Quy định các tiêu chuẩn dung cụ AT và các dụng cụ đo đếm - thí nghiệm
TÍNH NĂNG, TÁC
DỤNG, CÁCH SỬ DỤNG, CÁCH BẢO QUẢN, QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA (THÍ NGHIỆM) CÁC TRANG
THIẾT BỊ AN TOÀN, PHƯƠNG
TIỆN,
DỤNG CỤ LÀM VIỆC
- Công dụng : Dây đai an
toàn có dây quàng trụ hai móc là một loại dây đeo an toàn để bảo vệ
cho người làm việc trên cao. Trong đó có dây đai lưng an toàn (gọi tắt là dây đai lưng) và dây quàng trụ
an toàn cho dây đai lưng an toàn (gọi tắt là dây quàng trụ). Dây quàng trụ này có thể điều
chỉnh độ dài. Ngoài ra còn có thể
có dây quàng trụ phụ được trang bị thêm để vượt qua chướng ngại vật, cũng
có chức năng như dây quàng trụ chính (thay thế qua lại được).
- Thông số kỹ thuật :
Dây đai an toàn bao gồm 2
phần: dây đai lưng an toàn (gọi tắt là dây đai lưng) và dây quàng trụ an toàn cho dây đai lưng an toàn (gọi
tắt là dây quàng trụ).
Dây đai lưng an toàn (1):
-
Kích thước: 1,2 m x
45 mm x 2mm
-
Tải trọng kéo đứt:
1500kg
Dây quàng trụ (2):
-
Kích thước: 1,7 m x
45 mm x 3mm
-
Tải trọng kéo đứt:
1500kg.
c. Mô tả :
Dây đai lưng: Dây làm bằng sợi tổng
hợp, đan bản dẹp, đầu cuối ép bằng miếng kim loại để không bị tưa. Có miếng đệm
bằng da hoặc bằng Simily ở lưng dây. Trên dây có may đính vào 1 dây phụ bản nhỏ
tạo thành các vòng để gắn các dụng cụ đồ nghề như: kìm, clê… Khóa loại răng cưa có lò xo ép, dây
đảm bảo chắc chắn và trên dây có 2 vòng bằng kim loại không rỉ dễ móc dây
choàng qua trụ. Các vòng, móc, khóa có xi inox và tiếp xúc với dây phải có vòng
đệm bằng kim loại. Phần chỉ may chịu lực ở khóa dây thắt lưng có tăng cường
thêm 3 đinh tán ri vê bằng đồng
Dây quàng trụ: Dây làm bằng sợi tổng
hợp, đan bản dẹp, có lớp lót bằng da hoặc giả da ở giữa dây để chống tưa chỉ
khi choàng dây trên trụ. Hai đầu dây có 2 móc khóa, miệng móc có khóa an toàn 2
cấp (1 cấp bóp khóa, 1 cấp lò xo). Có khóa điều chỉnh được chiều dài dây. Các
vòng, móc xi inox và tiếp xúc với dây phải có vòng đệm bằng kim loại. Phần chỉ
may chịu lực ở móc dây choàng qua trụ có tăng cường thêm 3 đinh tán ri vê bằng
đồng.
d. Hướng dẫn sử dụng:
d.1./ Kiểm tra
trước khi sử dụng :
§ Dây đai lưng, dây quàng trụ không có hiện tượng tưa, đứt.
Các đường chỉ may, tán river còn nguyên vẹn. Các móc khóa hoạt động tốt;
§ Dây đai lưng và các
dây quàng trụ còn trong hạn sử dụng;
§ Tại hiện trường thử bằng cách mang dây đai lưng vào quàng
dây quàng trụ vào gốc trụ, chụm chân vào gốc trụ ngã người ra sau. Thay dây
quàng trụ phụ tiếp tục thực hiện như trên. Kiểm tra lại không có hiện tượng hư
hỏng.
d.2./
Trình tự thực hiện :
Ngay khi chuẩn bị leo trụ, phải
mang dây đai lưng vào người. Điều chỉnh sao cho dây thắt lưng không quá chặt và
không quá lỏng. Quàng dây quàng trụ qua trụ. Điều chỉnh dây quàng để chiều dài
phù hợp khi leo trụ.
e. Hướng dẫn bảo quản:
-
Không tung ném làm hỏng dây đai an toàn
có dây quàng trụ hai móc.
-
Khi sử dụng xong
phải xếp gọn để vào túi đựng dụng cụ an toàn, cất giữ nơi khô ráo.
-
Nếu dây đai an
toàn có dây quàng trụ hai móc bị ẩm phải treo để phơi khô ráo tránh bị
mục đường chỉ, gỉ sét các cơ cấu kim loại.
f. Hướng dẫn thử nghiệm:
-
Kiểm tra hàng ngày: do công nhân tự thực hiện theo qui
định.
-
Thử định kỳ 6 tháng /lần bằng cách dùng dụng cụ thử dây
an toàn. Dùng dụng cụ này để căng 2 phần riêng biệt phần dây đai thắt lưng và
phần dây quàng trụ. Lực căng 225 kg được kiểm tra qua lực kế của dụng cụ thử
dây an toàn. Thời gian căng tối thiểu 5 phút. Sau khi thử kiểm tra toàn bộ dây
kể cả các đường chỉ, các khóa, móc không có dấu hiệu biến dạng, hư hỏng. Sau
mỗi lần thử nghiệm đều phải ghi kết quả thử nghiệm vào sổ thử nghiệm dây an
toàn và dán tem thử nghiệm vào từng dây đai lưng và dây quàng trụ.
g. Trách nhiệm thực hiện quy định:
-
Mang theo dây đai
an toàn có dây quàng trụ hai móc ra hiện trường công tác khi là thành viên
trong đơn vị công tác có leo cao.
-
Có trách nhiệm học tập và thực hiện đúng quy định sử dụng, bảo quản và thử nghiệm khi được
trang bị Dây an toàn này.
II.
BÚT THỬ ĐIỆN HẠ ÁP CẢM ỨNG:
a) Công dụng:
Dùng để thử và kiểm tra điện áp trên đường dây hạ áp,
không cần tiếp xúc với dây dẫn. Bút thử điện hạ áp cảm ứng được trang bị nhằm
kiểm tra không còn điện trên dây dẫn đặc biệt là dây bọc hạ thế.
b) Thông số kỹ
thuật:
- Sử dụng Pin AG10 x 3viên (A76-357) (4.5Volts)
- Báo hiệu bằng âm thanh (Buzzer) và đèn (Led) sáng khi
thử điện hạ ápvà phát hiện điện trung thế từ xa.
c) Mô tả: (Hình ảnh minh họa).
d) Hướng dẫn sử dụng
d.1/ Kiểm
tra trước khi sử dụng:
-
Kiểm tra bên ngoài
-
Kiểm tra nguồn pin.
