Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

Kế hoạch tổng hợp ATLĐ Cong trinh Dien - 0919267722


(Click here... Sao chép file nén)
ke hoach tong hop



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc


CÔNG TY XÂY LẮP ĐIỆN

xxx


Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………


KẾ HOẠCH TỔNG HỢP VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG


Tên gói thầu: Gói thầu số ……………………

Tên công trình: ………………………………



Chủ đầu tư: Công ty Điện lực Tiền Giang.


ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

HUYỆN ……………………….. – TỈNH TIỀN GIANG




                                                 Tiền Giang, ngày     tháng    năm 20            

                                                                             Giám Đốc







                                         Tháng 11 năm 2017






MỤC LỤC

Phần 1. Chính sách về quản lý an toàn lao động và các phụ lục liên quan.

Phần 2. Sơ đồ tổ chức của bộ phận quản lý an toàn lao động; trách nhiệm của các bên có liên quan và các phụ lục liên quan.

Phần 3. Quy định về tổ chức huấn luyện về an toàn lao động và các phụ lục liên quan.

Phần 4. Quy định về các chu trình làm việc đảm bảo an toàn lao động và các phụ lục liên quan.

Phần 5. Hướng dẫn kỹ thuật về an toàn lao động và các phụ lục liên quan.

Phần 6. Tổ chức mặt bằng công trường và các phụ lục liên quan.

Phần 7. Quy định về quản lý an toàn lao động đối với dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân và các phụ lục liên quan.

Phần 8. Quản lý sức khỏe và môi trường lao động và các phụ lục liên quan.

Phần 9. ng phó với tình huống khẩn cấp và các phụ lục liên quan.

Phần 10. Hệ thống theo dõi, báo cáo công tác quản lý an toàn lao động định kỳ, đột xuất và các phụ lục liên quan

Phần 11. Các phụ lục, biểu mẫu, hình ảnh kèm theo gồm:

a./ Các biểu mẫu, hình ảnh liên quan công trình thi công.

b./ Tài liệu, các quy định an toàn lao động, bài giảng huấn luyện an toàn, kỹ thuật thi công công trình điện;

c./ Các hồ sơ liên quan năng lực công tác, làm việc và an toàn vệ sinh lao động trong quá trình đã qua (hồ sơ lưu lại về lịch sử hoạt động của Doanh nghiệp).








KẾ HOẠCH TỔNG HỢP VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

Tên đơn vị nhận thầu : Doanh nghiệp tư nhân XX

(Gọ tắt là Doanh nghiệp)

====================================

Căn cứ Luật Xây dựng: 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động;

Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn lao động và quan trắc môi trường lao động;

Căn cứ Thông tư 04/2017/TT-BXD ngày 30/03/2017 của Bộ Xây dựng về quy định quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.

Nhằm đảm bảo an toàn toàn lao động cho con người và thiết bị trong quá trình thi công xây dựng công trình, Doanh nghiệp tư nhân XXX lập  Kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động theo  hướng dẫn, quy định của thông tư 04/2017/TT-BXD ngày 30/03/2017 của Bộ Xây dựng, cụ thể thực hiện theo Điều 4 và phụ lục 1 của  Thông tư này, cụ thể như sau:

Tổng quan về công trình thi công : Giới thiệu tổng quát về công trình theo thuyết minh  dự toán  (Đính kèm Phụ mục TQ 01).






PHẦN THỨ NHẤT

I.              Chính sách về quản lý an toàn lao động (ATLĐ):

(các nguyên tắc cơ bản về quản lý an toàn lao động; các quy định của pháp luật; lập kế hoạch, phbiến và tổ chức thực hiện).

Để bảo đảm an toàn lao động về người và thiết bị trong thi công xây dựng công trình, phòng chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; Doanh nghiệp đã xây dựng chính sách ATVSLĐ bao gồm công tác quản lý ATVSLĐ, đảm bảo các điều kiện làm việc cho người lao động và phương án phòng tránh tai nạn lao động như sau:

1./ Quy định về chính sách an toàn vệ sinh lao động (được xây dựng theo hướng dẫn thông tư, nghị định) của Doanh nghiệp chúng tôi theo phương châm – Slogan « An toàn để sản xuất, an toàn cho phát triển ; An toàn lao động cho mọi người ». Cụ thể là:

a./ Chính sách ATLĐ là các hoạt động thi công trên tất cả các công trình phải an toàn và hiệu quả. Việc tuân thủ những nguyên tắc an toàn lao động, vệ sinh môi trường và sức khoẻ nghề nghiệp là điều kiện tiên quyết trong tất cả các hoạt động của Doanh nghiệp.

