR61, 6LF22: khoảng 25 giờ
Kích thước ngoài Rộng: 100 mm cao: 287mm dày: 39 mm
Trọng lượng 650g không kể pin
Các phụ tùng đi kèm Túi đựng 9245. Dây đo điện áp 9635. Dây mang. Pin 6LF22. Sổ tay hướng dẫn sử dụng
3. Mô tả:
a. Hình dáng bên ngoài: Máy đo HIOKI 3286-20 CLAMP ON POWER HiTESTER có hình dáng bên ngoài như hình vẽ dưới đây:
b. Chức năng các bộ phận máy đo:
Chức năng từng bộ phận trên hình vẽ được giải thích chi tiết sau đây:
1. Phím POWER : dùng để tắt mở nguồn.
2. Phím WATT có các chức năng sau:
- Dùng để chọn thể hiện công suất tác dụng, công suất biểu kiến hay hệ số công suất khi máy đo ở chế độ đo công suất 1 pha.
- Dùng để chọn thể hiện hệ số công suất tác dụng, lệch pha, hệ số công suất vô công hay hệ số công suất khi máy đo ở chế độ đo hệ số công suất một pha
- Dùng để chọn thể hiện công suất tác dụng, công suất biểu kiến hay hệ số công suất, lệch pha, hệ số công suất vô công khi máy đo ở chế độ đo hệ số công suất ba pha.
3. Phím RANGE dùng để hiển thị thang đo dòng và điện áp, và khả năng điều chỉnh các thang đo này (bằng cách sử dụng phím U/▼và phím I/▲)
4. Phím HOLD có các chức năng sau:
- Giữ nguyên giá trị hiển thị
- Sử dụng như chức năng lưu giữ điều kiện đo. Nhấn phím HOLD khi tắt nguồn: Điều kiện đo sẽ được lưu giữ trong bộ nhớ trong. Điều kiện đo lưu giữ sẽ được tự động trở lại khi mở nguồn.
- Nhấn phím HOLD khi mở nguồn: khởi động lại giá trị ban đầu của điều kiện đo.
5. Phím LINE/HARM dùng để thay đổi chế đô đo trình tự theo chu trình: đo các đại lượng công suất 1 pha, 3 pha, đo dòng của sóng hài, điện áp của sóng hài
6. Phím U/▼
- Chọn chế độ hiển thị điện áp. Nhấn phím này khi chọn chế độ hiển thị điện áp sẽ hiển thị giá trị điện áp cực đại.
- Mở hiển thị MAX/MIN thể hiện giá trị tức thời và giá trị cực đại trong khi ghi nhận.
- Có khả năng cài đặt thang đo điện áp
- Hạ thấp thứ tự sóng hài khi ở chế độ hiển thị sóng hài
7. Phím I/▲
- Chọn chế độ hiển thị dòng điện. Nhấn phím này khi chọn chế độ hiển thị dòng điện sẽ hiển thị giá trị dòng cực đại.
- Mở hiển thị MAX/MIN thể hiện giá trị tức thời và giá trị cực đại trong khi ghi nhận.
- Có khả năng cài đặt thang đo dòng điện
- Nâng cao thứ tự sóng hài khi ở chế độ hiển thị sóng hài
8. Phím MAX/MIN (còn gọi phím SET 2) tắt mở chức năng lưu giữ số liệu đo
9. Phím MODE (còn gọi phím SET 1) có các chức năng sau:
- Nhấn phím này để lựa chọn các chế độ hiển thị
- Nhấn phím này khi ở chế độ lưu cho chúng ta kiểm tra thời gian sử dụng và dung lượng pin còn lại
- Sử dụng phím này để bắt đầu cài đặt
10. Vòng kềm đo dòng điện. Mở vòng này ra đặt dây dẫn cần đo dòng điện vào giữa và đóng vòng kềm này lại để bắt đầu đo.
11. Cò: để đóng mở vòng cảm biến
12. Dấu mũi tên để chỉ thị chiều dòng điện khi đo công suất. Để dây dẫn từ nguồn đến phụ tải theo chiều mũi tên.
13. Đầu nối cáp truyền dữ liệu
14. Đầu nối dây đo điện áp
15. Nắp chụp phía sau: để thay pin cần mở 2 con vít.
16. Dây nắm: để giữ dụng cụ tốt hơn
17. Màn hình tinh thể lỏng: xem hình sau:
Các ký hiệu trên màn hình có ý nghĩa sau:
~ Dòng điện xoay chiều
cosф Hệ số công suất
HOLD Chức năng giữ số liệu
DATA Xuất dữ liệu
RST Ba pha
Đảo pha
Thuận pha
Mất pha
APS Chức năng tự động tắt nguồn
S Chậm
REC Chức năng ghi
LEAD Sớm pha
LAG Trễ pha
B Cảnh báo pin
o Góc pha (độ)
A Dòng điện
PEAK Giá trị đỉnh
W Công suất hữu công
VA Công suất biểu kiến
V Điện áp
MAX Giá trị cực đại
MIN Giá trị cực tiểu
% Phần trăm hài
% THD Tổng tỉ lệ hài méo dạng
Hz Tần số
var (công suất vô công)
Tỉ lệ hài méo dạng – F
Tỉ lệ hài méo dạng – R
c. Sự tác động các phím đến màn hình
- Khi nhấn phím LINE/HARM trên màn hình xuất hiện các chế độ đo xoay vòng như sau:
1P P
hay là 3P PF HAr∏ I HAr∏ U
1P PF
• 1P P: chế độ đo công suất 1 pha.