-
Kiểm tra chế độ hoạt
động của máy :
Nhấn
nắp gài để TEST. Khi nhấn TEST, sẽ phát ra âm thanh và đèn LED đỏ sáng thì đưa
bút vào sử dụng.
- Lưu ý : Kiểm tra
và thử
bút nơi có điện trước, nơi không điện (nơi cần thử) sau.
d.2/
Trình tự thực hiện khi thử điện:
-
Bật công tắc nguồn (2), bút HVT-L trong trạng thái hoạt
động.
-
Đưa đầu dò điện (1) đến gần vật dẫn mang điện hạ áp cần
kiểm tra. (Không cần chạm đầu bút vào thiết bị cần kiểm tra):
§ Nếu có điện thì bút sẽ phát ra âm thanh bíp bíp liên tục và đèn LED
(6) đỏ sáng.
§ Nếu không có điện thì bút
bình thường. (Không sáng đèn và không phát ra âm thanh)
e) Hướng dẫn
bảo quản
-
Không được để bút
bị ẩm ướt hoặc vật nặng đè ép bút thử điện.
-
Kiểm tra pin
thường xuyên bằng cách nhấn TEST.
-
Khi di chuyển cần
nhẹ nhàng tránh làm bút bị va đập.
-
Nếu pin hết (khi
nhấn TEST âm thanh và đèn LED đỏ sáng yếu) phải thay pin bằng cách:
§ Nâng nhẹ và đẩy nấp gài về phía sau và lấy Pin ra.
§ Thay thế toàn bộ 3 viên AG10 (A76-357) đã sử dụng bằng
3 viên mới, đậy nắp gài lại và TEST máy trước khi sử dụng.
f) Hướng dẫn
thử nghiệm
-
Kiểm tra thường
xuyên và kiểm tra trước khi sử dụng.
-
Kiểm tra nguồn
pin.
g) Trách nhiệm thực hiện qui định
Cán bộ công nhân viên được trang bị bút thử điện hạ áp
cảm ứng
-
Có trách nhiệm
học tập qui định này.
-
Khi sử dụng phải
thực hiện đúng những nội dung trong qui định này.
III. DÂY QUÀNG TRỤ
HAI MÓC CÓ KHOÁ ĐIỀU CHỈNH
a) Công dụng :
Dây
quàng trụ hai móc có khóa điều chỉnh là
loại dây quàng (để quàng vào vật cố định) có bộ phận để điều chỉnh độ dài.
b) Thông số kỹ thuật :
-
Kích thước: dài #3m, đường kính 16mm
-
Trọng lượng: # 0,3kg
-
Lực kéo đứt: 1500daN.
c) Mô tả :
Dây quàng trụ hai móc
có khóa điều chỉnh là loại dây nilon bện từ sợi tổng hợp đường kính
16mm, dài # 3m. Hai đầu dây là hai móc khóa, miệng
móc có khóa an toàn 2 cấp (1 cấp bóp khóa, 1 cấp lò xo) và khoá điều
chỉnh nằm ở giữa dây. Khoá điều chỉnh có một đầu để móc vào vòng chữ D của đai
lưng và bộ hãm một chiều có thể dùng tay
kéo dài ra về bên phải và không kéo được về bên trái. Bộ hãm có bộ phận cơ khí
hình oval, nên khi có lực kéo càng lớn thì khối oval sẽ xiết chặt vào dây
nilon.
d) Hướng dẫn sử
dụng :
d.1/ Kiểm tra trước khi sử dụng :
Kiểm tra trước khi ra
hiện trường:
-
Dây quàng trụ có khóa điều chỉnh (các móc, khoá điều chỉnh và dây quàng trụ) không
có dấu hiệu hư hỏng, còn trong hạn sử dụng.
-
Dùng tay kéo khóa điều chỉnh, khóa di chuyển dọc theo dây
quàng trụ;
Nếu các bước trên thực
hiện đạt yêu cầu thì mới được mang dây quàng trụ có khoá điều chỉnh ra hiện
trường.
Kiểm tra trước khi
leo cao:
-
Mang đai lưng an
toàn vào người. Lắp khóa di động vào vòng chữ D của thắt lưng an toàn;
-
Quàng dây quàng
trụ quanh trụ. Móc khóa cố định vào vòng chữ D bên kia của thắt lưng an toàn.
-
Chụm hai chân vào
gốc trụ. Bật ngữa người ra sau 3 lần.
-
Bóp khóa di động
để tăng chiều dài phần quàng trụ. Bật ngữa người ra sau 3 lần.
-
Tháo khóa cố định
ra khỏi vòng chữ D.
-
Móc khóa cố định
khác vào vòng chữ D bên kia của thắt lưng an toàn.
-
Chụm hai chân vào
gốc trụ. Bật ngữa người ra sau 3 lần.
-
Kiểm tra toàn bộ
đai an toàn có khóa điều chỉnh không có dấu hiệu hư hỏng.
d.2/ Trình
tự thực hiện :
-
Khi leo cao người công nhân phải quàng dây quàng trụ vào
trụ chính; dùng khóa điều chỉnh để điều chỉnh chiều dài thích hợp; móc móc còn
lại vào khóa chữ D phía cùng bên với khóa điều chỉnh;
-
Khi di chuyển đến vị trí phức tạp hoặc vượt chướng ngại
vật mà cần tạm tháo dây quàng trụ thì:
§
Tháo móc phía cùng bên với khóa điều chỉnh ra;
§
Quàng đoạn dây quàng trụ đang tự do qua trụ phía trên
chướng ngại vật;
§
Móc móc này vào khóa chữ D phía khác bên với khóa điều
chỉnh.
§
Tháo móc đoạn dây quàng trụ phía dưới chướng ngại vật ra
khỏi móc chữ D; tháo đoạn dây quàng trụ này ra khỏi trụ; móc móc đầu này vào khóa
chữ D phía cùng bên với khóa điều chỉnh;
§ Tiếp tục leo.
-
Trường hợp làm
việc thời gian dài trên cao, có thể tăng cường cho dây quàng trụ bằng cách:
§ Quàng đoạn dây quàng trụ đang tự do qua trụ;
§ Móc móc này vào khóa chữ D phía khác bên với khóa điều
chỉnh.
e) Hướng dẫn bảo quản:
1.
Không tung ném làm hỏng hoặc biến dạng đai an toàn có khóa điều
chỉnh (các móc, dây thắt lưng và dây
quàng trụ).
2.
