Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

Tài liệu huấn luyện 3 bước ngành điện - Huấn luyện bước 1

TÀI KIỆU HUẤN LUYỆN BƯỚC 1

I- QUY ĐỊNH CHUNG:
1./ Người phụ trách huấn luyện:
Trưởng phòng KTAT, Tổ trưởng KTAT hoặc Cán bộ an toàn chuyên trách.
2./ Thời gian và địa điểm huấn luyện:
-       3 ngày, kể cả thời gian sát hạch.
-       Địa điểm: Văn phòng Điện Lực, Xí nghiệp.
 3./ Đối tượng huấn luyện:  Nhân viên mới gồm:
-       Cán bộ Kỹ Thuật,
-       Kỹ Thuật viên,
-       Công nhân làm công tác trực tiếp sản xuất.
-       Công nhân mắc dây đặt điện, treo tháo điện kế, kiểm tra điện năng, biên chữ số điện kế.
Sau khi sát hạch kiểm tra bước 1 đạt yêu cầu:
Bộ phận an toàn sẽ lập thông báo kết quả kiểm tra sát hạch gời Phòng TC-HC, Phòng TC-HC bố trí nhân viên và gởi kết quả sát hạch bước 1 về các cơ sở để tiếp tục huấn luyện bước 2.
an toan dien

II- NỘI DUNG HUẤN LUYỆN:
          Gồm 6 nội dung huấn luyện cơ bản. Ngoài ra, tùy tình hình sản xuất tại đơn vị và cở sở, có thể bổ sung thêm những nội dung mang đặc thù riêng.
Nội dung 1: * Mục đích, ý nghiã và tính chất của công tác bảo hộ lao động.
          * Sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đối với công tác BHLĐ.
Nội dung 2:  Quyền và nghiã vụ của người lao động, người sử  dụng lao động:
          Nội dung 3:  Nội quy an toàn lao động của đơn vị, cơ sở.
Nội dung 4: Giới thiệu sơ đồ nguồn lưới điện đơn vị quản lý.
Giới thiệu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
Nội dung 5: Nguyên tắc chung về Quy trình KTAT điện của Tổng Công Ty  
Điện Lực Việt Nam.
Nội dung 6: Các biện pháp cấp cứu khi có người bên cạnh bị tai nạn lao động.

an toan dien


NỘI DUNG HUẤN LUYỆN 1
Phần 1: * Mục đích, ý nghiã và tính chất của công tác bảo hộ lao động.
    * Sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đối với công tác BHLĐ.
1./ Mục đích, ý nghiã và tính chất của công tác bảo hộ lao động:
1.1/ VỊ TRÍ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT :

          Quá trình sản xuất không thể diễn ra nếu không có yếu tố lao động - nếu không có lao động thì sự sản xuất sẽ không tồn tại.
          Để làm ra sản phẩm có ích cho người tiêu dùng, cho XH thì bắt buộc phải có quá trình của người lao động với trình độ, năng lực nhất định, người lao động sử dụng công cụ lao động, thiết bị để tác động vào đối tượng lao động để làm ra sản phẩm.

1.2/ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE VÀ THÂN THỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG :

          1. Lao động là yếu tố quyết định để tạo ra sản phẩm phục vụ XH, nhưng trong quá trình lao động sản xuất thường tồn tại song song các phát sinh yếu tố bất lợi, có thể gây tác động đến thân thể và sức khỏe của người lao động.
          -  Vì vậy để ngăn ngừa các nhân tố bất lợi làm ảnh hưởng đến người lao động phải : Trang bị BHLĐ đúng qui định - Sử dụng phương tiện sản xuất đúng qui trình - Đồng thời các qui trình, qui định phải được Công Đoàn  và người sử dụng lao động luôn quan tâm, kịp thời bổ sung phù hợp với điều kiện thực tế.
          Ví dụ :  -  Công nhân lò luyện thép trang bị BHLĐ không phù hợp.
                      -  Sử dụng thiết bị nâng, cáp không tuân thủ qui trình : Kiểm tra, kiểm nghiệm.
                      -  Quá tải.