• 1P PF: chế độ đo hệ số công suất 1 pha.
• 3P PF: chế độ đo hệ số công suất 3 pha
• HAr∏ I: chế độ đo dòng sóng hài
• HAr∏ U: chế độ đo dòng sóng hài
Các phím sau tác động đến cả 3 vùng hiển thị trên màn hình:
Các ký hiệu trong khung thể hiện các hiển thị trên màn hình
Thí dụ:
đo công suất hữu công 1ф
Có nghĩa là ở chế độ đo công suất 1 pha (chọn bởi phím LINE/HARM đã nói ở trên). Trên màn hình lần lượt hiển thị xoay vòng như sau:
Phím WATT
đo công suất hữu công 1ф
đo công suất vô công 1ф
đo hệ số công suất 3 pha
Phím MOD (chỉ dành cho P,S)
Phím I/▲
(Để trở về nhấn phím Watt)
Phím U/▼
(Để trở về nhấn phím Watt)
Phím MAX/MIN
REC ON REC OFF
Khi hiện REC trên màn hình nếu nhấn phím:
Phím WATT
Phím I/▲
(Để trở về nhấn phím Watt)
Phím U/▼
(Để trở về nhấn phím Watt)
Nhấn phím MOD
Hiện thị
Hiển thị Hiển thị dung lượng
MAX/MIN thời gian trôi qua còn lại của pin
Khi ở chế đo đo sóng hài (nhấn phím LINE/HARM để chọn):
- Nhấn phím MOD để chọn các chế độ hiển thị:
THD-R THD-F Hằng số
- Nhấn phím I/▲ để tăng thứ tự sóng hài:
Thứ tự 1 Thứ tự 2 .... Thứ tự 20
- Phím U/▼ để giảm thứ tự sóng hài:
Thứ tự 20 Thứ tự 19 .... Thứ tự 1
Đổi thang đo
- Nhấn phím RANGE để chuyển sang hiển thị thang đo
Hiển thị giá trị đo Hiển thị thang đo
- Nhấn phím I/▲ để chuyển thang đo dòng điện
Thang đo Thang Thang Thang
tự động 20A 200A 100A
- Nhấn phím U/▼để chuyển thang đo điện áp
Thang đo Thang Thang Thang
tự động 150V 300V 600V
II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:
2.1 Chuẩn bị máy đo trước khi tiến hành đo:
1. Mở nắp sau và lắp pin vào (xem thêm phần thay pin)
2. Nhấn phím POWER để mở nguồn của máy đo. Kiểm tra xác định các phần trên màn hình đều hiển thị đầy đủ. Tên model của máy xuất hiện ở vùng hiển thị 1 và tình trạng pin xuất hiện ở phần vùng hiển thị 3 của màn hình. Gồm 1 trong 3 trạng thái:
Pin mới
Dung lượng pin còn 50%
Dung lượng pin hết. Có tiếng bíp 3 lần.
3. Trạng thái đo ở chế độ đo công suất 1 pha hoặc hệ số công suất 1 pha ( Máy đo trước khi xuất xưởng đặt ở trạng thái đo công suất 1 pha. Chi tiết xem phần Cài đặt chức năng)
[ Chức năng phát hiện điệp áp pin thấp]
Sau khi hiện thị dấu hiệu B và điện áp pin xuống thấp hơn mức độ nào đó, dấu hiệu БAtt Lo xuất hiện. Khi đó , nguồn tự động tắt
Khi nguồn tắt, phải thay pin cạn nguồn bằng pin mới.
[ Lưu giữ chế độ hiện hành]
Khi nguồn mở nhấn phím xuống. Các nội dung chức năng hiện hành sẽ được lưu giữ.
2.2 Đấu dây
Trước khi tiến hành đo kiểm tra cách đấu dây.
Phải chắc chắn rằng các đầu kẹp được kẹp vào phần có mang điện áp (không cách điện với đầu kẹp)
1/ Kiểm tra trước khi sử dụng: Kiểm tra trước khi ra hiện trường.
- Kiểm tra tem trên Ampe kềm còn hạn sử dụng hay không ? Chỉ được sử dụng khi thời hạn thử nghiệm vẫn còn. Nếu đã hết hạn thì tuyệt đối không được sử dụng.
- Kiểm tra điện áp cách điện cho phép sử dụng phù hợp với điện áp lưới.
- Thao tác thử trước dưới đất xem Ampe kềm hoạt động còn tốt không, tốt mới được sử dụng.