Không được làm ẩm ướt đai an toàn có khóa điều chỉnh (các móc, dây thắt lưng và dây quàng trụ).
3.
Không được phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 100 độ.
4.
Thực hiện chế độ kiểm tra định kỳ và thường xuyên đúng
quy trình kỹ thuật an toàn điện.
f) Hướng dẫn thử nghiệm:
Định kỳ 6 tháng /lần
thử tải đai an toàn có khóa điều chỉnh như sau:
1. Kiểm tra bằng mắt hệ
thống các khóa, các móc, dây thắt lưng và dây quàng trụ không có dấu hiệu hư
hỏng;
2. Dùng tay bóp khóa điều
khiển và kéo dây quàng trụ dọc theo khóa điều khiển, dây quàng trụ di chuyển dễ
dàng;
Nếu các bước trên thực
hiện đạt yêu cầu thì mới được tiếp tục thử tải theo các bước sau:
3. Sử dụng dụng cụ thử đai
an toàn thử dây quàng trụ có khóa điều chỉnh với lực căng 225 kg; lần lượt thử
cho từng trường hợp đối với các móc khóa. Thời gian căng tối thiểu 5 phút. Sau
khi thử kiểm tra toàn bộ dây kể cả các đường chỉ, các khóa, móc không có dấu
hiệu biến dạng, hư hỏng..
Sau mỗi lần thử nghiệm
đều phải ghi kết quả thử nghiệm vào Sổ theo dõi thử nghiệm đai an toàn và dán
tem thử nghiệm
g) Trách nhiệm thực hiện quy định:
-
Có trách nhiệm học tập quy định này.
-
Phải thực hiện
đúng những điều trong quy định này khi sử dụng, bảo quản và thử nghiệm.
IV.
HỘP BẢO VỆ CHỐNG TÉ CAO:
a.
Công dụng: Hộp chống té dùng để bảo
vệ người lao động không bị té cao khi làm việc tại các vị trí phức tạp trên
cao. Hoặc dùng chung với dây quàng trụ, khi tạm thời tháo dây quàng trụ ra khỏi
trụ để chuyển vị trí.
b. Thông số kỹ
thuật:
1. Kích thước: 100x400x80 mm;
2. Chiều dài sợi đai trong hộp khi kéo tối đa: 2m;
3. Lực phá hủy: 15kN (#1,5T);
4. Lực hãm của phanh (thắng): 5kN (#0,5T);
5. Chiều dài đai
kéo ra khi hãm: 0,5m;
c.
Mô tả :
Hộp
chống té bao gồm :
1. Hộp bằng thép có chứa ru
lô quấn dây đai.
2. Phần dây đai ngoài hộp,
làm bằng sợi tổng hợp, có bao bọc bằng lớp vải mịn.
3. Móc di động. Móc vào vật
cố định để tránh ngã cao.
4. Phần dây đai nằm trong
hộp, làm bằng sợi tổng hợp, có chiều dài tối đa 2m, bình thường được cuốn vào
rulô bên trong hộp.
5. Móc cố định. Móc vào đai an toàn.
Cơ cấu hoạt động của hộp chống té như sau:
1. Ở trạng thái bình thường,
phần đai không có bao bọc bằng lớp vải mịn (4) nằm trong hộp;
2. Khi kéo móc di động (3)
để dây đai di chuyển chậm thì phần đai nằm trong hộp (4) chạy ra ngoài cho đến
khi ngưng kéo hoặc đến hết chiều dài;
3. Khi kéo móc di động (3)
bằng một lực lớn, phần đai nằm trong hộp (4) chạy ra ngoài với gia tốc cao. Bộ
phận hãm nằm trong hộp lập tức hoạt động ngăn cản không cho đai chạy ra ngoài.
Đoạn đai chạy được ra ngoài tối đa là 0,5m.
4. Để cuốn phần đai được kéo
ra ngoài vào trong hộp: Kéo nhanh một đoạn ngắn và buông ra, phần đai nằm trong
hộp (4) đã chạy ra ngoài sẽ được rulô có cơ cấu lò xo cuốn vào trong.
d. Hướng dẫn sử dụng:
d.1 Kiểm tra
trước khi sử dụng:
Kiểm tra trước khi ra hiện trường:
-
Hộp chống té(các
móc và dây đai trong, ngoài hộp) không có dấu hiệu hư hỏng, có tem thử nghiệm
chứng tỏ còn trong hạn sử dụng.
-
Dùng tay kéo nhẹ
kéo móc di động (3), dây đai di chuyển chậm ra ngoài;
-
Dùng tay kéo móc
di động (3) bằng một lực lớn, phần đai nằm trong hộp (4) chạy ra ngoài với gia
tốc cao. Bộ phận hãm nằm trong hộp lập tức hoạt động ngăn cản không cho đai
chạy ra ngoài. Đoạn đai chạy được ra ngoài tối đa là 0,5m.
-
Kéo nhanh một
đoạn ngắn và buông ra, phần đai nằm trong hộp (4) đã chạy ra ngoài sẽ được rulô
có cơ cấu lò xo cuốn vào trong.
Nếu các bước trên thực hiện đạt yêu cầu thì mới được
mang hộp chống téra hiện trường.
Kiểm tra trước khi
leo cao:
-
Mang đai an toàn. Lắp hộp chống tévào đai (lắp móc cố
định vào vòng chữ C của dây lưng an toàn);
-
Quàng dây đai an
toàn quanh trụ. Kéo nhẹ đai của hộp chống téra quàng quanh trụ và móc móc di
động vào vòng chữ C khác của dây lưng an toàn, sao cho dây quàng này ngắn hơn
dây quàng đã móc vào trụ;
-
Chụm hai chân vào
gốc trụ. Bật ngữa người thật nhanh ra sau. Dây đai của hộp chống téphải được
hãm lại trước khi dây quàng của đai an
toàn giữ người lại. Lập lại cho đủ ba lần.
d.2. Trình
tự thực hiện :
Sử dụng hộp chống té như dụng cụ an toàn chính:
Trình tự thực hiện như sau:
1.
Trước khi leo cao, người leo cao phải mang dây da an toàn
với tư thế sẳn sàng làm việc;
2.
Gắn chắc chắn móc cố định (5) vào móc chữ D thứ 3 của dây
an toàn chính (nằm ở phía sau dây an toàn chính chếch về 1 bên);
3.
Khi đã đứng ở tư thế chắc chắn để làm việc móc móc di
động (3) vào một vị trí cố định, chắc chắn tại khu vực làm việc. Sao cho thuận
tiện di chuyển xung quanh khu làm việc và sao cho nếu bị ngã thì vị trí cố định
đó chịu đựng được toàn bộ trọng lượng của người và dụng cụ làm việc.