b./ Hệ thống an toàn lao động được triển khai toàn diện thông qua sự quan tâm hướng dẫn biện pháp thi công, quy trình sử dụng trang thiết bị và huấn luyện đối sát hạch đạt yêu cầu đối với tất cả người lao động. Thiết lập và duy trì môi trường làm việc an toàn, phấn đấu loại trừ các mối nguy hiểm có thể xảy ra dẫn đến gây tai nạn thương tích cho người và thiệt hại tài sản. Định kỳ tổ chức khám sức khỏe cho người lao động đúng chế độ của thông tư quy định; đồng thời quản lý sức khỏe người lao động đủ sức khỏe đảm nhiệm công việc phù hợp.

c./ Doanh nghiệp có các kế hoạch, hành động thi đua để kiểm soát điều kiện môi trường làm việc phù hợp với pháp luật hiện hành. Tổ chức các chế độ kiểm tra định kỳ, đột xuất hạn chế thấp nhất vi phạm quy trình lao động.

d./ Doanh nghiệp đảm bảo thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền, huấn luyện về an toàn lao động để tất cả người làm việc trong điều kiện an toàn nhất, tự giác nhất.

e./ Tiêu chí xây dựng chính sách an toàn lao động này nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành quy trình cho tất cả người có trách nhiệm về an toàn lao động cho chính bản thân và cho những người làm việc xung quanh.


2./ Về an toàn cho người lao động: Xây dựng kế hoạch phòng tránh tai nạn lao động (TNLĐ) đối với công việc nguy hiểm nặng nhọc bao gồm tài liệu phổ biến pháp luật về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), quy trình an toàn điện của EVN năm 2014; lập kế hoạch và có tài liệu huấn luyện phòng tránh TNLĐ khi làm việc trên cao, làm việc gần nơi có điện áp, cẩu kéo vật nặng. (Phụ lục I-1save Tài liệu huấn luyện ngã cao, cẩu kéo vật nặng ; kế hoạch phòng tránh TNLĐ).

          3./ Về công tác kiểm tra, kiểm định trang cụ: Các trang cụ (1) an toàn, đo lường, thi công được kiểm tra, tự kiểm tra theo quy định và quản lý kiểm định theo thông tư, nghị định (2) các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn (Máy cẩu, Tời, plan có tải trọng từ 1 tấn trở lên). Đính kèm hồ sơ kiểm định theo NĐ44/CP ngày 15/05/2016 hướng dẫn thực hiện Luật AT, trong đó có nội dung kiểm định thiết bị có yêu cầu an toàn nghiêm ngặt; Phụ lục I-2 .      

          4./ Đơn vị thi công đã nghiêm cứu dự án lập Kế hoạch tổng thể về phương án thi công công trình và đề ra chương trình, thời gian thực hiện bảo đảm an toàn và chất lượng đồng thời tổ chức sinh hoạt cho mọi người tham gia công trình nắm vững: Biện pháp an toàn, kỹ thuật thi công, bố trí nhân sự, tiến độ thi công và bố trí phụ kiện hợp lý… Đính kèm biên bản sinh hoạt triển khai kế hoạch thi công trước khi thi công công trình, Phụ lục I-3








         




PHẦN THỨ HAI

II. Sơ đồ chức tổ chức của bộ phận quản lý về an toàn lao động; trách nhiệm của các bên có liên quan:

          - Có xây dựng sơ đồ Tổ chức quản lý điều hành ATLĐ và phân công trách nhiệm từng cấp trong Doanh nghiệp. (Phụ lục II-1).

- Có quyết định thành lập Bộ phận Hội đồng an toàn vệ sinh lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 39/2016/NĐ-CP và tổ chức thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động đối với phần việc do mình thực hiện. (Phụ lục II-2 Quyết định thành lập…)  và phân công nhiệm vụ các thành viên trong hội đồng ATVSLĐ, Phụ lục II-2B.

Trước công trình Giám đốc phổ biến công việc và địa điểm cho các cán bộ từ cấp Đội trở lên nắm vững. Sinh hoạt độ khó, nguy hiểm và địa bàn phức tạp và thảo luận biện pháp AT thi công, chuẩn bị phương tiện, điểm tập kết.

          Trong công trình Giám đốc tổ chức kiểm tra tại hiện trường lao động và chất lượng công trình.  Cán bộ Giám sát B và Cán bộ an toàn kiểm tra chất lượng thi công, vậ tư thiết bị và kiểm tra ATVSLĐ. (Phụ lục II-3 Biểu mẫu. Biên bản kiểm tra ATLĐ tại hiện trường làm việc)

          Sau công trình Doanh nghiệp tự tổ chức kiểm tra theo chất lượng, khối lượng và bản vẽ hoàn công đúng quy định. Thông báo chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu theo quy trình.












