6996 Kịch bản - Biện pháp an toàn khi thử điện đường dây, thiết bị điện.
KỊCH BẢN
BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI THỬ ĐIỆN
ĐƯỜNG DÂY – THIẾT BỊ TRUNG HẠ ÁP
(21/06/2017 - KS: Nguyễn Hoàng Lực)
STT
|
Nội dung
|
Ghi chú
|
Diễn giải
- Bổ sung
|
01
|
TÀI LIỆU
BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI THỬ ĐIỆN
ĐƯỜNG DÂY – THIẾT BỊ TRUNG
HẠ ÁP
|
BẢNG CHỮ
TOÀN MÀN HÌNH
Lồng âm
thanh : nhạc
|
|
02
|
PTV hiện dẫn :
PTV 1: Điện là nguồn năng lượng cơ bản trong các công
xưởng, xí nghiệp từ nông thôn đến thành thị; là nguồn năng lượng để đáp ứng
những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta, vì thế số người
tiếp xúc với điện ngày càng nhiều. An toàn điện là một trong những vấn đề
quan trọng trong công tác bảo hộ lao động. Những nguyên nhân có thể gây ra
tai nạn điện :
·
Thiếu hiểu biết
về an toàn điện;
·
Không tuân thủ
các quy tắc về an toàn điện.
PTV 2: Nhằm đa dạng hóa về hình thức và nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, huấn luyện về quy trình an toàn điện đến mỗi Cán bộ
công nhân viên . Công ty Điện lực Tiền Giang đã thực hiện video clip với nội
dung “BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI THỬ ĐIỆN
ĐƯỜNG DÂY – THIẾT BỊ TRUNG HẠ ÁP”
với mục đích giới thiệu tầm quan trọng,
sự cần thiết về biện pháp an toàn thử điện đường dây thiết bị điện trước khi
tiến hành công việc trên lưới điện để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
|
-
MC hiện dẫn tại
hiện trường hoặc phim trường.
-
- Minh họa bằng
những hình ảnh tai nạn lao động liên quan đến điện.
-
- Thời lượng dự
kiến :
-
30 - 40 giây
|
Quy ước
từ ngữ:
Người chỉ
huy trực tiếp: NCHTT
Ca trực vận
hành: Ca trực VH
Phiếu công
tác: PCT
Phiếu thao
tác: PTT (Thao tác đóng cắt thiết bị điện)
LBS: Máy
đóng cắt điện có tải
DS hoặc
LTD: Cầu dao trung áp
CB: Cầu dao
hạ áp tự động
Biển công
trường: Bảng có chữ công trường, bảo vệ vùng làm việc
Băng nhựa
rào chắn: Dây nhựa có màu trắng đỏ.
Dây đai an
toàn: Dây đai bảo vệ người LV trên cao
Đề nghị
PTV:
Khi chuyển
tiếp các phân đoạn tiểu phẩm cần có những câu thuyết minh chuyển tiếp sinh
động.
|
03
|
Hình cắt (Logo điện lực
Tiền Giang cắt ngang màn hình)
|
-
- Thời lượng dự
kiến :
-
05 giây
|
Cảnh 1 - Phần 1 - Đứt dây hạ áp
|
04
|
Hiện bảng chữ
toàn màn hình :
Tình huống thử điện hạ áp trước khi làm việc bằng bút điện
trực tiếp và cảm ứng (50V đến 600V)
|
-
- PTV 1 đọc off
tên tình huống
-
- Thời lượng dự
kiến :
-
10 giây
|
-
Hiện bảng chữ
|
05
|
Phần 1.
Tiểu phẩm: Thử điện đường dây bằng
nút thử điện hạ áp tín hiệu đèn..
Bối cảnh :
Tại phòng
trực vận hành điện (Anh Triết là trưởng ca),
Anh Thi, Nhã, Hòa và Nhịp là nhân viên trực ca.