2/ Trình tự thực hiện khi sử dụng Ampe kềm hạ áp có chức năng đo cos phi: Khi đến vị trí công tác, sử dụng Ampe kềm theo trình tự như sau:
2.1 Chuẩn bị
1. Mở nắp hộp pin phía sau dụng cụ đo và lắp pin vào (xem chương 4 : Thay pin).
2. Nhấn POWER để khởi động thiết bị. Khi khởi động, tất cả các ký tự trên màn hình đều hiển thị nhanh trong 1 thời gian ngắn. Các biểu tượng sau sẽ hiển thị trong phần Display 1 và tình trạng pin sẽ hiển thị trong Display 3.
3. Trạng thái đo lúc này là 1 P hoặc 1 PF (dụng cụ đo sẽ mặc định là đo công suất P của một pha, xem chi tiết tại phần 2.9 : Cài đặt).
{Cảnh báo pin yếu]
Sau khi ký hiệu hiển thị và độ sáng màn hình mờ đi, thiết bị sẽ tự động tắt.
Khi điều này xảy ra, sẽ hiển thị lên.
Máy sẽ tắt nguồn sau khi hiển thị hết các ký hiệu trên, cần phải thay pin trước khi tiếp tục sử dụng.
[Khởi tạo lại nội dung đã lưu]
Khi thiết bị đã khởi động, nhấn đè phím RANGE sẽ khởi tạo lại tất cả các nội dung đã lưu trước đó. (Chức năng SETUP, chức năng lưu điều kiện đo).
2.2 Kết nối
Trước khi tiến hành đo, cần phải kiểm tra lại kết nối của thiết bị với dây đo.
Lưu ý
Các dây nối của thiết bị phải được chắc chắn rằng đã được kẹp vào phần bóc trần của vị trí cần đo.
[Mạch 1 pha 2 dây]
[Mạch 1 pha 3 dây]
Công suất và hệ số công suất của mạch điện 1 pha 3 dây được đo giống như khi đo trên mạch 1 pha 2 dây. Kẹp dây đen vào dây trung tính của mạch như hình 2, sau đó kẹp dây màu đỏ và đưa đầu kẹp đo vào dây cần đo (dây số 1). Bằng cách này, công suất và hệ số công suất giữa dây N và dây pha số 1 có thể đo được dễ dàng.
[Mạch 3 pha 3 dây]
[Mạch 3 pha 4 dây]
Công suất và hệ số công suất của mạch 3 pha 4 dây được đo giống như khi đo cho mạch 3 pha 3 dây (khi tải cân bằng). Tuy nhi ên, trong cách đo này không dùng đến dây trung tính để đo.
Trường hợp khi tải cân bằng, cách đo giống như khi đo đối với trường hợp 1 pha 2 dây. Khi đó chỉnh thiết bị đo vể cách đo 1 pha.
Đấu dây màu đen và dây màu vàng vào dây trung tính như hình 5, sau đó kẹp dây màu đỏ và đưa đầu cảm ứng của kẹp vào dây cần đo. Bằng cách này, có thể đo được công suất và hệ số công suất của mạch đo.
(Để sử dụng chức năng dò tìm thứ tự pha của mạch, kẹp dây voltage vào 3 dây, ngoại trừ dây trung tính, sẽ dò được thứ tự pha của mạch).
[Đo dòng điện]
Khi chỉ đo dòng điện của mạch đo, không cần quan tâm đến hướng của dòng điện đi vào trong kẹp. Ngoài ra, các dây voltage cũng không cần thiết như trong hình 6.
[Đo điện áp]
Khi chỉ đo điện áp của mạch, đầu cảm ứng của kẹp không cần thiết như trong hình 7.
2.3 Thiết lập tầm đo
1. Nhấn phím RANGE : tầm đo của U hiển thị ở Display 2 và tầm đo của dòng điện sẽ hiển thị ở Display 3. Trong lúc này, Display 2 và Display 3 sẽ hiển thị nhấp nháy liên tục.
2. Để thay đổi tầm đo của U, nhấn phím .
Để thay đổi tầm đo của I, nhấn phím .
Tầm đo của công suất phụ thuộc vào tầm đo của điện áp và dòng điện như trình bày trong bảng 1 và bảng 2
U Tầm đo
I 150.0 V 300.0 V 600 V
Tầm đo 20.00 A 3.000 k 6.000 k 12.00 k
200.00 A 30.00 k 60.00 k 120.0 k
1000 A 150.0 k 300.0 k 600.0 k
[W] hoặc [VA] hoặc [vAr]
Bảng 1. Đối với mạch 1 pha.
U Tầm đo
I 150.0 V 300.0 V 600 V
Tầm đo 20.00 A 6.000 k 6.000 k
12.00 k 24.00 k
200.00 A 60.00 k 60.00 k
120.0 k 240.0 k
1000 A 300.0 k 600.0 k 600.0 k
1200 k
[W] hoặc [VA] hoặc [vAr]
Bảng 2. Đối với mạch 3 pha.
3. Sau khi thay đổi tầm đo, nhấn phím RANGE. Display 2 và Display 3 sẽ phục hồi giá trị đã đo được.
2.4 Đo công suất
Lưu ý
• Độ chính xác của giá trị đo được có thể thay đổi tùy theo độ mạnh yếu của từ trường trong khu vực đo, chẳng hạn như gần máy biến áp hoặc dây điện cao thế hoặc trong vùng từ trường mạnh chẳng hạn như gần các máy phát vô tuyến điện.
