Tụ bù và Coss phi - Giảm tổn thất - MS 2468
Sưu tầm
Hôm nay mình sẽ chia sẻ về "Tụ bù". Đây là một thiết bị rất quan trọng trong công nghiệp và có rất nhiều quy định của điện lực về sản phẩm này. Tụ bù là một loại thiết bị ngành điện được lắp đặt trong hệ thống điện với tác dụng nâng cao hệ số công suất cosϕ. Vậy hệ số cosϕ là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến việc sử dụng điện của chúng ta?
Đầu tiên là mọi người cần biết công suất truyền từ nguồn đến tải (thiết bị sử dụng) có 2 thành phần là công suất tác dụng và công suất phản kháng:
S2 = P2 + Q2
P = S. cosϕ
Q = S. sinϕ
Trong đó: S là công suất biểu kiến
P là công suất tác dụng
Q là công suất phản kháng
Hệ số cosϕ càng nâng cao thì tải sẽ sinh ra càng nhiều công hữu ích. Khi sử dụng tụ bù thì nguồn chỉ cung cấp một phần công suất phản kháng, phần còn lại do tụ bù sẽ bù vào từ đó giúp công suất tác dụng sẽ được tăng lên.
Xét đến việc truyền tải điện năng thì dòng điện sẽ làm dây bị nóng lên, và tạo ra một lượng sụt áp trên đường dây tải điện. Mà dòng điện tỉ lệ với công suất biểu kiến nên khi ta sử dụng tụ bù để bù vào phần công suất phản kháng thì sẽ giúp:
Trên đây đã trình bày về ý nghĩa của hệ số công suất cosϕ, bài sau sẽ hướng dẫn ứng dụng trong thực tế của tụ bù
Hôm nay mình sẽ chia sẻ về "Tụ bù". Đây là một thiết bị rất quan trọng trong công nghiệp và có rất nhiều quy định của điện lực về sản phẩm này. Tụ bù là một loại thiết bị ngành điện được lắp đặt trong hệ thống điện với tác dụng nâng cao hệ số công suất cosϕ. Vậy hệ số cosϕ là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến việc sử dụng điện của chúng ta?
Đầu tiên là mọi người cần biết công suất truyền từ nguồn đến tải (thiết bị sử dụng) có 2 thành phần là công suất tác dụng và công suất phản kháng:
- Công suất tác dụng là phần công suất sinh ra công hữu ích cho thiết bị đơn vị là W hoặc KW
- Công suất phản kháng là phần công suất không sinh ra công hữu ích mà sinh ra trong quá trình biến đổi điện năng thành dạng năng lượng khác hoặc từ năng lượng điện sang chính năng lượng điện (có thể gọi là thành phần từ hoá) đơn vị là VAR hoặc KVAR.
S2 = P2 + Q2
P = S. cosϕ
Q = S. sinϕ
Trong đó: S là công suất biểu kiến
P là công suất tác dụng
Q là công suất phản kháng
Hệ số cosϕ càng nâng cao thì tải sẽ sinh ra càng nhiều công hữu ích. Khi sử dụng tụ bù thì nguồn chỉ cung cấp một phần công suất phản kháng, phần còn lại do tụ bù sẽ bù vào từ đó giúp công suất tác dụng sẽ được tăng lên.
Xét đến việc truyền tải điện năng thì dòng điện sẽ làm dây bị nóng lên, và tạo ra một lượng sụt áp trên đường dây tải điện. Mà dòng điện tỉ lệ với công suất biểu kiến nên khi ta sử dụng tụ bù để bù vào phần công suất phản kháng thì sẽ giúp:
- Đường dây chỉ truyền tải dòng điện của công suất tác dụng nên sẽ mát hơn
- Nếu chúng ta chấp nhận đường dây phát nhiệt ở mức hiện tại, thì có thể bắt đường dây tải nhiều hơn
Trên đây đã trình bày về ý nghĩa của hệ số công suất cosϕ, bài sau sẽ hướng dẫn ứng dụng trong thực tế của tụ bù