Chi
tiết tình huống :
Nhận điện
thoại của khách hàng báo hư điện: “Tại trạm điện; Dây điện kéo vào điện
kế của tui bị đứt rơi xuống đất. Mấy chú đến xử lý dùm tui.”
Trưởng ca cấp phiếu công tác cử Anh Thi (người chỉ huy trực
tiếp) và 3 nhân viên trực ca
đến xử lý.
Tại hiện trường:
Anh Thi ra lệnh Nhịp cắt an toàn Cầu
dao của khách hàng, ra lệnh
Anh Hòa và Anh Nhã vào cắt điện, cắt CB trạm Thành Long (Giả định, nhóm công tác có thử
điện sau khi cắt điện CB, nhưng bút điện bị hư, không được kiểm tra trước).
- Lúc đó, CB sau khi cắt điện dây cáp điện vào
CB và dây tải sau CB bị chạm nên pha B là dây bị đứt vẫn còn
điện.
Vì vậy, khi Anh Nhã đến cuộn dây bị đứt,
khi tay chạm vào biển Công trường thì bị
điện giật, “Anh Nhã la to…” rất may Anh Nhã vùng vẫy nên lìa rời ra khỏi
dây điện. Chuyển Anh Nhã vào nơi thoáng mát nghỉ ngơi, Anh khỏe lại.
Trưởng nhóm: yêu cầu Anh Nhịp bảo vệ
an toàn hiện tường đồng thời, gọi Xe 115, Chuyển nạn nhân đến bệnh viện kiểm
tra sức khỏe.
Sau đó, Người
chỉ huy trực tiếp (NCHTT) kiểm tra sai
sót và giải trừ chạm điện, nhóm công tác phát hiện (PTV giải thích…):
(1) CB (cầu
dao hạ áp tự động) sau khi cắt điện dây vào và dây ra chạm vào nhau, nên
dây bị đứt vẫn còn điện.
(2) Anh Nhã và Anh Hòa vi phạm không kiểm tra bút điện nơi có điện trước
hoặc kiểm tra bút điện còn Tốt tại Văn phòng.
(3) Người chỉ
huy trực tiếp không kiểm tra
nhắc nhở thực tế.
|
-Thu
tiếng trực tiếp diễn viên, trong trường hợp nếu diễn viên thoại không được,
PTV sẽ đọc thuyết minh.
-
- Thời lượng dự
kiến :
02
phút.
|
* Triết
và Việt tự diễn đối thoại qua điện thoại.
* Hai
anh lấy bút điện đã cũ - hư trong xe honda đi làm việc.
PTV
2: Do CB sau khi cắt điện bị chạm nên dây bị đứt vẫn còn mang điện. Khi
anh Nhã cầm dây điện lúc đó người anh đang có điện áp, nhưng do đôi giầy bảo
hộ lao động cách điện nên anh chưa bị điện giật. Đến khi tay anh chạm vào
bảng công trường, tức là chạm đất nên anh Nhã bị điện giật.
PTV 1 giải
thích:
- Dù
nạn nhân bị điện giật đã khỏe lại, nhưng để bảo đảm an toàn sức khỏe người
lao động, Trưởng nhóm công tác đã chuyển nạn nhân (NN) đến bệnh viện để kiểm
tra lại sức khỏe.
PTV 2: Về việc, dây điện
bị đứt vẫn còn điện, mặc dù đã cắt điện CB trạm điện là do: CB đã được kéo xuống ở tình trạng CẮT nhưng dây cáp điện từ máy biến áp
vào đầu trên CB và dây tải sau CB bị chạm vào nhau nên pha B là
dây bị đứt vẫn còn điện. Dẫn đến hiện tượng điện giật anh công nhân đang
công tác.
|
06
|
Và sau đây chúng tôi sẽ tái dựng lại
hiện trường và thực hiện thử điện hình ảnh đúng SAI - ĐÚNG.
|
-
- PTV 2 hiện
dẫn
-
- Thời lượng dự
kiến :
10
giây
|
PTV
2: Nguyên nhân dẫn tới tai nạn
điện giật vừa qua là do lỗi chủ quan
không tuân thủ quy trình, cụ thể: (1) Người
trưởng nhóm công tác không kiểm tra lại hiện trường và không nhắc nhở AT thử
không còn điện. (2) Anh công nhân không
kiểm tra bút điện tại nơi có điện trước khi ra hiện trường làm việc.
