Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

10103 SPC, Chấn chỉnh TNLD 2017 và PCBL


 


Kính gửi: Các đơn vị thành viên.

                                                                         Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 12  năm 2017

V/v triển khai thực hiện                                                                                 

Thông báo số 9510 ngày 30/11/2017
Kính gửi: Các đơn vị thành viên.

Căn cứ Thông báo số 9510/TB-EVN SPC ngày 30/11/2017 của Tổng công ty Điện lực miền Nam, về việc Thông báo kết luận của Phó Tổng Giám đốc KTSX tại phiên họp đánh giá tình hình cung cấp điện, công tác vận hành, QLKT và An toàn tháng 11 năm 2017 – Kế hoạch công tác tháng 12 năm 2017, Tổng công ty yêu cầu các đơn vị triển khai, thực hiện các giải pháp chấn chỉnh an toàn lao động (ATLĐ), ngăn ngừa tai nạn lao động (TNLĐ), và củng cố công tác PCTT&TKCN như sau:
I. Triển khai các giải pháp chấn chỉnh ATLĐ, ngăn ngừa TNLĐ:
1.   Qua các vụ tai nạn xảy ra trong tháng 11/2017 tại các đơn vị (TNLĐ nặng tại Điện lực Hồng Dân- PC Bạc Liêu; Tai nạn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại Bắc Tân Uyên- PC Bình Dương; Tai nạn chết người của đơn vị ngoài thực hiện công tác trên lưới điện của Điện lực Nhơn Trạch- PC Đồng Nai), các Đơn vị phải khẩn trương tổ chức phổ biến, rút kinh nghiệm và triển khai các biện pháp an toàn theo chỉ đạo của Tổng công ty trong các Văn bản số 9181/EVN SPC ngày 23/11/2017 về việc chấn chỉnh và tăng cường công tác an toàn qua các vụ TNLĐ trong EVN SPC; Văn bản số 9172/EVN SPC ngày 30/11/2017 về việc công tác quản lý sức khỏe người lao động. Trong đó, qua vụ tai nạn do gãy trụ BTLT dự ứng lực, các Công ty Điện lực phải tổ chức rà soát, đề xuất Tổng công ty để điều chỉnh việc sử dụng trụ BTLT dự ứng lực trong từng trường hợp cụ thể, như: vị trí trụ góc, dừng, néo...

