Thông tư 31 ngày 02/10/2014 của Bộ Công Thương - Quy định một số nội dung về an toàn điện
BỘ CÔNG THƯƠNG ------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 31/2014/TT-BCT
|
Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2014
|
Căn cứ Luật
Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện;
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm
2012 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Theo đề nghị
của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp;
Bộ trưởng Bộ
Công Thương ban hành Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về an toàn
điện.
Thông tư này
quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện bao gồm: Huấn luyện an toàn,
xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện; nối đất kết cấu kim loại của nhà ở, công trình
trong và liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không đối với
điện áp từ 220 kV trở lên phòng tránh điện cảm ứng; biển báo an toàn điện; thỏa
thuận khi xây dựng nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây
dẫn điện cao áp trên không, chế độ báo cáo tai nạn điện và các vi phạm đối với
hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
Thông tư này áp
dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động điện lực và sử dụng điện trên
lãnh thổ Việt Nam, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Trong Thông tư
này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người vận
hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo là người lao
động của đơn vị điện lực hoạt động theo Luật Hợp tác xã, phạm vi hoạt động tại
khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.
2. Người vận
hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây điện hoặc thiết bị điện ở doanh
nghiệp là người lao động của các đơn vị: Phát điện, truyền tải điện, phân
phối điện, xây lắp điện, sử dụng điện để sản xuất (có trạm biến áp riêng) hoạt
động theo Luật Doanh nghiệp.
3. Người sử
dụng lao động là người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của
các tổ chức, cá nhân, đơn vị trực tiếp quản lý người lao động.
1.
Người làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây dẫn điện
hoặc thiết bị điện ở doanh nghiệp, bao gồm cả treo, tháo, kiểm tra, kiểm định
hệ thống đo, đếm điện năng; điều độ viên.
2.
Người làm công việc vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới,
hải đảo.
1.
Nội dung huấn luyện chung
a)
Sơ đồ hệ thống điện, các yêu cầu bảo đảm an toàn cho hệ thống điện.
b)
Biện pháp tổ chức để bảo đảm an toàn khi tiến hành công việc: Khảo sát, lập
biên bản hiện trường (nếu cần); lập kế hoạch; đăng ký công tác; tổ chức đơn vị
công tác; làm việc theo Phiếu công tác
hoặc Lệnh công tác; thủ tục cho phép làm việc; giám sát an toàn trong thời gian
làm việc; thủ tục kết thúc công việc và đóng điện trở lại.
c)
Biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc an toàn: cắt điện và ngăn chặn có điện
trở lại nơi làm việc; kiểm tra không còn điện; tiếp đất; lập rào chắn, treo
biển cấm, biển báo; thiết lập vùng làm việc an toàn.
d)
Cách nhận biết và biện pháp loại trừ nguy cơ gây sự cố, tai nạn tại nơi làm
việc và phương pháp tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, sơ cứu người bị tai nạn
điện.
đ)
Tính năng, tác dụng, cách sử dụng, cách bảo quản, quy định về kiểm tra (thí
nghiệm) các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với
công việc của người lao động.
2.
Nội dung huấn luyện cho người làm từng công việc cụ thể
a)
Cho người làm công việc vận hành đường dây dẫn điện, thiết bị điện
-
Đối với đường dây dẫn điện:
+
Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố đường dây dẫn điện;
+
An toàn khi: Kiểm tra đường dây dẫn điện; làm việc trên đường dây dẫn điện đã
cắt điện hoặc đang mang điện; chặt, tỉa cây trong và gần hành lang bảo vệ an
toàn đường dây dẫn điện; làm việc trên cao.
-
Đối với thiết bị điện:
+
Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố, quy định an toàn cho thiết bị điện,
trạm điện;
+
An toàn khi: Kiểm tra thiết bị điện; đưa thiết bị điện vào hoặc ngừng vận hành;
làm việc với các thiết bị điện, hệ thống điện một chiều;
+
Phòng cháy, chữa cháy cho thiết bị điện, trạm điện.
b)
Cho người làm công việc xây lắp điện
-
An toàn khi đào, đổ móng cột; đào mương cáp ngầm;
- An
toàn khi lắp, dựng cột;
-
An toàn khi rải, căng dây dẫn, dây chống sét;
-
An toàn khi lắp đặt thiết bị điện.
c)
Cho người làm công việc thí nghiệm điện
-
Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố, quy định an toàn cho các thiết bị của
trạm thử nghiệm, phòng thí nghiệm; biện pháp tổ chức đảm bảo an toàn khi thử
nghiệm;
-
An toàn điện khi tiến hành các loại thử nghiệm riêng biệt như thử nghiệm máy
điện, máy biến điện áp, biến dòng điện; cách điện của cáp điện.