-
|
07
|
Diễn viên diễn tình huống :
Thực hiện lại ghi hình ảnh, video thực hiện từng bước, từng
động tác “Đúng” quy trình thử điện.
|
-
Dựng 2 hình ảnh song song, chia màn
hình ra làm đôi, bên trái là ĐÚNG và bên phải là SAI.
-Lồng
nhạc hoặc PTV thuyết minh tình huống đúng (nếu có)
-Thời
lượng dự kiến : 02 phút
|
Bút thử điện hạ áp tín hiệu đèn
|
08
|
- PTV bình
luận: Việc
tuân thủ chấp hành an toàn điện là việc quan trọng mọi người công nhân phải
chấp hành, một sơ xuất nhỏ hoặc làm ẩu vẫn có thể xảy ra hậu quả nghiêm
trọng. Mà công việc kiểm tra thử không còn điện là một việc rất
quan trọng trong công tác AT điện.
- Liên tục chương trình, mời
quý vị cùng đến với phần 2 của Tình huống thử
điện hạ áp trước khi
làm việc bằng bút điện trực tiếp và cảm ứng.
- Nhóm
công tác thực hiện theo phiếu thao tác mới sau khi xử lý sự cố chạm cáp điện
tại CB pha B trạm Thành Long. Nhóm công tác đã làm biện pháp AT tại trạm điện
và tiến hành kéo lại dây bị đứt.
|
-PTV
1 hiện dẫn
-Thời
lượng dự kiến : 15 giây
|
* Hiện hình ảnh PTV và làm BPAT cắt CB trạm,
thử điện tiếp đất.
Ghi
chú: PTV thuyết minh để chuyển tiếp phân đoạn công việc xử lý sự cố pha B dây
vào và dây ra của CB bị chạm nhau đã được giải quyết xong… tiếp tục là phần 2
kiểm tra bằng bút điện cảm ứng.
|
09
|
Hình cắt (Logo điện lực Tiền Giang cắt ngang màn
hình)
|
-
|
Cảnh 1 - Phần 2, Kéo lại dây hạ áp bị đứt
|
10
|
Phần 2:
Tiểu
phẩm: Thử điện đường dây bằng nút thử điện hạ áp cảm
ứng.
Diễn viên diễn tình huống :
Sau khi nối
dây bị đứt xong, công nhân leo trụ sử dụng “Bút điện
cảm ứng hạ áp kiểm tra điện”.
Anh Thi giám sát cho Anh Nhịp leo lên
trụ điện để căng kích, đấu nối lại dây bị đứt.
- Anh Thi nhắc nhở động tác leo; nhắc
nhở thử điện các dây trên trụ quá trình leo trụ (đúng quy trình).
+ Anh Nhịp dùng bút điện cảm ứng thử
điện dây nào bút cảm ứng cũng “hú còi
tín hiệu” kể cả dây trung tính.
+ Anh Thi trưởng nhóm công tác, kiểm
tra lại, phần hạ áp sau CB trạm biến áp Thành Long đã được cắt hoàn toàn trạm.
(Cả nhóm suy nghĩ…).
- Cuối cùng… Anh Thi hiểu ra rằng, do
sử dụng “bút cảm ứng” nên bút điện cảm ứng vẫn báo tín hiệu dù dây điện không
có điện áp.