• Chắc chắn rằng dây dẫn phải nằm ở giữa phần cảm ứng của kẹp. Trong trường hợp đo mạch 1 pha 2 dây hoặc mạch 3 pha 3 dây, cảm ứng giữa các dây với nhau cũng làm ảnh hưởng đến kết quả đo được.
2.4.1 Đo 1 P, 1 PF và 3 PF
[Đo P 1 pha]
Giá trị công suất P sẽ hiển thị mỗi lần trong mỗi giây (nếu chỉnh chế độ SLOW thì kết quả sẽ hiển thị mỗi lần trong 3 giây).
Đồng hồ đo sẽ tính ra giá trị công suất biểu kiến S, công suất phản kháng Q và hệ số công suất cosφ từ các giá trị P, U và I (xem 3.3 Những thao tác sử dụng thiết bị đo).
[Đo PF 1 pha và PF 3 pha]
Góc pha được đo tại thời điểm U và I bằng zero như hình vẽ bên dưới. Từ đó đồng hồ đo sẽ tính toán ra được giá trị P, S, Q, hệ số sin và hệ số cos từ góc pha , U và I (xem mục 3.3 Những thao tác sử dụng thiết bị đo).
Đối với các thiết bị mà có nguồn thu là các dạng sóng méo dạng hoặc bị nhiễu nhiều, đồng hồ đo cũng không thể cho ra giá trị chính xác hoặc có thể không đo được.
Công suất P của mạch 3 pha được tính toán dựa trên cách đo ở chế độ PF với điều kiện khi tải cân bằng. Kết quả đo được sẽ không chính xác khi tải không cân bằng.
[Khác biệt về λ giữa đo 1 pha P và 1 pha PF]
Với dạng sóng méo dạng, giá trị của hệ số công suất λ có thể sẽ khác giữa cách đo 1 pha P và 1 pha PF. Sự khác nhau này thực tế là do cách đo 1 pha P tính toán dựa vào P và S, trong khi cách đo 1 pha PF thì dựa vào hình sin và tính toán λ từ góc pha giữa U và I. Vì vậy, cách đo 1 pha PF sử dụng góc pha làm cơ sở để tính toán. Các sóng nhiễu trong vùng tiến hành đo cũng có thể làm cho thiết bị đo công suất không hoạt động một cách tối ưu đuợc. Vì vậy, khi có ảnh hưởng của sóng nhiễu, sử dụng phương pháp đo 1 pha P để xác định λ là cách tốt nhất.
Cụ thể :
Hệ số công suất λ của phương pháp đo 3 pha PF cũng dựa trên góc pha của sóng U và sóng I.
Vì vậy, độ chính xác của phương pháp đo cũng không thể kiểm soát được do tác dụng của sóng nhiễu.
Phương pháp đo sau đây cho phép xác định hệ số công suất từ giá trị công suất trong mạch 3 pha.
Ví dụ :
P (1 P) S (1 P)
R - 0,54 kW 2,61 kVA
T 1,98 kW 2,57 kVA
Công suất tác dụng mạch 3 pha :
P = P1 + P2 = - 0,54 + 1,98 = 1,44 (kW)
Công suất biểu kiến :
Hệ số công suất :
λ=P/S=1,44/4,49=0,321
Bảng 3. Các khả năng hiển thị hoặc không hiển thị (đánh dấu OK hoặc dấu - ).
1φ P 1φ PF 3φ PF
Dòng điện I OK OK OK
Điện áp U OK OK OK
Công suất tác dụng P OK - OK
Công suất biểu kiến S OK - OK
Công suất phản kháng Q OK - OK
Hệ số công suất λ (cosφ) OK OK OK
Góc pha φ - OK OK
Hệ số phản kháng sinφ - OK OK
2.4.2 Công suất và hệ số công suất
1. Nhấn phím LINE/HARM để chọn chức năng đo 1 pha P, 1 pha PF hoặc 3 pha PF (hiện lên chữ RST) ( xem mục 2.9 “Chức năng cài đặt” để chuyển đổi qua lại giữa cách đo 1 pha P và 1 pha PF).
2. Trước tiên, ghim dây đo vào thiết bị đo, sau đó kẹp lần lượt các dây màu đỏ, màu đen và màu vàng vào mạch cần đo. Khi đo mạch 3 pha, thiết bị đo sẽ hiển thị kết quả đo thứ tự pha như sau :
3.
Bình thường :
Nghịch pha :
Không dò được pha :
4. Mở đầu kẹp và đưa dây dẫn vào trong lòng kẹp (dây mà dây màu đỏ đang kẹp), sau đó tiến hành đo. Trong trường hợp này, dây dẫn cần đo phải có hướng cùng với hướng mũi tên trong đầu kẹp.
5. Dùng phím WATT để lực chọn giá trị P, S, Q, góc pha hoặc hệ số phản kháng. Lưu ý rằng đối với cách đo 1 pha P thì góc pha và hệ số phản kháng sẽ không hiển thị và cách đo 1 pha PF cũng sẽ không hiển thị giá trị công suất P và S.