Sử dụng hộp chống té như dụng cụ an toàn phụ để vượt chướng
ngại vật hoặc tăng cường an toàn khi làm việc trên cao:
Trình tự thực hiện như sau:
1.
Trước khi leo cao, người leo cao phải mang dây lưng an toàn
và dây quàng trụ với tư thế sẳn sàng làm việc;
2.
Gắn chắc chắn móc cố định (5) của hộp chống té vào một móc
chữ D của dây an toàn chính (nằm ở dây lưng an toàn chếch về 1 bên);
3.
Khi leo cao người công nhân phải quàng dây quàng trụ vào
trụ chính;
4.
Khi di chuyển đến vị trí phức tạp hoặc vượt chướng ngại
vật mà cần tạm tháo dây quàng trụ chính thì kéo nhẹ nhàng móc móc di động (3)
để phần dây đai nằm trong hộp ra khỏi hộp chống ngã cao;
5.
Móc móc di động
(3) vào móc chữ D đối diện với chữ D đã móc móc cố định vào, sao dây đai của hộp
chống té quàng quanh trụ;
6.
Sau khi vượt qua chướng ngại vật, dây quàng trụ chính
được quàng trở lại vào trụ điện xong. Sau đó mới được tháo móc di động (3) ra
khỏi móc chữ D. Buông nhẹ móc di động (3) để phần dây đai của hộp chống té trở lại nằm
trong hộp.
7.
Trường hợp làm việc thời gian dài trên cao, có thể móc
móc di động (3) một điểm cố định chắc chắn nhằm tăng cường bảo đảm an toàn.
e.
Hướng dẫn
bảo quản:
1. Không tung ném làm hỏng hoặc biến dạng hộp chống té.
2. Sử dụng xong phải cất giữ
nơi khô ráo nhiệt độ không nóng quá 30 độ.
3. Không được làm ẩm ướt
dụng cụ.
4. Không được phơi hoặc sấy
ở nhiệt độ 100 độ.
5. Thực hiện chế độ kiểm tra
định kỳ và thường xuyên đúng quy trình kỹ thuật an toàn điện.
f.
Hướng dẫn thử nghiệm:
Định kỳ 6 tháng /lần, đơn vị được
trang bị hộp chống té phải thử tải hộp chống té (cùng
lúc với thử dây đai) như sau:
1.
Kiểm tra bằng mắt hệ thống các khóa đảm bảo an toàn.
2. Dùng tay kéo nhẹ kéo móc
di động (3), dây đai di chuyển chậm ra ngoài;
3. Dùng tay kéo móc di động
(3) bằng một lực lớn, phần đai nằm trong hộp (4) chạy ra ngoài với gia tốc cao.
Bộ phận hãm nằm trong hộp lập tức hoạt động ngăn cản không cho đai chạy ra
ngoài. Đoạn đai chạy được ra ngoài tối đa là 0,5m.
4. Kéo nhanh một đoạn ngắn
và buông ra, phần đai nằm trong hộp (4) đã chạy ra ngoài sẽ được rulô có cơ cấu
lò xo cuốn vào trong.
Nếu các bước trên thực hiện đạt yêu cầu thì mới được tiếp
tục thử tải theo các bước sau:
1. Dùng tay kéo nhẹ kéo móc
di động (3), dây đai di chuyển chậm ra ngoài cho đến hết chiều dài;
2. Sử dụng dụng cụ thử đai
an toàn để thử hộp chống té với toàn bộ chiều dài của dây đai lực căng 225 kg;
3. Kéo nhanh một đoạn ngắn
và buông ra, phần đai nằm trong hộp (4) đã chạy ra ngoài sẽ được rulô có cơ cấu
lò xo cuốn vào trong.
4. Dùng tay kéo nhẹ kéo móc
di động (3), dây đai di chuyển chậm ra ngoài cho đến nửa chiều dài của dây đai;
5. Sử dụng dụng cụ thử đai
an toàn để thử hộp chống té với nửa chiều dài của dây đai lực căng 225 kg;
Nếu các
bước trên thực hiện đạt yêu cầu, hộp chống té không có dấu hiệu biến dạng, hư
hỏng.
Sau mỗi lần thử nghiệm đều phải ghi
vào Sổ thử nghiệm dây an toàn và dán tem thử nghiệm.
g.
Trách nhiệm thực hiện quy định:
-
Có trách nhiệm học tập quy định này.
-
Phải thực hiện
đúng những điều trong quy định này khi sử dụng, bảo quản và thử nghiệm.
V.
GĂNG TAY CÁCH ĐIỆN HẠ ÁP:
a)
Công dụng: Phối hợp với các dụng cụ
cách điện khác để bảo vệ công nhân khi thực hiện các nhiệm vụ công tác, thao
tác tại các thiết bị điện, lưới điện hạ áp đến 1000V…
b)
Thông số
kỹ thuật :
-
Điện áp thử nghiệm của nhà sản xuất: 5kV/3 phút;
-
Điện áp sử dụng: tối đa 1000V;
-
Dài: 280 mm
c)
Mô tả:
d)
Hướng dẫn sử dụng:
d.1/ Kiểm tra trước khi sử dụng găng:
-
Kiểm tra đảm bảo
găng không bị thủng, rách: Lần lượt từng cái một, cầm găng cuốn tròn găng từ
phía cổ tay cuốn dần về các đầu ngón tay. Nếu găng không bị thủng, rách sẽ
căng. Ngược lại nếu găng bị thủng – rách sẽ xì hơi, không được sử dụng.
-
Kiểm tra tem hạn sử dụng dán trên cả hai găng trái và phải. Chỉ sử dụng
găng cách điện khi còn trong hạn sử dụng. Ngoài hạn sử dụng hoặc tem mất rách
không rõ hạn sử dụng phải đưa về Phân xưởng Cơ điện thử nghiệm trước khi tiếp tục
sử dụng găng cách điện.
d.2/Trình tự thực hiện khi sử dụng găng tay cách điện hạ
áp: Khi đến vị trí công tác, sử dụng
găng theo trình tự như sau:
-
Mở túi đựng găng,
đeo găng vào tay để làm việc (hay thao tác). Nếu vị trí công tác trên cao thì
phải dùng dây thừng kéo túi đựng găng lên. Không được mang găng khi leo trụ.