- Sau đó, Anh Thi,
yêu cầu anh Nhịp kiểm tra lại bằng “bút
điện hạ áp tín hiệu đèn” (thực hiện vài ba lần với bút điện khác…) thì “xác định các dây sau CB đã được cắt
điện, trên trụ thì không còn mang điện; mà do cảm ứng điện từ dây cáp điện
trước CB nên Bút điện hạ áp cảm ứng vẫn phát tín hiệu”.
|
-Dựng
hình nhanh
-MC
đọc thuyết minh tình huống.
-Thời
lượng dự kiến : 1 phút 30 giây
|
Bút thử điện hạ áp cảm ứng
* Dựng cảnh cả nhóm công tác đang suy
nghĩ để tìm hiểu nguyên nhân hiện tượng bút điện cảm ứng vẫn hú còi.
|
11
|
PTV 2: thuyết minh
Bút điện hạ áp cảm ứng là
dụng cụ thử điện không cần chạm trực
tiếp vào dây điện, nó sẽ phát tín hiệu còi khi cảm ứng từ trường của dòng
điện. Do loại bút thử điện này có độ
nhạy khá cao nên khi thử điện các dây cần làm việc trên trụ, dù không có điện nhưng vẫn báo còi tín hiệu, tùy cảm ứng nhiều hay ít, nó sẽ phát âm thanh lớn hay nhỏ
liên tục.
PTV 1: Lý do bút thử điện hạ áp cảm ứng, đã cảm ứng từ các dây
khác đang còn mang điện. Vì vậy khi làm việc trên trụ điện “nên” dùng
bút điện hạ áp tín hiệu đèn sẽ dễ xác định còn điện hay không có điện trên
đường dây.
|
-Quay
phim, quay hình bút
điện cảm ứng so với bút điện tín hiệu đèn ở nhiều góc máy.
-Dựng
hình chia làm 2 màn hình : 1 bên là bút điện cảm ứng, 1 bên là bút điện tín hiệu đèn, key tên từng loại bút
cho khán giả dễ nhận biết.
- Thời lượng dự kiến : 30 giây
|
* Hình
ảnh minh họa bút điện cảm ứng thử các loại hình dây điện kể cả thử dây điện
5V sạt điện thoại.
|
12
|
Hình cắt (Logo điện lực
Tiền Giang cắt ngang màn hình)
|
-
- Thời lượng dự
kiến :
-
05 giây
|
Cảnh 2 -
Phần 2, Thử điện trung áp đường dây, thiết bị điện 22KV
|
PTV 1 thuyết
minh:
Bút thử điện trung áp cảm
ứng, Kiểu: TIF, Model TIF 300hv là
dụng cụ chuyên dùng để kiểm tra thử điện trung áp đến 36.000 VAC
- Loại bút thử điện này
thử được điện hạ áp từ 30 đến 1.500 VAC và điện trung áp từ 1.500 đến 36.000
VAC.
- Bút điện trung áp có công tắt điều chỉnh gồm 3
nấc: Nấc Tắt (ở giũa), Nấc thử điện trung áp và Nấc thử điện hạ áp.
- Khi thao tác thử điện trung áp, dụng cụ này được
gắn vào đầu sào cách điện và mở công tắt sang Nấc thử điện trung áp,
lúc này bút thử điện sẽ phát tín hiệu “Tít, tít, tít chậm đều”. Người thao
tác đưa Sào và bút điện lên gần đường dây trung áp với khoảng cách 25, 26cm
(tương đương 10 inch), nếu đường dây có mang điện, thì bút thử điện sẽ phát
tín hiệu “tíc, tíc tíc nhanh liên tục; đưa bút thử điện càng gần đường dây
thì tín hiệu phát tiếng kêu liên tục, càng nhanh hơn”.
|
-
Minh
họa hình ảnh tại hiện trường, nhóm công tác đang kiểm tra bút điện trước khi
làm việc.