d)
Cho người làm công việc sửa chữa đường dây dẫn điện, thiết bị điện
-
Đối với đường dây dẫn điện: An toàn khi sửa chữa trên đường dây dẫn điện đã cắt
điện hoặc đang mang điện đi độc lập hoặc trong vùng ảnh hưởng của đường dây khác đang vận hành;
-
Đối với thiết bị điện: An toàn khi làm việc với từng loại thiết bị điện như máy
biến áp, máy cắt, máy phát điện, động cơ điện cao áp, tụ điện, hệ thống điện
một chiều.
đ)
Cho người làm công việc treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện
năng tại vị trí lắp đặt
An
toàn khi treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng tại vị trí
lắp đặt khi có điện hoặc không có điện.
1. Cách sử dụng, bảo
quản, kiểm tra, thí nghiệm các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm
việc phù hợp với công việc của người lao động.
2. Phương pháp tách người
bị điện giật ra khỏi nguồn điện và sơ cứu người bị tai nạn điện.
3. Những nội dung thao
tác liên quan đến việc bảo đảm an toàn phù hợp với công việc của người lao
động.
1.
Đối với người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này, người sử dụng
lao động có trách nhiệm:
a)
Xây dựng tài liệu và quy định thời gian huấn luyện phù hợp với bậc an toàn và
vị trí công việc của người lao động;
b)
Lựa chọn người huấn luyện theo quy định tại Khoản 3 Điều này;
c) Tổ
chức huấn luyện, kiểm tra, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện cho người lao động
sau khi kiểm tra đạt yêu cầu. Trường hợp kết quả kiểm tra phần lý thuyết hoặc
phần thực hành không đạt yêu cầu thì phải huấn luyện lại phần chưa đạt;
d)
Quản lý, theo dõi công tác huấn luyện, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện tại đơn
vị.
2.
Đối với người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này, Sở Công Thương
có trách nhiệm:
a)
Xây dựng tài liệu và quy định thời gian huấn luyện phù hợp với bậc an toàn và
vị trí công việc của người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên
giới, hải đảo;
b)
Lựa chọn người huấn luyện theo quy định tại Khoản 3 Điều này;
c) Tổ
chức huấn luyện, kiểm tra, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện cho người lao động
sau khi kiểm tra đạt yêu cầu. Trường hợp kết quả kiểm tra phần lý thuyết hoặc
phần thực hành không đạt yêu cầu, phải huấn luyện lại phần chưa đạt theo đề
nghị của người sử dụng lao động.
3.
Người huấn luyện
a)
Người huấn luyện phần lý thuyết phải có trình độ đại học trở lên phù hợp với
chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác trong chuyên
ngành đó.
b)
Người huấn luyện phần thực hành có trình độ cao đẳng trở lên, thông thạo và có
ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với chuyên ngành huấn luyện.
4.
Hình thức và thời gian huấn luyện
a)
Huấn luyện lần đầu: Thực hiện khi người lao động mới được tuyển dụng. Thời gian
huấn luyện lần đầu ít nhất 24 giờ.
b)
Huấn luyện định kỳ: Thực hiện hàng năm. Thời gian huấn luyện định kỳ ít nhất 08
giờ.
c)
Huấn luyện lại: Khi người lao động chuyển đổi vị trí công việc hoặc thay đổi
bậc an toàn hoặc có sự thay đổi thiết bị, công nghệ; khi kết quả kiểm tra của
người lao động không đạt yêu cầu hoặc khi người lao động đã nghỉ làm việc từ 6
tháng trở lên. Thời gian huấn luyện lại ít nhất 12 giờ.
5.
Tùy điều kiện cụ thể, người sử dụng lao động có thể tổ chức huấn luyện riêng về
an toàn điện theo nội dung quy định tại Thông tư này hoặc kết hợp huấn luyện
các nội dung về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy hoặc
huấn luyện khác được pháp luật quy định.
6.
Chi phí tổ chức huấn luyện, cấp thẻ do người sử dụng lao động chi trả.
Bậc
an toàn điện được phân thành 5 bậc, từ bậc 1/5 đến 5/5.
1.