-
Khi công tác xong
thì cho găng vào túi đựng. Nếu công tác trên cao thì phải dùng dây thừng để thả
túi đựng găng xuống.
e)
Hướng dẫn bảo quản
-
Sau mỗi lần sử dụng găng cách điện hạ áp phải thực hiện các bước sau đây:
§ Lau chùi sạch, khô găng bằng
vải mềm;
§ Xếp gọn vào túi đựng găng;
-
Cất giữ túi đựng găng và găng ở nơi khô ráo, tránh những nơi có nhiệt độ
cao, chấn động mạnh, hoặc có các vật bén, nhọn làm đâm thủng găng hoặc ở nơi có
ảnh hưởng của hoá chất ăn mòn sẽ làm hư găng.
f)
Hướng dẫn thử nghiệm:
Găng tay cách điện hạ áp trước khi đưa vào sử dụng phải được Phân xưởng cơ điện
thử nghiệm đạt yêu cầu sử dụng. Ngoài ra mỗi 6 tháng đơn vị sử dụng găng tay
cách điện hạ áp phải đưa về Phân xưởng cơ điện để kiểm tra thử nghiệm bằng cách
thử với điện áp 5 kV tần số công nghiệp trong vòng 3 phút. Sau mỗi lần thử
nghiệm đều phải lập biên bản thử nghiệm và dán tem thử nghiệm.
g)
Trách nhiệm thực hiện qui định:
-
Có trách nhiệm
học tập quy định này.
-
Khi được phân
công quản lý, sử dụng phải thực hiện đúng những điều trong qui định này khi sử
dụng, bảo quản và thử nghiệm găng cách điện hạ áp.
VI.
AMPER KỀM HẠ ÁP CHỈ THỊ SỐ:
a) Công dụng:
Ampe
kềm hạ thế là dụng cụ đo chuyên dùng trên lưới điện hạ áp, dùng để đo: Dòng
điện xoay chiều, điện áp xoay chiều,
điện áp một chiều, điện trở.
b) Thông số kỹ
thuật:
-Đo dòng điện
xoay chiều: hai thang đo 400 A và 2000 A
-Đo điện áp xoay chiều: thang đo đến 750 V
-Đo điện áp một chiều: thang đo đến 1000 V
-Đo điện trở: thang đo đến 400kW.
-Báo hiệu liền mạch: còi báo khi điện trở nhỏ hơn 50 W ± 35 W
-Đo được dòng điện với đường kính dây dẫn tối đa là
55mm
-Tần số dòng điện xoay chiều khi đo trong khoảng từ
40Hz đến 1 kHz
-Điện áp thử nghiệm: 5500 V AC trong 1 phút
-Kích thước 247x105x49 mm
-Trọng lượng: 470g.
-Nguồn điện: pin AA (pin
tiểu): 2 x 1,5 V
c) Mô tả:
d) Hướng dẫn sử dụng:
d.1 Kiểm tra trước khi sử dụng:
Kiểm tra ampe kềm theo các bước sau:
1. Kiểm tra nguồn pin:
+
Xoay núm điều chỉnh thang đo về vị trí bất kỳ ngoài vị trí OFF
+
Nếu màn hình có thể hiện số thì pin còn tốt;
+
Nếu màn hình không thể hiện số, thì pin đã hết , ta phải thay pin mới.
2. Kiểm tra màn hình và dây đo:
+
Xoay núm điều chỉnh thang đo (5) về vị trí “Ω /.)))”;
+
Cắm dây đo vào: dây đen vào lỗ COM, dây đỏ vào lỗ V/W
+
Chạm hai que đo vào nhau nghe phát ra tiếng “bip”, đồng thời màn hình
hiển thị chữ số “0”. Nếu không nghe tiếng “bip”. Pin cạn hoặc sắp cạn phải thay
pin khác. Hoặc dây đo bị đứt.
+
Xoay núm điều chỉnh thang đo về vị trí
~V;
+
Cắm hai đầu dây đo vào ổ cắm điện. Xem màn hình hiển thị trị số điện áp ổ
cắm. Nếu giá trị không hợp lý cần kiểm tra lại máy.
+
Bóp khóa mở kềm – Miệng kềm mở ra
+
Buông khóa mở kềm ra – Miệng kềm
khép chặt lại
+
Làm lại 2 đến 3 lần – Miệng kềm phải khép chặt lại đúng vị trí. Nếu không
phải sửa chữa trước khi sử dụng.
4. Kiểm tra hạn sử dụng:
+
Kiểm tra hạn sử dụng ghi trên tem thử nghiệm.
+
Chỉ được sử dụng khi thời hạn thử
nghiệm vẫn còn. Nếu đã hết hạn thì tuyệt đối không được sử dụng.
d.2/Trình
tự sử dụng Ampe kềm hạ áp:
Khi đến vị trí cần đo, sử dụng Ampe kềm
hạ áp như sau:
1. Đo dòng điện AC: thực hiện theo các bước sau
-
Xoay núm điều chỉnh thang đo về vị
trí 400 A hoặc 2000 A (tùy thuộc vào giá trị dự kiến dòng điện cần
đo nếu không chắc chắn lớn hay nhỏ hơn 400 A thì bước đầu nên để ở vị trí 2000
A;.
-
Bóp khóa mở kềm – Miệng kềm mở ra – Đưa dây dẫn vào giữa họng kềm;
-
Buông từ từ khóa mở kềm ra – Chú ý
nhìn màn hình xem giá trị dòng điện xuất hiện;
-
Nếu giá trị không thay đổi kiểm
tra nút giữ số đo nhấn để thả nút này;
-
Nếu giá trị gần đến ngưỡng đo phải bóp để mở miệng kềm lấy dây ra điều
chỉnh thang đo phù hợp. Nếu không vượt thì để miệng kềm khép chặt lại;
-
Nếu cần đo giá trị đỉnh thì nhấn nút chế độ đo. Nếu không thì bỏ qua bước
này;
-
Nhấn nút giữ số đo;
-
Đọc giá trị dòng điện hiển thị trên màn hình;
-
Sau khi đo xong mở miệng kềm để lấy ra khỏi dây dẫn;
-
Xoay núm điều chỉnh thang đo về vị
trí “OFF” để tắt máy;
2. Đo điện áp 1 chiều: thực
hiện các bước sau
-
Xoay núm điều chỉnh thang đo về vị
trí “= V”;
-
Cắm dây đo vào các lỗ cắm ở đuôi máy: dây đen vào lỗ COM, dây đỏ vào lỗ
V/W;
-
Chạm hai đầu que đo vào hai đầu cần đo điện áp;
-
Nếu giá trị không thay đổi kiểm tra nút giữ số đo, nhấn để thả nút này;
-
Chú ý điện áp một
chiều tối đa có thể đo là 1000 V. Nếu
giá trị điện áp cao hơn giá trị này thì không được đo;
-
Nhấn nút giữ số đo;
-
Đọc giá trị điện áp hiển thị trên màn hình. Nếu kết quả có thêm dấu - ở
trước giá trị đo. Đổi que cắm cho nhau để thay đổi cực.