-
Thời lượng dự kiến : 30 giây
-
|
* Hình ảnh bút điện TRUNG ÁP quay 3 chiều.
* Thao tác và quay hình và giới thiệu theo
hình ảnh minh họa.
|
|
13
|
Hiện bảng chữ toàn màn hình :
Tiểu phẩm: Thử điện trung áp trước khi làm việc, bằng bút thử
điện cảm ứng trung áp chuyên dùng.
|
-
- PTV 2 đọc tên
tình huống
-
- Thời lượng dự
kiến :
10
giây
|
-
|
14
|
Phần 1
Diễn viên diễn tình huống :
Bối cảnh :
Tại vị trí trụ DS ( cầu dao trung áp) trung áp và LBS (máy đóng, cắt điện có tải) lưới điện đang vận
hành:
Anh Triết là trưởng ca (tại phòng
trực). Nhóm công tác tại hiện trường gồm Anh Thi, Nhã, Hòa và Nhịp là nhân
viên trực ca. Nhóm công tác thực hiện cắt điện để công tác bảo trì đường dây
tải điện.
Thực hiện theo Phiều thao tác (phiếu thao tác) theo trình tự Cắt
LBS, thử điện, cắt DS đi kèm:
1./ Cắt
LBS
2./ Kiểm điện áp sau LBS
(Giả định, nhóm thao tác không thực hiện kiểm tra điện áp theo lệnh
theo lệnh trực ban Vận hành).
3./ Thao tác: Cắt DS trung áp đi kèm
LBS: Pha Giữa, pha Bìa (A)
4./ Sự cố xảy ra… hồ quang phóng điện
vào đà sắt. (Sai quy trình, do còn pha C của LBS bị dính tiếp điểm).
|
-PTV
thuyết minh
-
- Thời lượng dự
kiến :
01
phút 30 giây
|
* Tại phòng trực
-
PTV 1: Tại hiện trường công tác Nhóm
công tác thực hiện cắt điện để công tác bảo trì đường dây tải điện. Nhóm thao tác thực hiện trình tự theo phiếu thao tác
cụ thể như sau:
Sau khi đã thao tác cắt LBS B129
xong. Bước sang trình tự thứ 2
là kiểm tra điện áp sau LBS B129 đã cắt điện. Nhưng nhóm thao tác bỏ qua động tác này, không thực hiện kiểm tra điện áp theo lệnh theo lệnh trực ban Vận hành đã ghi
trong phiếu thao tác.
Kế tiếp nhóm thao tác, thực hiện cắt
DS (cầu dao) trung áp đi kèm. Khi thao tác cắt DS pha C thì sự cố xảy
ra. Hồ quang từ DS phóng xuống đà sắt gây mất điện diện rộng.
Nguyên nhân tiếp điểm của LBS Pha C, bị dính lại sau khi đã cắt điện
LBS, nên khi thao tác cắt điện pha C, đường dây đang còn mang tải; vì vậy gây
ra phóng điện.
Rất may không gây tai nạn lao động người, mà chỉ gây mất điện điện
rộng và hư hỏng thiết bị.
|
15
|
Và sau đây
chúng tôi sẽ tái dựng lại hiện trường, và thực
hiện thử điện ĐÚNG quy trình.
|
-
- PTV 2 hiện dẫn
-
- Thời lượng dự
kiến :
10
giây
|
* Tái dựng phần trung áp - cảnh 2
|
16
|
Tái dựng lại hiện trường trên:
Nhóm thao tác thực hiện lại “Đúng” quy trình và cho kiểm tra địa áp, đánh dấu trong PTT từng trình tự.
1./ Cắt LBS
2./ Kiểm tra thử điện (đúng quy
trình)
3./ Cắt DS trung áp đi kèm LBS.
|
-Dựng
2 hình ảnh song song, chia màn hình ra làm đôi, bên trái là ĐÚNG và bên phải
là SAI.