6. Nhấn phím MODE khi đang xem giá trị P hoặc giá trị S sẽ xem được giá trị của Q. Nhấn phím MODE một lần nữa sẽ trả trở lại giá trị của dòng và áp đang đo.
7. Nếu cần thiết, có thể chuyển đổi Tầm đo tự động thành Tầm đo thích hợp hoặc ngược lại. Xem chi tiết tại mục 2.3 “Điều chỉnh tầm đo”.
Lưu ý
• Cách đo 3 pha PF đo được P, S và Q khi mạch cân bằng.
• Cách đo 3 pha PF không thể cho giá trị đo một cách chính xác khi tải chưa cân bằng.
• Đối với trường hợp bị thất lạc pha (không tìm được pha), thiết bị đo sẽ không thể hiển thị được bất kỳ giá trị đo nào (khi đó màn hình sẽ hiển thị “ --------“ ).
• Nếu dấu chỉ mũi tên nằm trên bề mặt phần cảm ứng của kẹp đặt không đúng quy cách, pha sẽ bị thay đổi 1800, vì vậy việc đo không thể thực hiện được ( khi đó màn hình sẽ hiển thị “-------“).
2.4.3 Dò thứ tự pha
Nhấn phím LINE/HARM để lựa chọn cách đo 3 pha PF (RST hiển thị). Trước khi bắt đầu đo, kiểm tra dây kẹp đo (xem mục 2.2 “Kết nối”).
Khi đo mạch 3 pha, thiết bị đo hiển thị kết quả thứ tự pha như sau :
Bình thường :
Nghịch pha :
Không dò được pha :
Lưu ý
• Nếu tải nối vào mạng điện mà có một pha bị mất, điện áp trở về tải sẽ nhanh hơn có thể làm cho thiết bị đo báo là thuận pha hoặc nghịch pha ngay cả trong trường hợp bị mất một pha.
2.4.4 Đo dòng điện
1. Nhấn phím để kích hoạt chế độ hiển thị đo dòng điện. Khi chế độ này đã hiển thị, thiết bị đo sẽ hiển thị giá trị đo được trong phần Display 1, giá trị đỉnh hiển thị trong phần Display 2 và giá trị tần số hiển thị trong phần Display 3.
Nếu cần thiết có thể thay đổi tầm đo cho thích hợp, chi tiết xem mục 2.3 “Điều chỉnh tầm đo”.
Mở đầu kẹp và đưa dây dẫn vào giữa đầu cảm ứng của kẹp.
Nhấn phím sẽ hiển thị giá trị đỉnh của dòng điện đo được.
Lưu ý
• Chắc chắn là lòng kẹp cảm ứng chỉ có 1 dây. Phương pháp đo sẽ không thực hiện được khi đo mạch một pha hoặc 3 pha nếu như trong lòng kẹp đo có 2 hoặc 3 dây trong cùng 1 thời gian.
• Khi chỉ đo dòng điện, không cần phải kẹp dây điện áp.
• Lựa chọn cách đo 1 pha P, 1 pha PF hoặc 3 pha PF.
• Thiết bị đo chỉ thể hiện giá trị, không thể hiện chiều, cực tính trong trường hợp đo giá trị đỉnh.
• Nếu chức năng tự động tắt của thiết bị được cài đặt, thiết bị sẽ tự động tắt sau mười phút, điều này có thể làm cho dữ liệu bị mất. (xem mục 2.11, “Chức năng tự động tắt”). Có một cách để ngăn ngừa việc dữ liệu bị mất là hủy bỏ chế độ cài đặt tự động tắt của thiết bị (xem mục 2.9 “Cài đặt chức năng”) hoặc sử dụng chức năng lưu giữ dữ liệu.
• Trong trường hợp sử dụng chức năng tự động tắt nguồn, nên sử dụng chức năng lưu giữ để tránh mất dữ liệu đo được.
• Để theo dõi sự thay đội của giá trị, có thể sử dụng chức năng REC bằng cách nhấn phím MAX/MIN, sau đó xem giá trị bằng phím .
Lưu ý
• Thiết bị có khả năng tự động cập nhật tần số, có thể là 50Hz hoặc 60Hz. Trong trường hợp tín hiệu đầu vào dao động một cách đáng kể, giá trị hiển thị sẽ là giá trị được chọn sau khi tín hiệu đã ổn định, có thể là 50 Hz hoặc 60 Hz. Để hiểu rõ hơn về sự lựa chọn này, xem phần thiết lập giá trị đo tại mục 2.9 “ Chức năng cài đặt”.
• Sự dao động này rất lớn có thể từ 2 đến 20 lần so với giá trị đỉnh khi tín hiệu đầu vào có giá trị lớn.
2.4.5 Đo điện áp
1. Nhấn phím để kích hoạt chế độ hiển thị đo điện áp. Khi chế độ này đã hiển thị, thiết bị đo sẽ hiển thị giá trị đo được trong phần Display 1, giá trị đỉnh hiển thị trong phần Display 2 và giá trị tần số hiển thị trong phần Display 3.