-
Xoay núm điều chỉnh thang đo về vị
trí “OFF” để tắt máy;
3. Đo điện áp xoay chiều: thực
hiện các bước sau
-
Xoay núm điều chỉnh thang đo về vị
trí “~ V”;
-
Cắm dây đo vào các lỗ cắm ở đuôi máy: dây đen vào lỗ COM, dây đỏ vào lỗ
V/W;
-
Chạm hai đầu dây đo vào hai đầu cần đo điện áp.
-
Nếu giá trị không thay đổi kiểm tra nút giữ số đo, nhấn để thả nút này;
-
Chú ý điện áp
xoay chiều tối đa có thể đo là 750 V.
Nếu giá trị điện áp cao hơn giá trị này thì không được đo;
-
Nếu cần đo giá trị đỉnh thì nhấn nút chế độ đo. Nếu không thì bỏ qua bước
này;
-
Nhấn nút giữ số đo;
-
Đọc giá trị dòng điện hiển thị trên màn hình;
-
Nhấn nút giữ số đo;
-
Xoay núm điều chỉnh thang đo về vị
trí “OFF” để tắt máy;
4. Đo
điện trở: thực hiện
các bước sau
-
Xoay núm điều chỉnh thang đo về vị
trí “Ω /.)))”;
-
Cắm dây đo vào các lỗ cắm ở đuôi máy: dây đen vào lỗ COM, dây đỏ vào lỗ
V/W;
-
Chạm hai đầu dây đo vào hai đầu cần đo điện trở.
-
Nếu giá trị không thay đổi kiểm tra nút giữ số đo nhấn để thả nút này;
-
Nhấn nút giữ số đo;
-
Đọc giá trị dòng điện hiển thị trên màn hình;
-
Xoay núm điều chỉnh thang đo về vị
trí “OFF” để tắt máy;
* Chú ý trong
quá trình đo bất kỳ nếu thấy trên màn hình xuất hiện chữ BATT (battery), máy đo
báo hiệu sắp hết pin. Khi đó kết quả đo sẽ không chính xác cần phải thay pin mới.
e) Hướng dẫn
bảo quản
-
Sau mỗi lần sử dụng ampe kềm phải thực hiện các bước sau đây:
§ Tháo rời dây đo ra khỏi máy
đo, quấn gọn lại;
§ Xoay núm điều chỉnh thang đo
về vị trí “OFF” để tắt máy;
§ Lau chùi sạch sẽ các vết bẩn
dính trên máy trong khi đo.
-
Nếu không sử dụng thường xuyên (cách hơn 7 ngày) phải tháo pin khỏi máy;
-
Cất giữ máy, dây đo trong bao đựng và để nơi khô ráo, tránh những nơi có
nhiệt độ cao, chấn động mạnh, hoặc ảnh hưởng của hoá chất ăn mòn sẽ làm hư máy.
f)
Hướng dẫn thử nghiệm:
Ampe kềm trước khi đưa vào sử dụng phải
được cơ quan có chức năng hiện hành kiểm định. Ngoài ra, hàng năm đơn vị sử
dụng Ampe phải đưa về Phân xưởng cơ điện để kiểm tra thử nghiệm bằng cách so
sánh với dụng cụ đo mẫu.
g) Trách nhiệm
thực hiện qui định:
-
Có trách nhiệm
học tập quy định này.
-
Khi được phân
công sử dụng phải thực hiện đúng những điều trong qui định này khi sử dụng, bảo
quản và thử nghiệm Ampe kềm hạ áp.
VII.
MÁY ĐO ĐIỆN TRỞ CÁCH ĐIỆN ( Megomet Kyoritsu 3121):
a) Công dụng:
Máy đo điện trở cách điện dùng để đo điện trở cách điện của các thiết bị điện,
đường dây tải điện, dụng cụ điện….
b) Thông số kỹ thuật :
-
Hiệu: KyOritsu- Model 3121 của Nhật (Japan )
-
Điện áp cao /Điện trở đo: 2500V/100.000 MW
- Điện áp đo DC
|
2.500 VDC
|
- Thang đo: Hai thang
§
Xanh
§
Đỏ
|
Từ 0 đến 100 .000 MW
§ Từ 1000 đến 100.000 MW
§ Từ 0 đến 1.000 MW
|
- Cấp chính xác
|
£ ± 5% theo thang đo
|
- Nhiệt độ sử dụng và bảo
quản
|
Đến 50°C
|
- Độ ẩm môi trường
|
90%
|
- Bộ nguồn
|
8 x1,5VDC ( 8
pin AA)
|
c)
Mô tả:
Máy
đo điện trở cách điện KyOritsu- Model 3121 có hình dạng như ảnh dưới đây.
Bao gồm: Máy đo, hộp dựng bằng nhựa cứng, hai dây đo có đầu kẹp cá sấu (1 dây
màu đỏ, 1 dây màu đen).
|
Máy đo có các bộ phận
sau:
1. Dây đo màu đen gắn liền
với máy đo có đầu kim đo;
2. Lỗ cắm dây nối vỏ bảo
vệ (GUARD);
3. Lỗ cắm dây nối đất
(EARTH );
4. Đèn báo thang đo: hai
hàng: trên màu xanh từ 1000 MW đến 10000 MW, dưới màu đỏ từ 0 đến 2000 MW;
5. Công tắc ấn và xoay
(PRESS TO TEST) để bắt đầu đo (cấp điện áp DC đến điện trở cần đo);
6. Công tắc chọn chức
năng:
- Tắt (OFF)
- Kiểm tra pin
(BATT CHECK)
- Đo cách điện
(MW)
7. Nắp hộp đựng pin.
d) Hướng dẫn sử
dụng:
d.1
Kiểm tra trước khi sử dụng máy đo:
Chú ý : Điện áp cao xuất hiện giữa dây đo (1) và lỗ cắm dây nối đất (EARTH ) (3)
khi nhấn và xoay công tắc ấn và xoay
(PRESS TO TEST)(5). Cần chú ý theo dõi kiểm soát điện áp này để tránh bị điện
giật. Luôn luôn nối đầu EARTH với đất. Tiếng bíp sẽ phát ra trong quá trình
đo.
v
Điều chỉnh vị trí “0”
của kim đo:
- Đặt công tắc chức
năng ở vị trí OFF
- Xoay kim đến vị trí ¥ trên thang đo bằng vít chỉnh kim (ở
cuối chân kim).
v
Kiểm tra pin:
- Đặt công tắc chức
năng ở vị trí BATT CHECK;
- Nhấn và xoay công tắc
ấn và xoay (PRESS TO TEST);
- Kim phải ở vị trí
BATT GOOD trên thang đo nếu không phải thay pin khác.