-Lồng
nhạc hoặc PTV thuyết minh tình huống đúng (nếu có)
-Thời
lượng dự kiến : 01 phút 30 giây
|
* Hình ảnh minh họa Đúng - Sai.
* Lưu ý: ảnh bóng mờ 1 thiết bị LBS hoặc
DS do vị trí đóng cắt khác với nguyên tắc thao tác thực tế (Thao tác giả
định).
|
17
|
Hình cắt (Logo điện lực Tiền Giang cắt
ngang màn hình)
|
Bảng chữ
|
Cảnh 3 - Vi
phạm quy trình thử điện trung áp
|
18
|
Phần 2
Tiểu phẩm: Vi phạm quy
trình thử điện trung áp.
Bối cảnh:
Tại ca trực Anh Triết phân
công Anh Nhã và Anh Hòa thao tác cắt điện nhánh rẽ trung áp 1 pha chỉ danh
47166-7 và làm biện pháp an toàn để xử lý sự cố rò sứ cách điện đường dây.
- Tại hiện trường thao tác
nhánh rẽ có LBFCO. Nhóm thao tác thực hiện theo trình tự PTT: Cắt LBFCO, thử
điện, tiếp đất, treo biển báo:
1./ Thao tác: Cắt LBFCO.
2./ Thử không còn điện (nhưng nhóm thao tác không thực hiện
thử điện; Vi phạm quy trình AT điện).
3./ Thao tác: Thực hiện tiếp đất đường dây (Sai quy
trình ATĐ, không thử điện).
4./ Nhóm thao tác vi phạm quy trình thử điện.Khi
đó có cán bộ An toàn kiểm tra phát hiện, lập biên bản và đình chỉ công tác.
|
- PTV thuyết minh:
-
- Thời lượng dự
kiến :
01
phút.
Gặp Ông già làm ruộng chỉ vị trí trụ có sứ bị rò điện.
(Xây dựng lời thoại… cho Ông Già và
ghi âm trực tiếp).
|
- PTV 1:
Tại phòng trực ca vận hành
Anh Triết là trưởng ca trực, cấp phiếu
thao tác, phiếu công tác, phân công Anh Nhã và Anh Hòa thao tác cắt điện
nhánh rẽ trung áp 1 pha 47166-7 đồng thời làm biện pháp an toàn thử
điện, tiếp đất để xử lý sự cố rò sứ cách điện sau chỉ danh đóng cắt nhánh rẽ
1 pha chỉ danh 47166-7.
PTV 2: Đến hiện trường, nhóm thao tác thực hiện
theo trình tự ghi trong phiếu thao tác gồm: Cắt LBFCO, thử điện, tiếp đất,
treo biển báo… Nhưng nhóm thao tác bỏ qua động tác THỬ ĐIỆN, đã vi phạm
quy trình an toàn điện, thực hiện không đầy đủ nội dung ghi trong phiếu thao
tác.
- Nhưng không may cho nhóm thao tác này, ngay lúc đó Ông kỹ sư an toàn xuất hiện kiểm tra và
lập biên bản vi phạm quy trình tại hiện trường.
- Theo
quy định cả 2 anh phải chịu hình thức kỷ luật theo điều 95: tại mục d. Kéo dài thời hạn nâng bậc
lương trong thời gian 6 tháng.
- Mong rằng qua hình ảnh vi phạm và
hình thức kỷ luật trên, là công nhân ngành điện cần nâng cao ý thức tự giác
chấp hành quy trình, bởi việc tuân thủ quy trình an toàn điện là rào chắn
vững chắn bảo vệ không xảy ra tai nạn lao động.
|
19
|
Và sau đây
chúng tôi sẽ tái dựng lại hiện trường, và thực
hiện thử điện ĐÚNG quy trình.
|
-
- PTV 2 hiện dẫn
-
- Thời lượng dự
kiến :
10
giây
|
-
* Thao tác
lại đúng quy trình và xen hình ảnh Sai - Đúng minh họa.
|
20
|
(*) Tái dựng lại hiện trường trên: Nhóm thao tác thực hiện lại “Đúng” quy trình và thử điện trước khi tiếp
đất.