2. Cắm dây điện thế vào thiết bị đo, sau đó kẹp dây màu đỏ, màu vàng và màu đen vào mạch cần đo.
3. Nếu cần thiết có thể thay đổi tầm đo cho thích hợp, chi tiết xem mục 2.3 “Điều chỉnh tầm đo”.
4. Nhấn phím sẽ hiển thị giá trị đỉnh của điện áp đo được.
Lưu ý
• Lựa chọn cách đo 1 pha P, 1 pha PF hoặc 3 pha PF.
• Thiết bị đo chỉ thể hiện giá trị, không thể hiện chiều, cực tính trong trường hợp đo giá trị đỉnh.
• Nếu chức năng tự động tắt của thiết bị được cài đặt, thiết bị sẽ tự động tắt sau mười phút, điều này có thể làm cho dữ liệu bị mất. (xem mục 2.11, “Chức năng tự động tắt”). Có một cách để ngăn ngừa việc dữ liệu bị mất là hủy bỏ chế độ cài đặt tự động tắt của thiết bị (xem mục 2.9 “Cài đặt chức năng”) hoặc sử dụng chức năng lưu giữ dữ liệu.
• Trong trường hợp sử dụng chức năng tự động tắt nguồn, nên sử dụng chức năng lưu giữ để tránh mất dữ liệu đo được.
• Để theo dõi sự thay đội của giá trị, có thể sử dụng chức năng REC bằng cách nhấn phím MAX/MIN, sau đó xem giá trị bằng phím .
• Thiết bị có khả năng tự động cập nhật tần số, có thể là 50Hz hoặc 60Hz. Trong trường hợp tín hiệu đầu vào dao động một cách đáng kể, giá trị hiển thị sẽ là giá trị được chọn sau khi tín hiệu đã ổn định, có thể là 50 Hz hoặc 60 Hz. Để hiểu rõ hơn về sự lựa chọn này, xem phần thiết lập giá trị đo tại mục 2.9 “ Chức năng cài đặt”.
• Sự dao động này rất lớn có thể từ 2 đến 20 lần so với giá trị đỉnh khi tín hiệu đầu vào có giá trị lớn.
2.5 Đo sóng hài
2.5.1 Sóng hài dòng điện
1. Nhấn phím LINE/HARM chuyển sang chế độ xem sóng hài của dòng điện.
2. Nếu cần thiết có thể thay đổi tầm đo cho thích hợp, chi tiết xem mục 2.3 “Điều chỉnh tầm đo”.
3. Mở kẹp và đưa dây dẫn vào khoảng giữa tâm của kẹp.
Nhấn phím và phím để lựa chọn sóng hài cần đo.
4. Dùng phím MODE để chuyển đổi qua lại giữa tỷ lệ méo hài toàn phần và phần trăm sóng hài.
Lưu ý
• Chắc chắn rằng trong lòng kẹp chỉ có 1 dây dẫn. Khi có 2 hoặc 3 dây dẫn kẹp trong cùng 1 lúc, phương pháp đo sẽ không thể thực hiện đối với mạch 1 pha hoặc 3 pha.
• Thiết bị có khả năng tự động cập nhật tần số, có thể là 50Hz hoặc 60Hz. Trong trường hợp tín hiệu đầu vào dao động một cách đáng kể, giá trị hiển thị sẽ là giá trị được chọn sau khi tín hiệu đã ổn định, có thể là 50 Hz hoặc 60 Hz. Để hiểu rõ hơn về sự lựa chọn này, xem phần thiết lập giá trị đo tại mục 2.9 “ Chức năng cài đặt”.
• Đối với chức năng dò tìm tần số tự động, thiết bị đo chỉ sẽ khởi động chế độ FFT khi sóng có tần số nằm trong khoảng từ 45 Hz đến 65 Hz. Ngoài khoảng này, thiết bị đo sẽ không thể mở chế độ FFT được.
2. 5. 2 Sóng hài điện áp
1. Nhấn phím LINE/HARM chuyển sang chế độ xem sóng hài của dòng điện.
2. Ghim dây điện áp vào thiết bị đo, sau đó kẹp dây màu đỏ và dây màu đen vào mạch cần đo.
3. Nếu cần thiết có thể thay đổi tầm đo cho thích hợp, chi tiết xem mục 2.3 “Điều chỉnh tầm đo”.
4. Nhấn phím và phím để lựa chọn sóng hài cần đo.
5. Dùng phím MODE để chuyển đổi qua lại giữa tỷ lệ méo hài toàn phần và phần trăm sóng hài.
Lưu ý
• Thiết bị có khả năng tự động cập nhật tần số, có thể là 50Hz hoặc 60Hz. Trong trường hợp tín hiệu đầu vào dao động một cách đáng kể, giá trị hiển thị sẽ là giá trị được chọn sau khi tín hiệu đã ổn định, có thể là 50 Hz hoặc 60 Hz. Để hiểu rõ hơn về sự lựa chọn này, xem phần thiết lập giá trị đo tại mục 2.9 “ Chức năng cài đặt”.