Yêu cầu đối với từng bậc an toàn điện
a)
Đối với bậc 1/5:
- Kết
quả huấn luyện lần đầu về lý thuyết và thực hành đạt 80% trở lên;
-
Biết những quy định chung để đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc được giao;
-
Sử dụng và quản lý trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc được
giao đúng quy định.
b) Đối với bậc 2/5:
- Biết những quy định
chung và biện pháp bảo đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc được giao;
- Sử dụng và quản lý
trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc được giao đúng quy định;
- Biết phương pháp tách
nạn nhân ra khỏi nguồn điện;
- Biết sơ cứu người bị
điện giật.
c)
Đối với bậc 3/5:
-
Yêu cầu như đối với bậc 2/5;
-
Có khả năng phát hiện vi phạm, hành vi không an toàn;
-
Biết cách kiểm tra, giám sát người làm việc ở đường dây hoặc thiết bị điện.
d)
Đối với bậc 4/5:
- Yêu
cầu như đối với bậc 3/5;
-
Hiểu rõ trách nhiệm, phạm vi thực hiện của từng đơn vị công tác khi cùng tham
gia thực hiện công việc;
-
Biết lập biện pháp an toàn để thực hiện công việc và tổ chức giám sát, theo dõi
công nhân làm việc;
- Có
khả năng phân tích, điều tra sự cố, tai nạn điện.
đ)
Đối với bậc 5/5:
-
Yêu cầu như đối với bậc 4/5;
-
Biết phối hợp với các đơn vị công tác
khác, lãnh đạo công việc, tổ chức tiến hành các biện pháp an toàn và kiểm tra
theo dõi thực hiện công việc.
2. Những
công việc được làm
theo bậc an toàn
a)
Bậc 1/5 được làm những phần công việc sau:
-
Được làm các công việc không tiếp xúc với thiết bị hoặc dây dẫn mang điện;
-
Tham gia phụ việc cho đơn vị công tác làm việc trên thiết bị điện, đường dây
dẫn điện.
b)
Bậc 2/5 được làm những phần công việc sau:
-
Làm phần công việc của bậc 1/5;
-
Làm việc tại nơi đã được cắt điện hoàn toàn.
c)
Bậc 3/5 được làm những phần công việc sau:
-
Làm phần công việc của bậc 2/5;
-
Làm việc tại nơi được cắt điện từng phần;
-
Làm việc trực tiếp với đường dây dẫn điện, thiết bị điện hạ áp đang mang điện;
-
Thực hiện thao tác trên lưới điện cao áp;
-
Kiểm tra trạm điện, đường dây điện đang vận hành;
-
Cấp lệnh công tác, chỉ huy trực tiếp, cho phép đơn vị công tác vào làm việc,
giám sát đơn vị công tác làm việc trên lưới điện hạ áp.
d) Bậc 4/5 được làm những
phần công việc sau:
- Làm phần công việc của bậc
3/5;
- Làm việc trực tiếp với
đường dây dẫn điện, thiết bị điện hạ áp, cao áp đang mang điện;
- Cấp phiếu công tác,
lệnh công tác, chỉ huy trực tiếp, cho phép đơn vị công tác vào làm việc, giám sát đơn vị công tác
làm việc trên đường dây dẫn điện, thiết bị điện.
đ)
Bậc 5/5 làm toàn bộ công việc thuộc phạm vi được giao.
1.
Cấp thẻ
a)
Cấp mới sau khi người lao động được huấn luyện lần đầu và kiểm tra đạt yêu cầu
hoặc khi người lao động chuyển đổi công việc.
b)
Cấp lại khi người lao động làm mất, làm hỏng thẻ.
c)
Cấp sửa đổi, bổ sung khi thay đổi bậc an toàn của người lao động.
d)
Thời gian cấp mới, cấp lại, cấp sửa đổi bổ sung thẻ cho người lao động quy định
tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày người
lao động được huấn luyện lần đầu, huấn luyện định kỳ, huấn luyện lại, kiểm tra
đạt yêu cầu hoặc ngày người sử dụng lao động nhận được văn bản đề nghị của
người lao động làm hỏng, làm mất thẻ.
đ)
Thời gian cấp mới, cấp lại, cấp sửa đổi bổ sung thẻ cho người lao động quy định
tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày người
lao động được huấn luyện lần đầu, huấn luyện định kỳ, huấn luyện lại, kiểm tra
đạt yêu cầu hoặc ngày Sở Công Thương nhận được văn bản đề nghị của người sử
dụng lao động có người lao động làm hỏng, làm mất thẻ. Người sử dụng lao động
có người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này có trách nhiệm gửi
01 bộ hồ sơ đề nghị huấn luyện, cấp thẻ đến Sở Công Thương bằng hình thức trực
tiếp hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ gồm có:
-
Văn bản đề nghị của người sử dụng lao động: Ghi đầy đủ họ tên, công việc và bậc
an toàn hiện tại của người lao động;
-
02 ảnh (2x3)cm và thẻ an toàn điện cũ (nếu có) của người lao động.
e)
Mẫu thẻ theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Sử dụng thẻ
a)
Thời hạn sử dụng: Từ khi được cấp tới khi thu hồi.
b)
Trong suốt quá trình làm việc, người lao động phải mang theo và xuất trình Thẻ
an toàn điện theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc của các đoàn thanh
tra, kiểm tra về an toàn điện.