v
Kiểm tra hạn sử dụng:
- Kiểm tra tem hạn sử dụng
dán trên máy đo;
- Chỉ sử dụng máy đo
khi còn trong hạn sử dụng;
- Ngoài hạn sử dụng hoặc
tem mất rách không rõ hạn sử dụng phải đưa về Phân xưởng Cơ điện thử nghiệm trước
khi tiếp tục sử dụng máy đo.
d.2
Trình tự sử dụng máy để đo điện trở cách điện:
v
Đo điện trở:
- Đặt công tắc chức
năng ở vị trí OFF;
- Cắm dây đo màu đỏ vào
lỗ cắm EARTH (3);
- Kẹp đầu kẹp cá sấu của
dây đo màu đỏ vào một đầu (đầu nối đất) của vật cần đo điện trở;
- Xoay công tắc chức
năng đến vị trí MW;
- Chạm đầu kim đo của
dây đo vào đầu thứ hai của vật cần đo điện trở;
- Xem vị trí của kim để
đọc chỉ số đo được. Chú ý, đèn màu nào sáng đọc thang đo màu đó.
v
Đo điện trở cách điện
của vỏ bọc dây dẫn:
- Đặt công tắc chức
năng ở vị trí OFF;
- Đấu dây như hình dưới
đây:
- Xoay công tắc chức
năng đến vị trí MW;
- Xem vị trí của kim để
đọc chỉ số đo được. Chú ý, đèn màu nào sáng đọc thang đo màu đó.
Chú ý: Mục đích của cách đo này để loại bỏ sai số do
dòng điện rò trên bề mặt vỏ bọc cách điện. Nếu không cần độ chính xác cao có
thể không dùng cách này mà chỉ đo điện trở cách điện như phần a.
v
Thay pin:
- Xoay công tắc chức
năng đến vị trí OFF;
- Mở nắp hộp đựng pin
phía sau;
- Thay pin mới;
- Chú ý lắp đúng cực
theo chỉ dẫn;
- Kiểm tra pin theo mục
II.1.b;
- Đóng nắp hộp đựng
pin.
e) Hướng dẫn bảo quản :
-
Sau mỗi lần sử dụng máy đo điện trở cách điện phải thực hiện các bước sau
đây:
§ Kiểm tra xoay công tắc chức
năng đến vị trí OFF;
§ Tháo rời dây đo ra khỏi máy
đo, quấn gọn lại, xếp gọn vào hộp;
§ Lau chùi sạch sẽ các vết bẩn
dính trên máy trong khi đo.
-
Nếu không sử dụng thường xuyên (cách hơn 7 ngày) phải tháo pin khỏi máy;
-
Cất giữ máy ở nơi khô ráo, tránh những nơi có nhiệt độ cao, chấn động
mạnh, hoặc ảnh hưởng của hoá chất ăn mòn sẽ làm hư máy.
f)
Hướng dẫn thử nghiệm:
Máy đo điện
trở cách điện trước khi đưa vào sử dụng
phải được cơ quan có chức năng hiện hành kiểm định. Ngoài ra, hàng năm đơn vị
sử dụng máy đo điện trở cách điện
phải đưa về Phân xưởng cơ điện để kiểm tra thử nghiệm bằng cách so sánh với
dụng cụ đo mẫu.
g) Trách nhiệm thực hiện qui định:
-
Có trách nhiệm
học tập quy định này.
-
Khi được phân
công quản lý sử dụng phải thực hiện đúng những điều trong qui định này khi sử
dụng, bảo quản và thử nghiệm máy đo
điện trở cách điện.
VIII.
MÁY ĐO ĐIỆN TRỞ
ĐẤT( Teromet - Kyoritsu 4105):
a.
Công dụng: Máy đo điện trở đất hiệu Kyoritsu 4105 dùng để xác định
điện trở nối đất của đường dây phân phối, hệ thống điện trong nhà, thiết
bị điện …. Máy đo này còn có 1 thang đo điện áp đất.
b. Thông số kỹ thuật :
-Thang đo
và cấp chính xác ở 23 ±5oC với độ ẩm tương đối £ 75% theo bảng sau:
Thang đo
|
Giá trị thang đo
|
Sai số
|
|
Điện áp đất
|
0-199,9 V
|
± 1,0 % gtđđ ± 4c.s.
|
|
Điện trở đất
|
20 W
|
0 – 19,99 W
|
± 2,0 % gtđđ ± 0,1W ( 0- 19.99 W)
± 2,0 % gtđđ ± 3c.s (trên 20 W)
(điện trở đất phụ 100 W ± 5%)
(Điện áp đất 10 V hoặc nhỏ hơn)
|
200 W
|
0 – 199,9 W
|
||
2000 W
|
0 – 1999 W
|
* Chú thích:
·
gtđđ: giá trị
đo được
·
c.s: độ phân
giải (thí dụ ở thang đo 20.0A: 5c.s.=5 x 0.1A=0.5A)
c.
Mô tả :
Máy đo điện trở
đất bao gồm các bộ phận theo hình ảnh dưới đây:
1.
Màn hình LCD
2.
Đèn báo khi đang
đo (Đèn màu xanh sáng khi tiến hành đo)
3.
Núm đo
4.
Công tắc chuyển
các thang đo
5.
Các dây đo ba màu
một đầu có phích cắm vào máy và một đầu là kẹp cá sấu.
6.
Cọc đất hình chữ
T
7.
Que đo cho phương
pháp đo đơn giản
8.
Kẹp cá sấu
9.
Thanh thử
d.
Hướng dẫn sử dụng:
d.1/ Kiểm tra
trước khi sử dụng máy đo:
Ø
Kiểm tra pin:
- Mở máy bằng cách xoay
công tắc chuyển thang đo (4) sang vị trí khác vị trí OFF.
- Màn hình xuất hiện số
“0.00”, máy còn pin;
- Nếu xuất hiện hình
viên pin và không hiển thị số - máy hết pin phải thay pin mới (Xem phần thay
pin).
- Đặt công tắc chức năng ở vị trí BATT CHECK;
- Nhấn và xoay công tắc
ấn và xoay (PRESS TO TEST);
- Kim phải ở vị trí
BATT GOOD trên thang đo nếu không phải thay pin khác.
