Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

Phu luc I-1 Huan luyen lam viec tren cao va cau keo vat nang. KH1235



Phụ lục I-1.

Tài liệu huấn luyện an toàn làm việc trên cao, cẩu kéo vật nặng

và kế hoạch quản lý ATLĐ phòng tránh TNLĐ năm 2017.

---------------------------------

Phần I./ Chương trình kế hoạch phòng chống TNLĐ:

I.1/ Tuyên truyền huấn luyện:

          Doanh nghiệp tổ chức tập huấn cho người lao động trước và trong khi thi công công trình điện gồm các nội dung, tài liệu sau:

1./ Khi làm việc trên lưới điện Người lao động phải tuân thủ các quy định ATLĐ cụ thể như sau:

1) Không được tự ý đi làm việc khi chưa có sự phân công. Làm việc phải có lệnh công tác, phiếu công tác, phiếu thao tác.

2) Trước khi tiến hành công việc phải kiểm tra thực tế hiện trường làm việc và phải có đầy đủ các biện pháp an toàn phù hợp. Tiếp nhận bàn giao an toàn từ ĐV quan lý vận hành.

3) Kiểm tra bút thử điện, dây an toàn trước khi trèo trụ. Phải sử dụng dây     an toàn phụ trước khi trèo trụ vượt qua chướng ngại vật.

4) Cắt điện; kiểm tra không còn điện, đặt tiếp đất; đặt rào chắn; treo biển báo, tín hiệu.

Và sử dụng dây an toàn phụ sao cho trong suốt quá trình leo lên, xuống trụ và trong quá trình làm việc trên cao luôn luôn phải có 1 dây an toàn quàng vào trụ hoặc quàng vào vật cố định.


I.2/ Tổ chức khám sức khỏe định kỳ:

Mời cơ quan y tế khám sức khỏe cho người lao động theo quy định và kiểm tra sức khỏe trước khi leo trụ cao từ 50m theo quy trình làm việc trên cao.

I.3/ Treo thông báo, tranh ảnh, các thông tin ATVSLĐ tại Doanh nghiệp:

          - Biển các phương pháp cấp cứu nhân tạo;

          - PP băng bó gãy xương;

          - PP sơ cứu người gãy cột sống.




Phần II./ Biện pháp an toàn làm việc trên cao; làm việc gần nơi có điện:

II.1/ Leo trụ beton ly tâm bằng 2 ty leo và sử dụng dây an toàn có dây quàng phụ khi vượt qua chướng ngại vật.

Các động tác thực hiện:

1./ Kiểm tra và chuẩn bị:

-      Kiểm tra trang cụ cá nhân và BHLĐ đầy đủ;

-      Tay cài cúc. Nón cài quai. Mang giày phủ gót buộc dây chắc chắn;

-      Kiểm tra: trụ và móng trụ phải được quan sát trước khi leo, phải đảm bảo chắc chắn trụ không bị ngã đỗ, gãy khi có người leo lên, nếu thử điện trên trụ;

-      Kiểm tra đai an toàn và dây quàng trụ: mang đai an toàn vào người sau đó đứng dưới chân trụ quàng dây quàng trụ vào trụ đặt hai chân sát vào chân trụ ngã người ra sau 3 lần. Kiểm tra lại đai an toàn và dây quàng trụ không có dấu hiệu hư hỏng.

2./ Các động tác leo trụ: Leo trụ bằng 2 ty leo, ty thứ 3 dự phòng và để máng giữ dây quàng khi đứng trên hai ty leo.

-      Cắm 2 ty leo vào các lỗ trụ, một cách chắn chắn (sâu khoảng 3cm), 1 ty bên trái 1 ty bên phải theo hình zíc zắc. Ty thấp nhất nằm bên trái.

-      Bước chân trái lên ty leo bên trái. Hai tay ôm trụ.

-      Tiếp tục bước chân phải lên ty leo bên phải. Hai tay ôm trụ.

-      Một tay ôm trụ,  một tay quàng dây quàng trụ vào thân trụ. Dây quàng phụ máng trên vai.