          2. Lao động gồm lao động tay chân, lao động trí óc. Các loại lao động đều bị ảnh hưởng đến sức lực, thần kinh, trí tuệ.
          Đây là quá trình tiêu hao năng lượng để sáng tạo ra sản phẩm mới. Vì vậy sự hao phí năng lượng đi phải được bù đắp để tái sản xuất sức lao động.

          3. Bên cạnh sự hao phí sức lao động cần thiết đó thì người lao động còn bị nhiều yếu tố gây tác động đến thân thể, gây nguy hiểm và có tác hại như : tác động bởi dòng điện, bởi nhiệt độ, bởi bụi chất độc, chất nổ, tiếng ồn.

          Ngoài ra, có một số phát sinh bất lợi do quá trình lao động thiếu sót về mặt tổ chức kỹ thuật, thiếu sót về tổ chức lao động hoặc do vô ý, cẩu thả. Các phát sinh yếu tố bất lợi đó nó sẽ luôn tồn tại trong quá trình sản xuất và nó dễ dàng tác động ngay gây ra TNLĐ hoặc tác động dần dần như nhiễm độc nhẹ nhiều thời gian gây ra giảm sức lao động dần dần hoặc thiệt hại đến tính mạng; còn gọi là bệnh nghề nghiệp (gồm 21 bệnh nghề nghiệp).

1.3/ MỤC ĐÍCH CỦA BHLĐ :

          -  Bảo đảm toàn vẹn thân thể của người lao động không bị TNLĐ, không bị bệnh nghề nghiệp và tác hại nghề nghiệp.
          -  Giảm sự tiêu hao về sức khỏe, nâng cao ngày công, giờ công lao động, giữ vững và duy trì sức khỏe lâu dài, làm việc có năng suất cao.

1.4/ Ý NGHĨA CỦA BHLĐ VÀ LỢI ÍCH CỦA BHLĐ :

1. Ý nghĩa :

v Việc thực hiện công tác BHLĐ có ý nghĩa chính trị : biểu hiện được tính ưu việt của chế độ XHCN, biểu hiện tính Đảng, tính giai cấp rõ rệt nhất.
-       Chế độ XHCN quí trọng lao động.
-       Chế độ XHCN quí trọng con người, vì con người là vốn quí của xã hội. Ngoài ra bảo vệ sức khỏe và chăm lo đội ngũ công nhân có trình độ, nâng cao tay nghề nhằm đáp ứng nhiệm vụ chính trị to lớn là xây dựng thành công CNXH.

v Về ý nghĩa xã hội:
-       Thực hiện công tác BHLĐ là nhu cầu cần thiết của sản xuất, là nguồn lợi, nguyện vọng chính đáng của người lao động (bảo vệ tính mạng người lao động).
-       Thực hiện tốt BHLĐ bảo đảm cho đội ngũ công nhân phát sinh được trí tuệ, thể lực.
-       Mọi người lao động đều có sức khỏe làm việc hiệu quả, làm chủ khoa học kỹ thuật.
-       Bảo đảm ATLĐ, không để tai nạn xãy ra thì Nhà nước, xã hội và gia đình phải không chịu tổn thất, mất mát tiền của và con người và bảo đảm được hạnh phúc gia đình.

2. Lợi ích kinh tế :
                       
Bảo đảm cho người lao động không bị các yếu tố tác hại khi sản xuất, giữ gìn sức khỏe và duy trì khả năng lao động của họ. Do đó người lao động sẽ làm việc được liên tục, tăng năng suất và tạo hiệu quả kinh tế cho xã hội.
          Thực hiện tốt công tác BHLĐ ngoài việc bảo đảm an toàn cho NLĐ còn bảo đảm vận hành cho máy móc, thiết bị không bị hư hỏng, đồng thời bảo đảm được tài sản XHCN.
          Vì vậy, mỗi khi có TNLĐ dù nhẹ xãy ra sẽ gây thiệt hại đáng kể về ngưới, giờ công và có thể ảnh hưởng đến thiết bị. Còn nếu TNLĐ nặng, chết người thì thiệt hại khó lường tính được.

