Kỹ thuật điện - An toàn điện - An toàn vệ sinh lao động - Quy trình, Quy phạm, quy định - Năng lượng mặt trời

Menu

Chức năng nhiệm vụ Phòng An toàn PCTG 2016 (Theo QĐ 220 của EVN)


Tiền Giang, ngày 13 tháng 4  năm 2016
CHỨC NĂNG - NHIỆM VỤ PHÒNG AN TOÀN
(Theo QĐ 220 của EVN)


I. CHỨC NĂNG:
Tham mưu cho Lãnh đạo Công ty trong việc chỉ đạo, điều hành, quản lý công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, công tác phòng cháy chữa cháy của Công ty theo đúng chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy phạm, quy trình, quy định của ngành.


1- Phổ biến, hướng dẫn chính sách chế độ về ATVSLĐ đến từng đơn vị. Triển khai thực hiện các hoạt động tuyên truyền, huấn luyện và đào tạo về ATVSLĐ đồng thời theo dõi, kiểm tra duy trì sự chấp hành.
2- Tổng hợp, lên kế hoạch mua sắm phương tiện bảo vệ cá nhân, dụng cụ AT-ĐL-TC và dụng cụ PCCC định kỳ hàng năm trình Giám đốc phê duyệt kinh phí đồng thời theo dõi mua sắm và trang cấp đáp ứng công tác. Theo dõi và đề xuất trang cấp đột xuất kịp thời đáp ứng công tác an toàn khi cần thiết.
3- Nghiên cứu biên soạn quy trình, quy định về ATVSLĐ, các quy trình vận hành, sử dụng thiết bị trang cụ lãnh vực an toàn. Phối hợp tham gia xây dựng quy trình khác có liên quan đến an toàn điện.
4- Thống kê quản lý, theo dõi kiểm tra thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn theo quy định, quy chuẩn của nhà nước.
5- Chủ trì công tác tổ chức huấn luyện, sát hạch ATVSLĐ hàng năm, kể cả lao động khối Cơ quan Công ty.
6- Tổ chức hoặc liên hệ cơ quan chức năng bồi dưỡng, tập huấn công tác ATVSLĐ cho các đối tượng làm công tác ATVSLĐ và người sử dụng lao động.
7- Kiểm tra hiện trường lao động và công tác quản lý ATVSLĐ định kỳ và đột xuất theo quy định đối với người lao động và đối với các đơn vị sản xuất trực thuộc Công ty. Kịp thời ngăn chặn các hiện tượng vi phạm quy trình và các điều kiện làm việc không an toàn. Kiến nghị và đề xuất xử lý tình trạng vi phạm quy trình, quy phạm.
8- Tham gia các vụ điều tra tai nạn điện theo quy định nhà nước. Thống kê, tổng hợp báo cáo, phân tích và đề ra biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động tương tự.
9- Chủ động đề xuất và giải quyết các kiến nghị của thanh tra cấp trên. Tập hợp và đề xuất hoặc kiến nghị những bất hợp lý về quy định an toàn với thanh tra cơ quan cấp trên.
10- Dự thảo các báo cáo nghiệp vụ trình Lãnh đạo duyệt.
11- Quản lý hướng dẫn và kiểm tra nghiệp vụ của cán bộ/kỹ sư an toàn của các đơn vị trực thuộc Công ty .
12- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, lập phương án và thực hiện phương án trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
13- Hướng dẫn tuyên truyền an toàn điện nông thôn đến vùng sâu vùng xa, các hộ sử dụng điện ngoài nhân dân.
14- Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện ngăn chặn vi phạm HLATLĐCA theo NĐ 14/2014/NĐ-CP ngày 20/02/2014 của Chính phủ.
15- Phụ trách thực hiện đúng chế độ bảo hiểm tai nạn cho con người 24/24.
16- Tổ chức kiểm tra chấm điểm công tác ATVSLĐ 6 tháng và cả năm toàn đơn vị (theo quy định của Thông tư liên bộ số 01/ TTLB – BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011), đồng thời báo cáo sơ tổng kết công tác ATVSLĐ 6 tháng và cả năm.
17- Triển khai, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy định quản lý vị trí nguy hiểm trên lưới điện tại các đơn vị trực thuộc Công ty.
18- Xây dựng, ban hành quy định, nội quy và các biện pháp về PCCC.
19- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về PCCC.
20- Hướng dẫn thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy tại Công ty và các Điện lực trực thuộc.
21- Xây dựng lực lượng, kế hoạch tổ chức huấn luyện, mua sắm và trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy chữa cháy.
22- Kiểm tra công tác phòng cháy tại cơ quan Công ty và các Điện lực trực thuộc, kiến nghị thực hiện các biện pháp an toàn PCCC.