PHẦN THỨ BA

III.        Quy định về tổ chức huấn luyện về ATVSLĐ:

(bồi dưỡng huấn luyện cho các đối tượng là người phụ trách công tác an toàn lao động, người làm công tác an toàn lao động, người lao động; kế hoạch huấn luyện định kỳ, đột xuất).

- Tất cả mọi người lao động đều đủ sức khỏe, được kiểm tra sức khỏe theo quy định Bộ Y Tế, đủ tuổi đời làm việc theo quy định. Đối với các tất cả các đối tượng lao động được phân nhóm huấn luyện thành 6 nhóm theo nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn (hoặc thông tư nghị định hiện hành) và được huấn luyện, sát hạch an toàn vệ sinh lao động đạt yêu cầu. Đính kèm Phụ lục III-1 Danh sách huấn luyện ATVSLĐ do cơ quan thẩm quyền ký cấp cho người sử dụng lao động và người lao động  giấy chứng nhận hoặc thẻ an toàn đúng mẫu, đúng quy định.

Ngoài ra, định kỳ hàng quý hoặc đột xuất khi có sự việc liên quan và trước khi thi công công trình Đơn vị đề có tổ chức sinh hoạt về ATVSLĐ cho người lao động đúng chức năng công việc phù hợp. Phụ lục III-2KT

















PHẦN THỨ TƯ

IV. Quy định về các chu trình làm việc đảm bảo ATLĐ:

(chu trình làm việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc đi với các công việc có yêu cầu cụ thể).

- Công trình này sẽ thống nhất với chủ đầu tư về thời gian khởi công và hoàn thành. Cụ thể Doanh nghiệp lập kế hoạch thi công về qua thời gian tiến độ thi công từng hạng mục công trình với Chủ đầu tư. Phụ lục IV-1

- Trước khi thi công Doanh nghiệp phối hợp đơn vị liên quan  Giám sát A khảo sát hiện trường làm việc, làm cơ sở lập kế hoạch tổng thể về phương án thi công công trình điện (Phụ lục IV-3); (Phụ lục IV-3B) ; làm cơ sở sinh hoạt, triển khai với Đơn vị thi công (ĐVTC) nắm vững địa hình, công việc sắp thực hiện và nhắc nhở an toàn điện, an toàn thi công nhằm không để xảy ra tai nạn lao động (TNLĐ). Tại mỗi hạng mục công trình, Đội thi công sẽ lập “Phương án thi công công trình điện” hoặc lập biên bản khảo sát hiện trường  (Sau khi phối hợp với đơn vị trực tiếp quản lý lưới điện khảo sát thực tế hiện trường công tác và đăng ký công tác trên lưới điện). Phụ lục IV-2




























PHẦN THỨ NĂM

V. Hướng dẫn kỹ thuật an toàn lao động:

(các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến rơi, ngã; các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến máy, thiết bị vật tư sử dụng trong thi công xây dựng công trình; công trình lân cận; các biện pháp ngăn ngừa tai nạn giao thông và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động khác có liên quan).

          - Đã xây dựng Bộ tài liệu huấn luyện an toàn lao động và thi công phù hợp công việc và hướng dẫn biện pháp ngăn ngừa phòng tránh TNLĐ, bao gồm nội dung làm việc gần nơi có điện áp, làm việc trên cao; hướng dẫn sử dụng bảo quản các dụng cụ thi công, dụng cụ an toàn; biện pháp an toàn kích căng dây, dựng trụ điện bằng thủ công hoặc bằng máy cẩu… (Đính kèm tài liệu Bộ tài liệu huấn luyện, Phụ lục V-1TL1save, TL3save, TL4save, TL5save)

          - Việc tập huấn và hướng dẫn lại cho người lao động này đều có lập biên bản sinh hoạt an toàn cho mọi người tham gia ký tên. (Đính kèm Biên bản sinh hoạt có chữ ký người tham gia, Phụ lục V-2).






























PHẦN THỨ SÁU

VI. Tổ chức mặt bằng thi công tại công trình cụ thể:

(các yêu cầu chung; đường đi lại và vận chuyển; xếp đặt nguyên vật liệu, nhiên liệu, cấu kiện thi công và các yêu cầu tổ chức mặt bằng công trường khác có liên quan).

          - Để thuận lợi thực hiện thi công công trình, Doanh nghiệp tổ chức khảo sát và lập phương án thi công bao gồm lưu ý phần đi lại di chuyển, sắp xếp nguyên liệu, tổ chức mặt bằng công trường tại từng vị trí.