-      Tiếp theo lần lượt thực hiện các bước thuận và nghịch như sau: 

+      Bước trái: Chân phải đứng chắc chắn trên ty leo, 2 tay ôm trụ. Chân trái tì thẳng dọc theo thân trụ, chân phải chùng gối, tay trái chồm xuống lấy ty leo bên trái. Sau đó, đứng thẳng tay trái cắm ty leo vào lỗ trụ bên trái.

+      Bước phải:  Chân trái đứng chắc chắn trên ty leo, 2 tay ôm trụ. Chân phải tì thẳng dọc theo thân trụ, chân trái chùng gối, tay phải chồm xuống lấy ty leo bên phải. Sau đó, đứng thẳng, tay phải cắm ty leo vào lỗ trụ bên phải.

* Khi leo xuống làm động tác ngược lại. Ty leo thứ 3 dự phòng và làm vị trí máng dây AT khi làm việc.

3./ Động tác vượt chướng ngại vật:

-      Cắm hai ty leo ngang bằng nhau, ở vị trí sao cho chướng ngại vật nằm ngang vào khoảng giữa rốn và ngực.

-      Hai chân đứng trên hai ty leo ngang bằng nhau.

-      Quàng dây quàng trụ thứ hai vào phần trụ phía trên chướng ngại vật.

-      Mở dây quàng thứ nhất ra quàng lên vai.

-      Tiếp tục thực hiện động tác leo trụ.

* Khi leo xuống thì thực hiện tương tự ngược lại.


II.2/ An toàn là việc gần nơi có điện:

   Cần cắt điện những phân đoạn để đảm bảo an toàn khi làm công việc:

1.  Phần có điện mà cần phải làm việc ở đó;

2.  Phần có điện mà khi làm việc có thể chạm vào đó;

3.  Phần có điện gần người làm việc với khoảng cách nhỏ hoặc bằng hơn các khoảng cách ứng với từng cấp điện áp theo bảng sau:

Cấp điện áp (kV)
Khoảng cách đến phần mang điện (m)
Từ 1 đến 15
0,7
Trên 15 đến 35
1,0
Trên 35 đến 110
1,5
220
2,5
500
4,5

          Trong trường hợp phần có điện gần người làm việc (với khoảng cách nhỏ hơn bảng trên) mà không thể cắt điện được thì phải làm rào chắn. Khoảng cách từ rào chắn đến phần mang điện quy định theo bảng sau:

Cấp điện áp (kV)
Khoảng cách nhỏ nhất (m)
Đến 15
0,35
Trên 15 đến 35
0,6
Trên 35 đến 110
1,5
220
2,5
500
4,5

          Yêu cầu, cách thức đặt rào chắn, treo biển báo, tín hiệu thực hiện theo quy định tại Điều 17 và 18 Quy trình an toàn điện và được xác định tùy theo điều kiện cụ thể, tính chất công việc do người chuẩn bị nơi làm việc, người cho phép hay người chỉ huy trực tiếp chịu trách nhiệm.


Phần III./ Biện pháp an toàn làm việc cẩu kéo vật nặng:

1/ Xe cần cẩu, xe thang và xe nâng di động khi làm việc gần nơi có điện cần phải thực hiện thêm biện pháp an toàn:

Khi làm việc ở gần nơi có điện bệ xe cần cẩu, xe thang và xe nâng di động phải được nối đất.

Bảo đảm khoảng cách an toàn phóng điện theo quy định HL lưới điện cao áp. Cụ thể đường dây 22km là 2 mét.

          2/ Khi làm việc với tải cẩu:

          Không được đứng dưới tải; Định kỳ hàng năm phải được TT kiểm định kiểm tra cảu tải.

          Vật tải phải được buộc chắc chắn bằng dây thép hoặc dây luộc bảo đảm chịu lực. Cáp tải phải kiểm tra thường xuyên, khi mòn 10% phải thay mới.

          Khi nâng vật lên cao 0,5m phải dừng lại kiểm tra AT.

=================================

Danh mục:

  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.