• Đối với chức năng dò tìm tần số tự động, thiết bị đo chỉ sẽ khởi động chế độ FFT khi sóng có tần số nằm trong khoảng từ 45 Hz đến 65 Hz. Ngoài khoảng này, thiết bị đo sẽ không thể mở chế độ FFT được.
2.6 Chức năng “giữ” dữ liệu
Chức năng này làm cho chỉ số đọc bị “giữ” lại tại bất kỳ lúc nào mong muốn giúp cho việc đọc số liệu được dễ dàng.
Khi nhấn phím HOLD, đèn tín hiệu có chữ sẽ xuất hiện trên màn hình và giá trị đo được sẽ được “kẹp” lại.
Chức năng HOLD có tác dụng trong tất cả các cách thức đo.
Để hủy bỏ chế độ này, nhấn phím HOLD một lần nữa.
2.7 Chế độ SLOW
Nếu có một giá trị nào đó dao động quá nhanh và khó đọc, bạn có thể chọn chế độ hiển thị một cách chậm hơn (khoảng 1 lần trong 3 giây) để dễ dàng cho việc đọc trị số. Để thiết lập chế độ SLOW bằng cách thiết lập lại chế độ hiển thị (xem mục 2.9 “Chức năng cài đặt”).
Lưu ý
• Chế độ SLOW không thể cài được trong trường hợp đo sóng hài.
2.8 Chức năng ghi dữ liệu (REC)
Chức năng REC thường được sử dụng khi muốn xem giá trị max, giá trị min và gia trị hiện thời đo được.
1. Tín hiện đèn REC sẽ nhấp nháy khi nhấn phím khi đo dòng điện hoặc điện áp. Chức này này sẽ lưu lại giá trị đo trong bộ nhớ của máy khi sử dụng.
2. Chức năng tắt nguồn tự động sẽ bị hủy (tín hiệu APS sẽ tắt).
3. Nhấn phím MODE trong khi sử dụng chức năng ghi để bạn kiểm tra thời gian sử dụng và chất lượng còn lại của pin.
Khi thời gian sử dụng hiện thị, thiết bị đo sẽ hiển thị số giờ trong Display 2 và số phút trong Display 3.
4. Phím HOLD sẽ tạm dừng lại chức năng ghi dữ liệu. Khi bấm HOLD, tín hiệu HOLD và REC sẽ cùng hiển thị, REC không còn nhấp nháy nữa. Trong thời gian sử dụng HOLD, thời gian tiêu tốn sẽ không tăng lên. Nếu nhấn phím HOLD thêm một lần nữa, tín hiệu HOLD sẽ tắc và chức năng ghi sẽ được tiếp tục.
5. Để reset lại dữ liệu đã ghi trong lúc sử dụng chức năng ghi, nhấn phím MAX/MIN.
Lưu ý
• Khi bắt đầu chức năng REC ở chế độ tầm đo tự động, tầm đo sẽ thiết lập khi chức năng REC hoạt động.
Các khả năng hiển thị hoặc không hiển thị (đánh dấu OK hoặc dấu - ).
1φ P 1φ PF 3φ PF
Dòng điện I OK OK OK
Giá trị đỉnh của I (Ipeak) OK OK OK
Điện áp U OK OK OK
Giá trị đỉnh của U (Upeak) OK OK OK
Công suất tác dụng P OK - OK
Công suất biểu kiến S OK - OK
2.9. Chức năng cài đặt
Thiết lập cho thiết bị trong chế độ SETUP
Trong chế độ SETUP, bạn có thể thiết lập phép đo, sự hiển thị cũng như các chức năng phụ thuộc khác.
1. Giữ phím SET1 trong khi mở nguồn thiết bị bằng phím POWER. Điều này sẽ khởi động chế độ SETUP.
2. Để chọn giá trị cần thiết lập, dùng phím MODE hoặc phím MAX/MIN để thay đổi lên hoặc xuống giá trị cần thiết lập.
3. Để chỉnh sửa giá trị, ta sử dụng phím hoặc phím để thay đổi giá trị.
4. Nhấn phím HOLD hai lần sẽ trả giá trị trở về giá trị ban đầu.
5. Khi thiết bị đo tắt nguồn, (Save End) sẽ xuất hiện và các thiết lập đã được lưu lại.
6. Bảng chi tiết cài đặt :
(1) Thiết lập cho đo công suất 1 pha ( 1 – 01 ).
ON Thiết lập chế độ đo 1 PF hoạt động.
OFF Thiết lập chế độ đo 1 P ngưng hoạt động.
(2) Thiết lập cho tần số đo ( 1 – 02 ).
AUTO Chế độ tự dò tìm tần số hoạt động.
50 Hz Thiết lập tần số hoạt động mặc định là 50 Hz.
60 Hz Thiết lập tần số hoạt động mặc định là 60 Hz.
(3) Thiết lập tốc độ đọc dữ liệu. (1 – 03 (SAMP)).
NORM Thiết lập chế độ hiển thị dữ liệu với tốc độ bình thường (1s)
SLOW Thiết lập chế độ hiển thị dữ liệu với tốc độ chậm (3s).
(4) Thiết lập chức năng tự động tắt nguồn cho thiết bị ( 1 – 04 ).
