Phuong phap phan tich danh gia RUI RO
Phương pháp phân tích, đánh giá rủi ro TNLĐ
I. Đánh giá rủi ro, cần tổ chức hệ thống như
sau:
1./ Đối với Lãnh đạo phải:
- Xác định rủi ro liên quan đến các hoạt động hiện hữu của doanh
nghiệp.
- Thiết lập tiêu chuẩn rủi ro, dưa trên quy định các tiêu chuẩn và quy chế AT vệ sinh lao động.
2./ Nghiên cứu về điều kiện môi trường làm việc như nắng, gió, mưa, không gian làm việc và mặt bằng làm việc.
3./ Đối với cán bộ an toàn “không
thể là quyền rơm” mà CBAT phải có quyền hạn và năng lực trong quy định
BHLĐ, đồng thời được đơn vị hỗ trợ quan tâm công tác AT, song song đó, yêu cầu
CBAT phải là người nhiệt quyết về công tác KTAT.
4./ Hệ thống đánh giá rủi
ro phải có nhiều người và nhiều bộ phận, cùng
ngồi lại phân tích nguyên nhân điều kiện làm việc, xây dựng được mặt bằng nơi làm
việc thông thoáng, điều kiện trang bị che chắn AT lao động… từ đó, phân tích, đánh giá rủi ro cho từng loại
hình công việc. Ví dụ như loại hình công việc:
- Leo cao vượt chướng ngại vật và sửa chữa điện.
- Thao tác DS, FCO.
- Di chuyển vị trí làm việc trên trụ.
- Sử dụng tifor treo máy biến áp…
II. Nguyên tắc đánh giá rủi ro:
1./ Nhận diện sự việc: Nhìn nhận cụ thể sự việc nào
đó một cách tường tận mà sự việc đó có nguy cơ tiềm ẩn gây ra TNLĐ để phân tích,
đánh giá rủi ro.
Sau đó, phải kiểm tra, kiểm soát quá trình sau đánh giá rủi ro đã
được áp dụng thử an toàn và ổn định, mới vào quy trình quy định áp dụng rộng rãi.
- Vì
vậy phải phân tích rõ thường xuyên là thế nào?
- Định
kỳ là thế nào?
- Và đột
xuất là thế nào?
* Trường
hợp loại hình nào thuộc dạng có nguy cơ lớn thì ưu tiên giải quyết trước hoặc
là chỉ dẫn cảnh báo. Cụ thể như việc treo biển báo tại vị trí nguy hiểm trên lưới điện.
3./ Quan điểm khách quan: Phân tích đánh giá phải
đứng trên quan điểm khách quan, chủ động, minh bạch. Không
vì chi phí tốn kém hoặc lý do nào đó mà mà phân tích theo chiều hướng chủ
quan, áp đặt.
Định nghĩa: Phương
pháp đánh giá rủi to là hệ thống chia công việc ra thành nhiều bước nhỏ, xác định nguy hiểm từng
bước nhỏ đó. Sau đó, đánh giá khả năng xảy ra rủi ro từng bước, rồi đề ra biện pháp ngăn chặn và bảo vệ.
+ Lưu đồ:
Các bước đánh giá rủi ro trong công việc:
Ví dụ: Chứng minh về việc đánh giá rủi ro khi đi xe máy chuyển hướng qua đường.
Công việc chạy xe chuyển hướng qua đường
rẽ trái. Nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn giao thông bao gồm:
-
Xe phía sau đụng hoặc va quẹt
khi rẽ trái.
-
Va quẹt với xe bên cạnh chạy
song song.
-
Xe phía trước đụng trực tiếp
nguy hiểm.
(*) Các bước phân tích, đánh giá rủi ro tai nạn giao thông như sau:
Bước 1: Chọn sự việc chạy xe máy rẽ trái.
Bước 2: Chia nhỏ công việc thành từng bước gồm:
a./ Chuẩn bị rẽ trái.
b./ Chuyển sang trái đến gần line chính giữa.
c./ Chạy qua đến lề trái.
Bước 3: Xác định nguy hiểm từng sự việc nhỏ.
o Xe bị va quẹt khi chuẩn bị rẽ
trái.
o Đến
line giữa đường: Có xe ngược chiều va quẹt.
Bước 4: Đánh giá rủi ro có thể xảy ra..
o Chuẩn
bị rẽ trái: Có xe chạy song song
o Đến
line giữa đường: Có xe ngược chiều chạy đến.
o Khi chạy
sang lề trái: Có xe từ ngã ba chạy ra có thể va quẹt.
Bước 5: Đề ra biện pháp AT tránh va quẹt.
o Chuẩn
bị rẽ trái: Nhìn kính chiếu hậu, nhìn trực tiếp về sau.
o Đến
line giữa đường: Nếu phía trước có xe thì dừng lại gần line chính giữa và trước
đó phải nhìn kính chiếu hậu xem có xe phiá sau hay không.
o Chạy
sang lề trái: Nếu có xe từ ngả ba chạy ra thì nhường hoặc qua trước nếu thấy
AT.
Bước 6: Ổn định vận hành xe máy tham gia giao
thông tiếp tục.
* Lưu ý 1: Sau khi thực hiện sẽ kiểm tra lại khả năng
còn xảy ra rủi ro hay không để thực hiện cảnh báo quay lại Bước 5. hoặc rút kinh nghiệm đánh giá để thực hiện biện pháp AT tốt
hơn cho lần sau bảo đảm an toàn tham gia giao thông.
* Lưu ý 2: Cần phân tích rõ sự việc trên trong từng
điều kiện sức khoẻ con người:
(1)
Điều kiện bình thường tinh thần người lái xe tĩnh táo, minh mẫn.
(2)
Điều kiện đang nôn nóng công việc và vội vã.
(3)
Điều kiện say rượu bia, mất tập trung.
* Lưu ý 3: Tuy
nhiên, nếu cá nhân đã hiểu và phân tích rõ nguyên nhân và sự rủi ro về tai
nạn thì khả năng an toàn trong các trường hợp sẽ tốt hơn.
Song song đó, cần phải thuần thục phương
pháp phân tích rủi ro từng loại công việc mình sẽ gặp trong cuộc sống và công
tác, nhất là đối với những ngành điện có sự nguy cơ ngã cao và tiếp cận với các
cấp điện áp.
*********************************
Bài thực tập
tại đơn vị:
Đề nghị tự bản thân phân tích rõ công việc của mình để
phân chia thành từng việc nhỏ và
đánh giá rủi ro nguy cơ TNLĐ trong công tác của mình. Những công việc như sau:
a./ CN leo lên lưới điện thay sứ đứng sau đó leo
xuống.
b./ 2
CN thay bóng đèn.
c./ 2
CN kéo dây brachement, một người trên trụ và 1 người dưới đất.
**********************************