- Được thể hiện trong phương án thi công tại mục V- Vận chuyển, vật tư thiết bị và TT liên lạc ngoài ra Doanh nghiệp đã bố trí sắp xếp nguyên vật liệu và đường vận chuyển an toàn thuận lợi như sau (Phụ lục VI-1).




































PHẦN THỨ BẢY

VII. Quy định về quản lý ATLĐ đối với dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân:

(mũ bảo hộ; đai, áo an toàn; phương tiện bảo vệ cho mắt, tai, mặt, tay, chân; áo phao; mặt nạ thở, phòng độc; hộp sơ cứu và các dụng cụ, phương tiện khác có liên quan).

          - Các trang cụ ATVSLĐ và phương tiện bảo vệ cá nhân, đã được Doanh nghiệp theo dõi quản lý và kiểm tra ghi  Hạn Sử Dụng trên dụng cụ.

          Có lập Sổ theo dõi kiểm tra Dây đai an toàn, dụng cụ sơ cấp cứu, phương tiện liên quan (Đính kèm Sổ theo dõi kiểm tra dụng cụ an toàn, đo lường, thi công, Phụ lục VII-1 và Bộ tài liệu Quy định hướng dẫn sử dụng và bảo quản các dụng cụ an toàn, đo lường, thi công, Phụ lục VII-2save).

Ngoài ra, để kịp thời ứng cứu khẩn cấp, đơn vị có trang bị bộ nẹp, hộp sơ cấp cứu chấn thương.

                 































PHẦN THỨ TÁM

VIII. Quản lý sức khỏe và môi trường lao động:

(Hệ thống quản lý sức khỏe, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động và các hệ thống khác liên quan đến quản lý sức khỏe và môi trường lao động).

1. Biện pháp quản lý sức khỏe người lao động trong và sau thi công:

-  Hàng năm và 6 tháng người lao động được khám sức khỏe định kỳ theo quy định, sức khỏe tốt, đât yêu cầu do cơ quan y tế xác nhận mới được làm việc. Có danh sách theo dõi tại Doanh nghiệp và phân loại sức khỏe theo quy định Bộ Y tế, Phụ lục VIII-1 ; đồng thời đính kèm hồ sơ khám sức khỏe của Cơ quan y tế đủ chức năng (Điều kiện tiên quyết).

- Tất cả các công nhân phải được trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ, nón an toàn, giầy bảo hộ… tối thiểu theo quy định và theo tính chất công việc của mình. Phải chuẩn bị đủ ánh sáng khi làm việc ban đêm, trời tối. Mang dây đai an toàn khi leo cao từ 2 mét trở lên. Sử dụng dây quành phụ vượt chướng ngại vật hoặc khi di chuyển vị trí làm việc trên cao.

- Người giám sát thường xuyên nhắc nhở tại các vị trí làm việc trên cao. Kiểm tra chân trụ trước khi làm việc. Tránh rơi đồ nguy hiểm, nhắc nhở mọi người đứng xa góc trụ từ 3 mét.

- Người lao động được bồi huấn làm việc tuân thủ theo: Luật an toàn VSLĐ, thông tư 31/2014 của Bộ Công thương ngày 02/10/2014 Quy định chi tiết một số nội dung về An toàn điện và Qui trình an toàn điện  hiện hành của Tập đoàn Điện Lực Việt Nam.


2. Biện pháp vệ sinh môi trường trong và sau thi công:

- Không được làm việc khi trời có mưa giông gió cấp 4, nơi trơn trợt. Công nhân làm việc phải trang bị phương tiện cá nhân, quần áo bảo hộ lao động và đủ ấm khi trời giá rét.


- Hàng ngày thường xuyên tổ chức thu dọn mặt bằng, chất thải trên công trường sau khi thi công được sạch sẽ trả lại mặt bằng như trạng thái ban đầu.

- Khi thi công hạn chế đến mức thấp nhất các tiếng ồn, khói bụi đặt biệt ở những nơi đông dân cư, chợ, bệnh viện, trường học ….

- Nơi đông dân cư đặt biển công trường, rào chắn tại đường giao thông để an toàn cho mọi người.

          - Hướng dẫn người lao động an toàn điện làm việc gần nơi có điện và hiểu rõ khoảng cách an toàn phóng điện cao áp và khoảng cách an toàn làm việc khi có rào chắn, khi không có rào chắn đối với các cấp điện áp.