ON Mở chế độ tắt nguồn tự động.
OFF Tắt chế độ tắt nguồn tự động.
(5) Thiết lập âm thanh của phím bấm ( 1 – 05 ).
ON Mở chức năng âm thanh của thiết bị.
OFF Tắt chức năng âm thanh của thiết bị.
2.10 Chức năng lưu lại điều kiện đo
1. Nhấn và giữ phím HOLD trong khi thiết bị tắt nguồn. Những giá trị đo tại thời điểm đó được lưu, nhớ lại.
2. Vì vậy các điều kiện đo được lưu lại như phương thức đo, công suất, trình bày sóng hài, tầm đo dòng điện và tầm đo điện áp.
3. Để xoá các điều kiện đã lưu và trả về giá trị ban đầu, nhấn và giữ phím HOLD trong quá trình mở nguồn thiết bị. Sau khi màn hình LCD sáng lên, thiết bị sẽ hiển thị , và nội dung các điều kiện đo đã nhớ sẽ được reset về giá trị ban đầu.
2.11 Chức năng tự động tắt nguồn
Khi ký hiệu hiển thị, chức năng tự động tắt nguồn hoạt động.
Nếu không có phím nào nhấn trong khoảng 10 phút, thiết bị sẽ tự động tắt.
Ngay trước khi thiết bị tự động tắt nguồn, ký hiệu nhấp nháy và phát ra tiếng beep trong khoảng 30 giây.
Bằng cách nhấn vào bất kỳ một phím nào khác ngoài phím POWER, bạn sẽ gia tăng thời gian lên thêm được 10 phút nữa.
Để tắt hoặc mở chức năng tắt nguồn tự động, thiết lập trong chế độ SETUP (xem mục 2.9 “Chức năng cài đặt”).
Chức năng tắt nguồn tự động không có tác dụng trong khi chức năng REC đang hoạt động.
2.12 Cảnh báo pin ( )
Khi ký hiệu này sáng lên, pin đang ở tình trạng sắp hết và độ chính xác của giá trị đo sẽ không được bảo đảm.
Nên thay pin mới cho thiết bị.
Khi điện áp của pin thấp hơn giới hạn quy định, thiết bị sẽ hiển thị
và sẽ tự động tắt nguồn.
2.13 Âm thanh bàn phím
Để tắt hoặc mỏ chế độ phát âm thanh của bàn phím, thiết lập BEEP trong chế độ SETUP (xem mục 2.9 “Chức năng cài đặt”).
2.14 Xuất dữ liệu
Thiết bị 3286-20 được kết nối với máy in hoặc máy vi tính bằng sợi cáp 9636 hoặc 9636-01.
Lưu ý: Máy chỉ đo được với nguồn 3 pha 380V/(50-60)Hz. Không sử dụng được với các nguồn đã qua bộ chuyển đổi.
Lưu ý an toàn:
- Khi sử dụng que đo cần phải mang găng tay cách điện hạ áp.
- Không được sử dụng máy để đo các mạch điện có mức điện áp cao hơn 750V AC hoặc 1000V DC.
- Khi đo dòng điện từ 1000A đến 1500A không được lâu quá 15 phút; đo dòng từ 1500A đến 2000A không được lâu quá 5 phút
III. HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN
Sau mỗi lần sử dụng ampe kềm có chức năng đo cos phi phải thực hiện các bước sau đây:
Tháo rời dây đo ra khỏi máy đo, quấn gọn lại;
Tắt máy;
Lau chùi sạch sẽ các vết bẩn dính trên máy trong khi đo.
- Nếu không sử dụng thường xuyên (cách hơn 7 ngày) phải tháo pin khỏi máy;
- Cất giữ máy, dây đo trong bao đựng và để nơi khô ráo, tránh những nơi có nhiệt độ cao, chấn động mạnh, hoặc ảnh hưởng của hoá chất ăn mòn sẽ làm hư máy.
IV. HƯỚNG DẪN THỬ NGHIỆM:
Ampe kềm có chức năng đo cos phi trước khi đưa vào sử dụng phải được cơ quan có chức năng hiện hành kiểm định. Ngoài ra, hàng năm đơn vị sử dụng máy đo phải đưa về Phân xưởng cơ điện để kiểm tra thử nghiệm bằng cách so sánh với dụng cụ đo mẫu.
V. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN QUI ĐỊNH:
1. Các đơn vị được trang bị Ampe kềm có chức năng đo cos phi:
Tổ chức phổ biến quy định này đến tất cả các công nhân trực tiếp quản lý, sử dụng Ampe kềm có chức năng đo cos phi.
Phân công cụ thể cho đơn vị (cá nhân) trực thuộc có trách nhiệm quản lý, theo dõi đôn đốc người sử dụng thực hiện đúng quy trình này.
2. Cán bộ, công nhân trong đơn vị được phân công quản lý sử dụng Ampe kềm có chức năng đo cos phi:
Có trách nhiệm học tập quy trình này.
Khi được phân công sử dụng phải thực hiện đúng những điều trong qui định này khi sử dụng, bảo quản và thử nghiệm ampe kềm có chức năng đo cos phi.