1.5/ TÍNH CHẤT CÔNG TÁC CỦA BHLĐ :

          Có 3 tính chất về công tác BHLĐ :
-       Tính khoa học - kỹ thuật.
-       Tính pháp luật.
-       Tính quần chúng rộng rãi.

1. Về tính khoa học - kỹ thuật :
                       
Hoạt động BHLĐ phải gắn liền với KHKT. Nó bao gồm nhiều hoạt động nghiên cứu KHKT qui định về kỹ thuật, quản lý KT, biện pháp KT, biện pháp tổ chức, biện pháp giáo dục KHKT. Chỉ như các hoạt động nghiên cứu về khoa học và biện pháp kỹ thuật, các trang thiết bị mới từ đó có thể đề ra các điều kiện lao động an toàn và vệ sinh công nghiệp tốt. Vì vậy, những người tham gia công tác BHLĐ phải là người có trình độ nhất định về KHKT.
                       
2. Về tính pháp luật :

          Do các biện pháp an toàn là yêu cầu thực hiện tuyệt đối nhằm ngăn ngừa TNLĐ và bệnh nghề nghiệp, vì vậy các qui định về BHLĐ gồm : Qui định KT về chế độ trách nhiệm, về tổ chức đều là một bộ phận của luật pháp XHCN.
          Vì vậy mọi cơ quan, mọi cán bộ và người lao động đều phải tuân thủ. Tùy mức độ sai phạm sẽ có hình thức xử lý kỹ luật hoặc hình sự.
          Ví dụ :
-       Luật lao động, Thông tư 32/LĐTBXH v/v Quản lý sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ.
-       Qui định về người vận hành thiết bị nâng =>18 tuổi có sức khỏe, đào tạo, . . .) phải được huấn luyện KTAT đúng định kỳ theo TT 23 ngày 19/9/95. Người vận hành thiết bị NNAT thực hiện nghiêm chỉnh theo TCVN 4244-86 và TCVN 6153-6156/1996. Không được tự ý sửa hoặc cải biên.

3. Về tính quần chúng rộng rãi :
         
Mọi người lao động ở mỗi cương vị sản xuất khác nhau đều phải thực hiện đúng các qui trình, biện pháp bảo vệ của ngành. Ngoài ra NLĐ có trách nhiệm tham gia bảo vệ, đề ra các biện pháp an toàn cụ thể hơn, an toàn hơn.
          Người lao động có vai trò tham gia mọi hoạt động về BHLĐ, từ việc tổ chức sản xuất, trang bị KT, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật - hợp lý hóa sản xuất bảo đảm tăng năng suất và an toàn cho con người và thiết bị.
          Vì vậy tính quần chúng là một điểm rất quan trọng bảo đảm thành công của công tác BHLĐ.
         
Kết luận : Để thực hiện tốt công tác BHLĐ phải kết hợp nhịp nhàng 3 tính chất nói trên.