Để bảo đảm biện pháp vệ sinh môi trường trong và sau thi công Doanh nghiệp có xây dựng quy định vệ sinh môi trường thi công công trình: Đính kèm Phụ lục VIII-2, đồng thời tổ chức sinh hoạt quy định này cho Đội thi công trước khi làm công trình, đính kèm Phụ lục VIII-B.


PHẦN THỨ CHÍN

IX. Ứng phó tình huống khẩn cấp :

(Mạng lưới thông tin liên lạc, các QT ng phó với tình huống khẩn cấp có liên quan).

* Để ứng phó kịp thời Doanh nghiệp đã lập Phương án ứng cứu khẩn cấp tai nạn lao động phổ biến cho người lao động nắm vững. (Phụ lục IX-1Bài 7save)

Ngoài ra, định kỳ trước khi thi công công trình Doanh nghiệp đề có tổ chức tập huấn nội dung và phương pháp ứng cứu khẩn cấp khi có tai nạn xảy ra, cụ thể:

Bài 2. Sơ cấp cứu gãy xương tại hiện trường. Phụ lục IX-2 Bài 2save.

Bài 6.  Tách nạn nhân bị điện giật ra khỏi mạch điện và PP hô hấp nhân tạo. Phụ lục IX-3 Bài 6save.

          - Nhằm bảo đảm ứng cứu kịp thời khi xảy ra tình huống khẩn cấp, Doanh nghiệp đã lập biểu ghi số điện thoại, thông tin liên lạc trong nội bộ và cơ quan liên quan, phổ biến đến các cán bộ khung nắm vững, kể cả số điện thoại ứng cứu: 113, 114, 115 (Đính kèm danh sách thông tin liên lạc. Phụ lục IX-1)

          - Doanh nghiệp thường xuyên tập huấn tình huống khẩn cấp sơ cấp cứu tai nạn lao động, hô hấp nhân tạo, tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện… (Đính kèm biên bản tập huấn. Phụ lục IX-2)

          - An toàn về công tác PCCC và ứng phó sự cố điện cháy nổ khẩn cấp: Trong quá trình thi công đấu nối lưới điện ĐVTC phối hợp chặt chẽ với đơn vị quản lý lưới điện, kiểm tra an toàn khi đóng điện không để xảy ra cháy nổ khẩn cấp (Có biên bản thỏa thuận đấu nối. Phụ lục IX-3).

+ Doanh nghiệp có thực hiện kiểm tra các thiết bị, dụng cụ thi công có khả năng cháy nổ bảo đảm an toàn trước khi đưa vào sử dụng như xe cẩu tải, máy móc động cơ xăng (theo Catalogue trang cụ, thiết bị).

         

















PHẦN THỨ MƯỜI

X. Hệ thống theo dõi, báo cáo công tác quản lý ATVSLĐ định kỳ, đột xuất:

          1./ Theo dõi và báo cáo thực hiện tổng thể kế hoạch về ATVSLĐ định kỳ. (Đính kèm báo cáo thực tế tại thông tư đã quy định. Phụ lục X-1)

          2./ Báo cáo tình hình tai nạn lao động cho Sở LĐTBXH và sự cố mất an toàn lao động. (Đính kèm báo cáo thực tế theo biểu mẫu của thông tư quy định. Phụ lục X-2).

Phụ lục X-2B, Khai báo khi Doanh nghiệp có TNLĐ xảy ra.

Phụ lục X-2C, Khai báo khi có TNLĐ đối với đối tượng không có Hợp đồng lao động (nếu có).

          3./ Chia sẻ thông tin tránh tai nạn lao động tái diễn đã tổ chức sinh hoạt an toàn nâng cao nhận thức cho người lao động trong Doanh nghiệp. (Biên bản sinh hoạt nếu có. Phụ lục X-2D)


































PHẦN THỨ MƯỜI MỘT

XI. Các phụ lục, biểu mẫu, hình ảnh kèm theo để thực hiện:

          (Đính kèm hồ sơ báo cáo, phụ lục từng nội dung kế hoạch tổng hợp và hình ảnh liên quan).


          Trên đây là Kế hoạch tổng thể về an toàn lao động của Doanh nghiệp tư nhân XXX.

Kính trình Công ty Điện lực Tiền Giang chấp thuận để đơn vị chúng tôi triển khai thi công công trình gói thầu số ……  « ………………………….. »  theo tiến độ hợp đồng đã ký kết là ……. ngày kể từ khi có lệnh khởi công của Chủ đầu tư./.


Tiền Giang, ngày     tháng    năm 2017
Tiền Giang, ngày     tháng    năm 2017
CÔNG TY ĐIỆN LỰC TIỀN GIANG
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN ……….
Giám đốc
Giám đốc



 

  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.