2.   Duy trì và thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt sản xuất an toàn hàng ngày, họp kiểm điểm hàng tuần tại Đội/Tổ sản xuất, hàng tháng tại Điện lực/Chi nhánh Điện/Phân xưởng/Trung tâm theo quy định của Tổng công ty. Trong đó, phải thường xuyên nhắc nhở người lao động thực hiện nghiêm túc các biện pháp an toàn cơ bản, như: cắt điện, thử điện, tiếp đất tại vị trí làm việc (kể cả đối với lưới điện hạ áp), cài quai nón BHLĐ chắc chắn, thử dây an toàn, sử dụng dây an toàn khi leo vượt chướng ngại vật…
3.   Biên soạn và ban hành quy trình, quy định thực hiện các công trình xây dựng, như: trồng trụ, lắp chằng, lắp đà, thay dây, kéo rải căng dây...
4.   Rà soát, thống kê và xử lý đảm bảo an toàn trong vận hành tại các vị trí chằng trụ bị rỉ sét, móng trụ bị sạt lở, trụ nằm dưới ao, mương, ngập nước, thân trụ điện bị rạn nứt.
5.   Thực hiện các công tác xây dựng mới, sửa chữa lớn, nâng công suất, di dời đường dây – trạm biến áp (ĐD-TBA), trồng trụ, thay dây, tháp đà…: Phải có “Phương án tổ chức thi công, biện pháp kỹ thuật, biện pháp an toàn”; Phải có hồ sơ thiết kế, các bản vẽ thi công, sơ đồ vị trí di dời, bản vẽ kết cấu ĐD-TBA, móng trụ, hệ thống tiếp đất, thí nghiệm vật tư thiết bị; Tính toán lại cơ lý đường dây, đưa ra các thông số kỹ thuật đảm bảo khả năng chịu tải trọng và hệ số an toàn của đường dây.
6.   Đối với công tác bồi dưỡng, kiểm tra sát hạch nghề hàng năm và thi nâng giữ bậc: Các đơn vị phải rà soát và bổ sung đưa vào giáo trình bồi dưỡng nghề, nâng giữ bậc nội dung đào tạo về kỹ năng thi công công trình: trồng trụ, lắp dây chằng, lắp đà, rải dây, kéo căng dây… nhằm nâng cao tay nghề cho người công nhân.
7.   Phổ biến, rút kinh nghiệm qua 02 vụ TNLĐ xảy ra trong tháng 11/2017 tại các đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực TP.HCM:
a/. Vụ tai nạn xảy ra tại Công ty Vật tư Vận tải Điện lực TP.HCM:
- Vào lúc 12g50 ngày 07/11/2017, đơn vị công tác (ĐVCT) thuộc Tổ Hotline đã tiếp nhận bàn giao hiện trường để thực hiện công tác hotline “Thay 03 LA trên lưới điện 22kV” tại trụ trung thế thuộc quản lý vận hành của PC Gò Vấp. Đến 15g05 cùng ngày, sau khi thay xong 02 LA pha bìa ngoài và pha giữa, ĐVCT chuyển qua lắp đặt xong LA pha bìa trong (chưa đấu nối dây pha và dây tiếp đất vào LA này) thì trời chuyển mây, giông sắp mưa. ĐVCT tạm ngưng và thu cần gàu xuống thì xảy ra sự cố ngắn mạch pha A-C-N relay 50 tác động, gây phóng điện hồ quang đã làm bị thương 02 người, sự cố làm đứt dây trung hòa, bật máy cắt 22kV.
- Nguyên nhân: Do ĐVCT không bọc cách điện hết tất cả các điểm hở xung quanh vùng công tác. Trong lúc trời sắp mưa, ĐVCT hạ cần gàu để rút khỏi vị trí công tác đã gây chạm chập giữa dây tiếp đất của LA với điểm hở của dây đấu lèo pha ngoài cùng phía trong gây ngắn mạch.
b/. Vụ tai nạn xảy ra tại PC Sài Gòn:
- Vào lúc 12g50 ngày 10/11/2017, ĐVCT gồm 02 người (Võ Quốc Phong và Trần Quang Minh) thuộc Đội Quản lý hệ thống đo đếm thực hiện “Thay điện kế tổng tại trạm biến áp Tokyo 3, từ loại cơ sang điện tử” theo phương án không cắt điện. Quá trình thực hiện, ông Minh dùng tuốc nơ vít (tournevis) mở nắp điện kế, tháo dây áp pha đầu tiên của điện kế thì bất ngờ phát ra tiếng nổ tại đầu cực trên của CB tổng và tạo ra hồ quang gây thương phỏng vùng mặt, hai bàn tay của ông Minh.
- Nguyên nhân: Quá trình tháo mạch áp của điện kế, nạn nhân đã xê dịch đầu dây nhị thứ (dây nhị thứ này không được định vị chắc chắn cố định), do CB không có vách ngăn cách điện gây ngắn mạch nổ đầu cực trên CB và phát sinh hồ quang.
II. Củng cố công tác PCTT&TKCN:
Cơ sở triển khai công tác PCTT&TKCN trong Tổng công ty miền Nam là “Quy định tổ chức, quản lý và thực hiện công tác PCTT&TKCN kèm theo Quyết định số 1243/QĐ-EVN SPC ngày 22/4/2016. Khi có thông tin về thiên tai (Công điện của Tổng công ty), các đơn vị cần triển khai ngay các việc sau:
1/ Khi có Công điện cảnh báo bão xa (hoặc áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão), các đơn vị thực hiện ngay các yêu cầu của Tổng công ty được nêu trong Công điện, nhằm tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai.
2/ Khi có Công điện cảnh báo bão gần (Công điện cảnh báo bão có khả năng đổ bộ hoặc uy hiếp đến khu vực quản lý của các đơn vị trực thuộc Tổng công ty), các đơn vị triển khai ngay các yêu cầu của Tổng công ty được nêu trong Công điện. Ngoài ra, các đơn vị cần báo cáo (theo Phụ lục đính kèm) về Tổng công ty (Ban An toàn) việc rà soát lại công tác chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó với thiên tai.
3/ Thông tin trong thời gian lụt bão xảy ra: để đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt kể cả trong lúc bão lụt, các đơn vị thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng theo Quy định của Phương án số 3600/EVN SPC-CNTT ngày 15/5/2017 về việc Phương án PCTT&TKCN đối với hệ thống mạng viễn thông dung riêng và công nghệ thông tin tại Tổng công ty Điện lực miền Nam;
Việc báo cáo trong suốt thời gian xảy ra lụt bão: các đơn vị trực thuộc gửi báo cáo theo quy định (được nêu rõ trong Công điện cảnh báo bão gần) về Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Tổng công ty (Ban An toàn) để tổng hợp và báo cáo lãnh đạo Ban Chỉ huy.
Ngoài việc báo cáo như đã nêu trên, các đơn vị lưu ý báo cáo đúng thời hạn trên trang web thông tin PCTT&TKCN của Tập đoàn.
4/ Nhiệm vụ Trực ban trong thời gian xảy ra thiên tai:
-                Việc thực hiện Trực ban trong thời gian xảy ra thiên tai nhằm giúp lãnh đạo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN theo dõi tình hình thực tế một cách liên tục và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi tình huống đòi hỏi.
-                Nhiệm vụ của trực ban:
+ Cấp Tổng công ty: nhận thông tin, báo cáo từ các đơn vị; Tổng hợp tình hình hiện trạng của lưới điện và nhà xưỡng khi có thiên tai để báo cáo lãnh đạo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Tổng công ty và Tập đoàn. Báo cáo trên trang web PCTT của Tập đoàn. Tham dự Đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với thiên tai của các Công ty và tham mưu cho Ban Chỉ huy Tổng công ty các giải pháp để khắc phục nhanh chóng các sự cố hư hỏng do thiên tai gây ra. 
+ Cấp Công ty: nhận thông tin, báo cáo từ các Điện lực; Tổng hợp tình hình hiện trạng của lưới điện và nhà xưỡng do Công ty quản lý để báo cáo lãnh đạo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Công ty khi có thiệt hại do thiên tai gây ra. Báo cáo trên trang web PCTT của Tập đoàn.  Tham dự Đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với thiên tai tại hiện trường các Điện lực và tham mưu cho Ban Chỉ huy Công ty các giải pháp để khắc phục nhanh chóng các sự cố hư hỏng do thiên tai gây ra.
+ Cấp Điện lực: nắm bắt tình hình thực tế của lưới điện và nhà xưỡng khi xảy ra thiên tai trên địa bàn quản lý; Lập báo cáo chi tiết gửi về Trực ban Công ty và báo cáo trên trang web PCTT của Tập đoàn.       
Trên đây là các giải pháp củng cố cho 02 nội dung được nêu trong Thông báo 9510/TB-EVN SPC ngày 30/11/2017 của Tổng công ty, đề nghị các đơn vị triển khai ngay, nhằm giúp công tác ATLĐ, phòng chống TNLĐ và PCTT & TKCN của đơn vị được củng cố ngày càng tốt hơn.
     