2./ Sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đối với công tác BHLĐ:
          Công tác BHLĐ là việc làm thiết thực nó quyết định cho sự phát triển kinh tế, khoa học và trình độ của quần chúng lao động. Thực hiện an toàn lao động là công việc  hàng đầu cho sự hình thành và phát triển nền kinh tế. Vì vậy, công tác an toàn lao động, vệ sinhlao động rất được Đảng và nhà nước quan tâm.
          Sản xuất kinh doanh theo phương châm:
       KỸTHUẬT AN TOÀN   à  KỸ THUẬT SẢN XUẤT à KINH DOANH LỢI NHUẬN
Cụ thể:
-       Hàng năm chính phủ đã quyết định lấy tháng 3 là tháng Quốc gia an toàn vệ sinh lao động – PCCN.
-       Hàng năm phát động phong trào ngày Môi trường thế giới 5 tháng 6.
-       Hàng năm phát động phong trào hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia nước sạch và Vệ sinh môi trường . Cụ thể năm 2002 Bộ Công nghiệp đã có văn bản số 1217/CV-CNCL ngày 09/01/2002 và Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam phát động hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia nước sạc và Vệ sinh môi trường năm 2002” văn bản 1648/EVN-KTNĐ-CNMT ngày 10/04/2002
-       Nhằm bảo đảm tính mạng và tài sản Đảng và nhà nước đã quan tâm đến công tác  an toàn điện, cụ thể là Chính phủ đã ban hành nghị định 14/CP ngày 15/04/2014 bổ sung hiệu chỉnh Luật điện lực của Chính Phủ trong đó có “Bảo vệ an toàn hành lang lưới điện cao áp”.
-       Quan tâm đến quyền và nghiã vụ của người lao động đồng thời xây dựng và củng cố tổ chức về bảo hộ lao động cho các Doanh nghiệp, Xi nghiệp .. .. Chính phủ đã Ban hành Nghị định 110/CP  “Quy định chi tiết 1 số điều của Bộ Luật lao động, Vệ sinh lao động”

NỘI DUNG HUẤN LUYỆN 2
Quyền và nghiã vụ của người lao động, người sử  dụng lao động:
1./ Quyền và nghiã vụ của người sử dụng lao động:
2./ Quyền và nghiã vụ của người lao động:

NỘI DUNG HUẤN LUYỆN 3
Nội quy an toàn lao động của đơn vị, cơ sở.

          Mỗi đơn vị sản xuất, mỗi doanh nghề, ngành nghề khác nhau sẽ có đặc thù sản xuất và tính quan trọng tại từng khâu dây chuyền sản xuất. Các dây chuyền sản xuất mang ý nghiã quan trọng riêng về kinh tế lợi nhận hoặc về tính nguy hiểm an toàn toàn vệ sinh lao động. Nhưng đối với một doanh nghiệp dây chuyền sản xuất này không thể tách mà sự hoạt động phải là sự nhịp nhàng gắn bó.
          Vì vậy mỗi cơ quan xí nghịệp sẽ có một nội quy quy định riêng. Một số vấn đề cơ bản về nội quy lao động như sau:
-       Quy định Giờ giấc lao động.
-       Quy định an toàn vệ sinh lao động - PCCN
-       Quy định khoa học kỹ thuật  và kỹ thuật an toàn.
-       Quy định hệ thống hoạt động đồng bộ của dây chuyền sản xuất.
-       Quy định về một số thiết bị có yêu cầu an toàn nghiêm ngặc.
-       ……… ………. …………

NỘI DUNG HUẤN LUYỆN 4
Giới thiệu sơ đồ nguồn lưới điện đơn vị quản lý.
Giới thiệu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
1./ Giới thiệu sơ đồ nguồn lưới điện đơn vị quản lý:
Dựa vào sơ đồ điều hành của Điều độ hoặc sơ đồ khối thiết bị nhà máy phân xưởng của đơn vị mình để giới thiệu tổng quan.
(Chi tiết sẽ huấn luyện ở bước 2)

2./ Giới thiệu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh:
Dựa vào quy trình kinh doanh của đơn vị để giới thiệu khái quát sơ đồ khối hoạt động dây chuyền sản xuất kinh doanh.
Giới thiệu các phòng ban và mối quan hệ công tác về nghiệp vụ của Phòng Ban, Phân xưởng.

NỘI DUNG HUẤN LUYỆN 5
Nguyên tắc chung về Quy trình KTAT điện
năm 2012 của EVN.
                              