23- Làm đầu mối tham gia phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động PCCC theo “Quy chế phối hợp trong công tác chữa cháy, xử lý các sự cố về điện và cấp nước chữa cháy”
II.2- Tham gia giải quyết các công tác:
1- Tham gia kiểm tra, sát hạch điều độ viên,  trực ban vận hành) cho Phòng Điều Độ và các Điện lực (Phòng chủ trì: Phòng Điều độ).
2- Tham gia tổ xét thầu mua sắm các trang cụ an toàn, đo lường, thi công, dụng cụ PCCC và phương tiện bảo vệ cá nhân (Phòng chủ trì: Phòng KH-VT).
3- Tham gia điều tra sự cố lưới điện, thiết bị điện theo quy định, theo chỉ đạo của lãnh đạo Công ty Điện lực Tiền Giang (Phòng chủ trì: Phòng Điều độ).
4- Tham gia xét duyệt, nghiệm thu các công trình đầu tư mới, xây dựng nâng cấp theo phân cấp (Phòng chủ trì: Phòng QLĐT).
5- Phối hợp với Công đoàn Cơ sở hổ trợ hướng dẫn tập huấn cho An toàn vệ sinh viên về công tác an toàn vệ sinh lao động và tham gia với công đoàn chấm điểm phong trào xanh sạch đẹp (BCH Công đoàn Cơ sở chủ trì).
7- Theo dõi và đôn đốc bộ phận y tế thực hiện việc kiểm tra môi trường cải thiện môi trường làm việc và theo dõi khám sức khỏe kiểm tra sức khỏe người lao động ngăn ngừa bệnh nghề nghiệp (Phòng chủ trì: Phòng TCNS).
8- Phối hợp Phòng TCNS xây dựng nội quy lao động liên quan công tác ATVSLĐ cho Công ty.
III. Quy định nhiệm vụ cho từng thành viên trong phòng:
1. Trưởng phòng:
Chỉ đạo, điều hành và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về mọi hoạt động và hiệu quả công việc của Phòng, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Giám đốc Kỹ thuật Công ty. Phụ trách chung và trực tiếp phụ trách các mặt công tác sau:
1.1- Chương trình, kế hoạch công tác ATVSLĐ, kế hoạch mua sắm dụng cụ AT-ĐL-TC, dụng cụ PCCC hàng năm và trình tự thủ tục mua sắm, cấp phát, sử dụng và theo dõi trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
1.2- Kiểm tra công tác ATVSLĐ đột xuất và kiểm tra định kỳ.
1.3- Điều tra, kiểm điểm rút kinh nghiệm các vụ tai nạn lao động.
1.4- Thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động.
1.5- Bảo hiểm tai nạn con người.
1.6- Thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
1.7- Đào tạo, huấn luyện và sát hạch
1.8- Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
1.9- Xây dựng, ban hành quy định, nội quy và các biện pháp về PCCC.
1.10- Bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp.
1.11- Vị trí nguy hiểm trên lưới điện.
1.12- Quản lý hướng dẫn và kiểm tra nghiệp vụ Cán bộ an toàn chuyên trách/Kỹ sư an toàn, Cán bộ an toàn bán chuyên trách.
1.13- Chủ trì biên soạn quy trình, quy định, tài liệu, hướng dẫn về an toàn vệ sinh lao động.
1.14- Chủ trì công tác quản lý KTAT của Tổng Công ty.
2. Phó phòng:
Giúp cho Trưởng phòng điều hành công việc khi Trưởng phòng vắng. Trong trường hợp khẩn cấp được phép thay mặt Trưởng phòng giải quyết các phần việc thuộc thẩm quyền của Trưởng phòng theo yêu cầu của Ban Giám đốc và trực tiếp theo dõi chỉ đạo và tổ chức thực hiện các mặt công tác sau:
2.1- Phổ biến, hướng dẫn chính sách chế độ về bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động đến từng đơn vị.
2.2- Tham gia tổ chuyên gia xét thầu mua sắm dụng cụ AT-ĐL-TC, cụng cụ PCCC và trang bị PTBVCN.
2.3- Quản lý dụng cụ an toàn, đo lường, thi công.
2.4- Kiểm tra công tác ATVSLĐ đột xuất và kiểm tra định kỳ.
2.5- Biên soạn quy trình, quy định, tài liệu, hướng dẫn về an toàn vệ sinh lao động.
2.6- Kiến nghị và thực hiện kiến nghị.
2.7- Kiểm tra chấm điểm công tác ATVSLĐ 6 tháng và cả năm toàn đơn vị (theo quy định của Thông tư liên bộ số 01/TTLB–BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011).
2.8- Tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động.
2.9- Đề tài – Sáng kiến và ứng dụng công nghệ thông tin.
3. Nhân viên 1 (Ô. Phan Nguyên Tùng):