1./ Cắt LBFCO
2./ Thử không còn điện
3./ Thực hiện tiếp đất đường dây.
4./ Treo biển Cấm đóng điện có người đang làm việc.
|
-Dựng
2 hình ảnh song song, chia màn hình ra làm đôi, bên trái là ĐÚNG và bên phải
là SAI.
-Lồng
nhạc hoặc PTV thuyết minh tình huống đúng (nếu có)
-
Thời lượng dự
kiến : 01 phút
|
-PTV 1: Để bảo đảm an toàn khi thao tác cắt điện, người
công nhân ngành điện phải tuân thủ theo Điều 8. Biện pháp kỹ thuật chung Quy
trình AT điện của Tập đoàn điện lực Việt Nam.
Những biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm
việc phải cắt điện bao gồm:
1./ Cắt điện và ngăn chặn có điện trở lại nơi làm
việc.
2./ Thử không còn điện
3./ Đặt tiếp đất.
4./ Đặt rào chắn, biển báo, tín hiệu. Nếu cắt điện
hoàn toàn thì phải đặt rào chắn. Biển an toàn điện theo quy định.
|
21
|
Bài học kinh nghiệm về kiểm
tra không còn điện.
Hình cắt (Logo điện lực
Tiền Giang cắt ngang màn hình)
|
-
- Thời lượng dự
kiến :
-
05 giây
|
-
|
22
|
PTV 1 :
Hành vi không
chấp hành quy trình đóng cắt thiết bị điện hoặc bỏ qua động tác kiểm tra, thử
không còn điện trên đường dây và thiết bị, sẽ có nhiều khả năng rủi ro dẫn
đến tai nạn lao động. Do đó là công nhân ngành điện phải tuyệt đối tuân thủ
quy trình an toàn điện, mà quan trọng nhất là vấn đề “cắt điện kiểm tra không
còn điện…”. Cụ thể tại…
Điều
8: Những biện pháp KT chuẩn
bị nơi làm việc phải cắt điện bao gồm: Cắt điện, Kiểm tra không còn điện, Đặt
tiếp đất, Đặt biển báo - Rào chắn.v.v..
PTV 2: Việc “kiểm
tra không còn điện” là một trong những chuyên đề rất cơ bản và cần thiết
để ngăn ngừa tai nạn lao động, ngăn ngừa sự cố đáng tiếc xảy ra, vấn đề này
đã được thể hiện rất rõ trong điều 11
quy trình AT điện; do đó, là người công nhân ngành điện chúng ta phải luôn
tuân thủ và tự giác chấp hành quy trình kiểm
tra không còn điện để tự bảo vệ mình.
Kính
thư các Bạn, qua các tình huống nêu trên, là công nhân ngành điện ít
nhiều các Bạn cũng đã liên tưởng đến các vụ việc vi phạm quy trình nghiêm
trọng hoặc các vụ tai nạn lao động đáng tiếc đã qua. Chúng tôi mong rằng qua
video clip này, một lần nữa các Bạn có dịp ôn lại quy trình AT điện, soi rọi
lại quá trình mà mình đã thực hiện biện pháp an toàn khi làm việc trên lưới
điện, thiết bị điện.
Kính chúc
các Bạn luôn vui khỏe và an toàn. Trân trọng kính chào!
|
-
- Minh họa cùng
hình ảnh trong có trong tiểu phẩm ở màn hình bên cạnh.
-
- Thời lượng dự
kiến : 2 phút
|
* Các hình ảnh minh họa sinh động và hình ảnh tai
nạn lao động do không chấp hành quy trình AT điện.
|