Nơi nhận:
- Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc (qua Eoffice thay b/cáo);
- Các Ban nghiệp vụ Tcty (qua Eoffice để p/hợp);
-  Các đơn vị thành viên (qua Eoffice để t/hiện);
- Lưu: VT, AT (HQ.02).
KT.TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC





Hồ Quang Ái



Phụ lục: Báo cáo nhanh công tác chuẩn bị ứng phó với thiên tai

TỔNG CÔNG TY 
ĐIỆN LỰC MIỀN NAM
CÔNG TY ĐIỆN LỰC: 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

  Số:                 /BC-PC…
                        ………….., ngày    tháng     năm 201


BÁO CÁO NHANH 
Công tác chuẩn bị ứng phó cơn bão số …….


Nhận được công điện khẩn số ….. về việc cảnh báo bão số …. Công ty Điện lực ….đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai các biện pháp ứng phó nhằm giảm thiểu các thiệt hại nếu có do thiên tai gây ra. Đơn vị đã triển khai các việc sau nhằm sẵn sàng ứng phó với cơn bão số …..
1/ Kiểm tra hành lang lưới điện và các khu vực xung yếu: Kết thúc lúc nào?; Củng cố khắc phục gì?.
2/ Phương án cắt điện và cấp điện cho các phụ tải trọng yếu khi bão đổ bộ?. Việc phối hợp và Thông báo cho chính quyền địa phương?.
3/ Ứng trực: Địa điểm, nhân lực, phương tiện, thông tin liên lạc, thời gian bắt đầu ứng trực: báo cáo cụ thể từng địa điểm và số lượng?.
4/ Vật tư, thiết bị, phương tiện, phương án để khắc phục sau khi bão lũ đi qua?. Việc sẵn sàng điều động khi có yêu cầu từ Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp trên.

Nơi nhận:
- Thành viên thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Tổng công ty (để b/cáo);
- Lãnh đạo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Công ty (để b/cáo);
- Lưu: VT, AT.

TRƯỞNG BAN PCTT&TKCN
(hoặc PHÓ TRƯỞNG BAN T.TRỰC)
(Ký tên và nêu rõ họ tên)


Đã ký






Danh mục:

  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.