NỘI DUNG HUẤN LUYỆN 6
Các biện pháp cấp cứu khi có người bên cạnh bị tai nạn lao động.
1./ Khi có người bị điện giật:
-       Hô to “Có người bị điện giật”
-       Tiến hành cắt điện nếu gần cầu dao điện hoặc thôngbáo bằng phương tiện thông tin nhanh nhất để xin cắt điện. (Có thể báo ngay với trạm trung gian cắt điệnkhẩn cấp).
-       Hoặc dùng dao, rựa có cán gổ cách điện chặt đứt dây điện.
-       Hoặc dùng cây khô tách nạn nhân khỏi nguồn điện.
-       Hoặc dùng dây thép làm ngắn mạch đường dây trung thế.
Xem tài liệu cấp cứu người bị điện giật ở bước huấn luyện 2.
-       Tiến hành biện pháp đưa nạn nhân xuống trụ hoặc trên cao xuống đất (nếu ở trên cao)
-       Tiếp hành các phương pháp hô hấp nhân tạo : Tư thế đặt nạnnhân nằm ngữa, Tư thế đặt nạnnhân nằm sấp, Hà hơi thổi ngạt. Thực hiện các phương pháp hô hấp đến khi có ý kiến của Y, Bác sỹ.
-       Lưu ý: Cần khẩn trương và nhanh chóng hô hấp nhân tạo vì nếu chậm trể khả năng cứu sống sẽ giãm.

Thời gian [phút]
1
2
3
4
5
Tỉ lệ % được cứu sống
98
90
70
50
25


2./ Phương pháp đưa nạn nhận từ trụ xuống đất (trên cao xuống):
          Ít nhất 3 người thực hiện. Người đứng dưới đất chỉ huy và cầm dây thừng.
          a/ Đã cắt điện an toàn.
          b/ Người thứ nhất lên trụ; dùng dây đai an toàn của mình lòn qua giữa 2 chân nạn nhân và quàng vào trụ rồi nâng nạn nhân lên và làm hô hấp nhân tạo tại trụ hoặc trên cao. Nếu trên trụ thì áp dụng phương pháp dùng 2 tay ép thắt cơ bụng nạn nhân và thực hiện liên tục, để cho không khí lưu thông ra vào phổi.
          c/  Người thứ hai leo lên trụ dùng dây thừng ĐK 18 đủ độ dài. Quàng dây thừng vào điểm cố định đầu dây chuyền đến người thứ nhất để buộc vào người hoặc dây AT nạn nhân:
          Phương pháp buộc dây thừng vào dây AT và đưa nạn nhân xuống trụ :

          d/ Người dưới đất giữ dây thường, người thứ nhất dùng dây thừng buộc và khóa D1 của nạn nhân rồi vòng qua bụng buộc vào khóa D2 của nạn nhân. Phần đầu dây còn lại buộc vào thân dây thừng tạo thành hình V.
          e/ Người thứ hai phối hợp với người thứ nhất mở dây quàng trụ của nàn nhân ra quàng tréo qua đùi và giữa 2 chân nạn nhân rồi móc lại tại khóa D như cũ, đồng thời nới và nâng dây an toàn lên ngực nạn nhân.
                     Tức là nạn nhân được ngồi trên dây an toàn và dây thừng treo dây an toàn từ 2 khóa D1 và D2 của nạn nhân.
          f/ Kiểm tra lần cuối và phối hợp từ từ đưa nạn nhân xuống đất, tránh va chạm trong quá trình đưa xuống trụ. Sau đó tiếp tục làm hô hấp nhân tạo nếu nạn nhân chưa hồi tỉnh, sau đó mời Y, Bác sỹ đến để có quyết định.
======================================================

      Đọc thêm:

                   Giáo trình huấnluyện bước 3

                   Giáo trình huấnluyện bước 2

                   Giáo trình huấnluyện bước 1



  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.