          3.1- Tổng hợp, lên kế hoạch mua sắm định kỳ hàng năm trình Giám đốc Công ty phê duyệt kinh phí đồng thời theo dõi mua sắm trang cấp trang cụ AT-ĐL-TC. Theo dõi và đề xuất trang cấp đột xuất kịp thời đáp ứng công tác an toàn khi cần thiết.
3.2- Theo dõi quản lý công tác bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp.
3.3- Theo dõi quản lý vị trí nguy hiểm trên lưới điện.
3.4- Theo dõi quản lý việc kiểm định, xin cấp giấy phép sử dụng đối với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động.
3.5- Theo dõi đề xuất việc tổ chức kiểm tra chấm điểm công tác ATVSLĐ định kỳ 06 tháng tại các đơn vị.
3.6- Đề xuất thành lập Hội đồng bảo hộ lao động và mạng lưới an toàn vệ sinh viên.
3.7- Báo cáo, thông báo rút kinh nghiệm tai nạn lao động (kể cả tai nạn giao thông).
3.8- Thống kê, báo cáo tai nạn điện xảy ra cho người dân.
3.9- Kiểm tra công tác ATVSLĐ đột xuất và kiểm tra định kỳ.
3.10- Theo dõi quản lý công tác huấn luyện và sát hạch an toàn vệ sinh lao động.
3.11- Đề xuất khen thưởng và kỷ luật thực trong công tác ATVSLĐ.
3.12- Phụ trách báo cáo công tác của Phòng và các báo cáo sơ, tổng kết 06 tháng, cả năm của Hội đồng BHLĐ Công ty.
3.13- Tham gia giúp việc cho tổ chuyên gia xét thầu mua sắm dụng cụ AT-ĐL-TC. 
3.14- Theo dõi quản lý kiến nghị và thực hiện kiến nghị của đoàn thanh tra, kiểm tra.
3.15- Tham gia giám sát an toàn các công trình sửa chữa lớn khi Công ty huy động.
3.16- Tham gia nghiệm thu và thẩm định các công trình XDCB.
3.17- Công tác Bảo hiểm tai nạn 24/24.
3.18- Cập nhật chương trình quản lý KTAT
3.19- Phối hợp với các Phòng, Ban chức năng của Công ty và bộ phận Y tế thuộc Phòng TCNS theo dõi công tác có liên quan đến an toàn vệ sinh lao động.
4. Nhân viên 2 (Ô. Nguyễn Công Thành):
4.1- Theo dõi thực hiện trình tự thủ tục mua sắm, cấp phát, sử dụng và theo dõi trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, dụng cụ PCCC.
4.2- Theo dõi quản lý dụng cụ an toàn, đo lường, thi công; tham gia giúp việc cho tổ chuyên gia xét thầu mua sắm trang bị PTBVCN và dụng cụ PCCC.
4.3- Theo dõi quản lý công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phòng chống lụt bão, phòng chống cháy nổ, an toàn lưới điện nông thôn và công tác tuyên truyền an toàn điện cho người dân.
4.4- Cập nhật, thống kê các loại quy phạm, quy trình, quy định và hướng dẫn thực hiện về công tác an toàn vệ sinh lao động.
4.5- Công tác thi đua – khen thưởng và tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ-PCCN.
4.6- Theo dõi quản lý đề tài, sáng kiến và ứng dụng công nghệ thông tin của phòng.
4.7- Chấm công, lương, theo dõi nâng lương và công tác đoàn thể.
4.8- Tham gia nghiệm thu và thẩm định các công trình XDCB.
4.9- Theo dõi việc phát động phong trào thi đua “Đảm bảo an toàn lao động ý thức và hành động”
4.10- Cập nhật chương trình quản lý KTAT
4.11- Công tác văn thư, văn phòng phẩm và thiết bị văn phòng.
4.12-Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về PCCC. Hướng dẫn thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy tại Công ty và các Điện lực trực thuộc.
4.13- Xây dựng lực lượng, kế hoạch tổ chức huấn luyện, mua sắm và trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy chữa cháy.
4.14- Tham gia kiểm tra công tác phòng cháy tại cơ quan Công ty và các Điện lực trực thuộc, kiến nghị thực hiện các biện pháp an toàn PCCC.
4.15- Tham gia phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động PCCC theo “Quy chế phối hợp trong công tác chữa cháy, xử lý các sự cố về điện và cấp nước chữa cháy”

Trân trọng kính chào!
    PHÒNG AN TOÀN                                                                        
                            TRƯỞNG PHÒNG

                                                                                                                                                                              



             Nguyễn Huỳnh Đạt
  • Website: Kỹ thuật - An toàn và thông tin tổng hợp dành cho người làm công tác ATLĐ.