Ø
Kiểm tra hạn sử dụng:
- Kiểm tra tem hạn sử dụng
dán trên máy đo;
- Chỉ sử dụng máy đo
khi còn trong hạn sử dụng;
- Ngoài hạn sử dụng hoặc
tem mất rách không rõ hạn sử dụng phải đưa về Phân xưởng Cơ điện thử nghiệm trước
khi tiếp tục sử dụng máy đo.
d.2/Trình tự sử dụng máy để đo điện trở đất:
ü
Nguyên lý đo điện trở
đất:
Máy đo điện trở đất thực hiện phép đo bằng
phương pháp điện áp rơi, đó là phương pháp đo điện trở đất Rx bằng
cách đặt dòng điện xoay chiều có giá trị không đổi giữa hai đầu đối tượng đo E
(điện cực đất) và C (điện cực dòng) và xác định hiệu điện thế V giữa hai điện cực
E và P (điện cực điện áp ).
Rx=V/I
ü
Đo chính xác điện trở
nối đất:
- Đấu dây mạch đo:
§ Cắm sâu vào đất hai cọc đo hình chữ T. Các cọc này
phải thẳng hàng với cọc đất cần đo điện trở nối đất và cách nhâu từ 5 đến 10 m;
§ Nối dây xanh với cọc đất cần đo (E);
§ Nối dây vàng và đỏ với cọc thế (P) và chung (C)
(Xem hình
dưới đây)
Chú ý:
§ Trong trường hợp ở khu vực bê tông không cắm cọc được:
+ Đặt nằm các cọc đất phụ;
+ Tưới nước lên đó; hoặc phủ lên cọc đất phụ một lớp vải
hoặc đất ẩm.
- Đo điện áp đất:
§ Xoay núm công tác chuyển thang đo (4) sang vị trí điện
áp đất “EARTH VOLTAGE”. Điện áp đất sẽ hiển thị trên màn hình. Kiểm tra để xác
định điện áp đất có giá trị 10 V hoặc nhỏ hơn.
§ Nếu điện áp đất lớn hơn 10V dẫn đến sai số đo quá lớn.
Để tránh sai số đó, lắp lại mạch đo sau khi tắt nguồn.
- Đo chính xác điện trở
nối đất
§ Chuyển núm điều chỉnh sang vị trí thang đo “ 2000W”
§ Nhấn núm “
PRESSTOTEST” để đọc số liệu.
§ Nên thực hiện 2-3 lần bằng cách di chuyển 2 cọc chữ T
về hướng khác để kiểm tra độ chính xác số liệu đo tại các vị trí đó.
§ Tắt công tắc về “ OFF “ và thu gọn các cọc, dây đo.
Chú ý: Nếu
màn hình xuất hiện các ký tự “ . . . “ thì cần kiểm tra lại tiếp xúc của các
cọc phụ (cọc chữ T) với đất ( điện trở đất cao hơn giới hạn quy định): đổi vị
trí cọc hay đổ nước vào các cọc phụ; đồng thời chuyển sang vị trí thang đo thấp
hơn cho phù hợp.
ü
Đo đơn
giản điện trở nối đất:
- Phương pháp này được thực hiện khi không đóng được các cọc
đất phụ. Trong phương pháp này lấy cọc đất hiện hữu có điện trở thấp như là ống
nước kim loại làm cọc đất E, còn cọc đất chung (C) là hệ thống nối đất của mạng
phân phối hoặc của tòa nhà, làm hai cọc đất đo.
- Phương pháp này có mạch đo thuận tiện trong đó để đảm bảo an toàn cần
dùng kẹp cá sấu nối hai đầu C và P với nhau (như hình bên dưới)
- Đấu dây như hình sau:
- Đo điện áp đất:
§ Xoay núm công tác chuyển thang đo (4) sang vị trí điện
áp đất “EARTH VOLTAGE”. Điện áp đất sẽ hiển thị trên màn hình. Kiểm tra để xác
định điện áp đất có giá trị 10 V hoặc nhỏ hơn.
§ Nếu điện áp đất lớn hơn 10V dẫn đến sai số đo quá lớn.
Để tránh sai số đó, lắp lại mạch đo sau khi tắt nguồn.
- Đo đơn giản điện trở
nối đất
§ Chuyển núm điều chỉnh sang vị trí thang đo “2000W”. Đèn LED luôn sáng trong quá trình đo. Chuyển thang
đo sang thang “ 200W” hoặc “ 20W” phù hợp với giá trị đo.
§ Nhấn núm “
PRESSTOTEST” để đọc số liệu.
§ Giá trị đo được chính là giá trị Re của cọc đất chung:
Re=Rx+re;
§ Giá trị Rx được tính theo công thức:
Rx=Re – re
Trong đó:
Rx: Giá trị cần xác
định;
Re: Giá trị ghi nhận
trên màn hình;
re: Giá trị điện trở
nối đất của hệ thống nối đất của mạng phân phối hoặc của tòa nhà đã định từ
trước.
Chú ý: Nếu màn hình
xuất hiện các ký tự “ . . . “ thì cần kiểm tra lại tiếp xúc của dây dẫn với các
cọc..
d.3/Thay pin:
-
Xoay núm điều chỉnh thang đo (5) về vị trí “OFF” để tắt máy;
-
Mở hai vít giữ nắp hộp pin ở mặt đáy máy đo; mở nắp;
-
Thay pin (6 pin AA – 1,5 V);
-
Lắp lại nắp hộp; xiết hai vít giữ nắp.
e.
Hướng dẫn bảo quản
-
Sau mỗi lần sử dụng máy đo điện trở đất phải thực hiện các bước sau đây:
§ Tháo rời dây đo ra khỏi máy
đo, quấn gọn lại;
§ Xoay núm điều chỉnh thang đo
(5) về vị trí “OFF” để tắt máy;
§ Lau chùi sạch sẽ các vết bẩn
dính trên máy trong khi đo.
-
Nếu không sử dụng thường xuyên (cách hơn 7 ngày) phải tháo pin khỏi máy;
-
Cất giữ máy, dây đo trong bao đựng và để nơi khô ráo, tránh những nơi có
nhiệt độ cao, chấn động mạnh, hoặc ảnh hưởng của hoá chất ăn mòn sẽ làm hư máy.
f.
Hướng dẫn thử nghiệm:
Máy đo điện
trở đất trước khi đưa vào sử dụng phải
được cơ quan có chức năng hiện hành kiểm định. Ngoài ra, hàng năm đơn vị sử
dụng máy đo điện trở đất phải
đưa về Phân xưởng cơ điện để kiểm tra thử nghiệm bằng cách so sánh với dụng cụ
đo mẫu.
g.
Trách nhiệm thực hiện qui định:
-
Có trách nhiệm
học tập quy định này.
-
Khi được phân
công sử dụng phải thực hiện đúng những điều trong qui định này khi sử dụng, bảo
quản và thử nghiệm máy đo điện trở đất.
----------------------------