3. Thu hồi thẻ
a)
Thu hồi thẻ an toàn điện khi người lao động chuyển làm công việc khác hoặc
không tiếp tục làm việc tại tổ chức, đơn vị cũ.
b)
Việc thu hồi thẻ do tổ chức, đơn vị cấp thẻ thực hiện.
1. Cấp điện áp
220 kV: Trong và liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây đến 25 m tính từ
mép dây dẫn ngoài hoặc dưới cùng.
2. Cấp điện áp
500 kV: Trong và liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây đến 60 m tính từ
mép dây dẫn ngoài hoặc dưới cùng.
1. Nhà ở, công
trình có mái làm bằng kim loại cách điện với đất: Nối đất mái. Các kết cấu kim
loại nằm dưới mái không phải nối đất.
2. Nhà ở, công
trình có mái không làm bằng kim loại: Nối đất tất cả các kết cấu kim loại cách
điện với đất như vách, tường bao, dầm, xà, vì kèo, khung cửa.
3. Nối đất các kết cấu kim loại cách điện với đất ở bên ngoài
nhà ở, công trình như khung sắt, tấm tôn, ăng ten ti vi, dây phơi.
1. Cọc tiếp đất
được làm bằng thép tròn đường kính không nhỏ hơn 16 mm hoặc thép vuông có tiết
diện tương đương hoặc thép góc có kích thước không nhỏ hơn (40x40x4)mm; chiều
dài phần chôn trong đất ít nhất 0,8 m (theo phương thẳng đứng), một đầu cọc nhô
lên khỏi mặt đất (không cao quá 0,15 m); nơi đặt cọc tiếp đất không được gây
trở ngại cho người sử dụng nhà ở, công trình. Không được sơn phủ các vật liệu
cách điện lên bề mặt cọc tiếp đất. Tại những nơi dễ bị ăn mòn, các cọc tiếp đất
phải được mạ đồng hoặc mạ kẽm.
2. Dây nối đất
có thể được làm bằng thép tròn đường kính không nhỏ hơn 6 mm hoặc thép dẹt kích
thước không nhỏ hơn (24x4)mm hoặc dây đồng mềm nhiều sợi tiết diện không nhỏ
hơn 16 mm2; nếu dây nối đất làm bằng thép thì phải được mạ kẽm hoặc
sơn chống gỉ.
3. Dây nối đất
được bắt chặt với phần nổi trên mặt đất của cọc tiếp đất và kết cấu kim loại
cần nối đất bằng bu lông hoặc hàn.
4. Trường hợp
nhà ở, công trình đã có nối đất đang được sử dụng thì không cần phải làm thêm
cọc tiếp đất mà chỉ cần bắt chặt dây nối đất vào nối đất đó bằng bu lông hoặc
hàn.
1. Trách nhiệm
nối đất
a) Đối với nhà
ở, công trình có trước khi xây dựng công trình lưới điện cao áp, chủ đầu tư
công trình lưới điện cao áp chịu mọi chi phí và lắp đặt hệ thống nối đất.
b) Đối với nhà
ở, công trình có sau công trình lưới điện cao áp thì chủ sở hữu, người sử dụng
hợp pháp nhà ở, công trình tự lắp đặt hệ thống nối đất hoặc đề nghị đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp lắp
đặt hệ thống nối đất và phải chịu mọi chi phí.
2. Quản lý hệ
thống nối đất
Chủ sở hữu,
người sử dụng hợp pháp nhà ở, công trình có các kết cấu kim loại nối đất phải
quản lý hệ thống nối đất. Khi phát hiện hệ thống nối đất hư hỏng hoặc có hiện
tượng bất thường thì báo ngay cho đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp để
phối hợp giải quyết.
1. Biển báo an
toàn điện được chia thành biển cấm, biển cảnh báo và biển chỉ dẫn, cụ thể theo
Bảng sau:
TT
|
Loại và nội dung biển
|
Hình vẽ
|
Quy cách biển
(Cỡ hình ảnh và chữ theo hình vẽ tại
Phụ lục II Thông tư này)
|
1
|
Biển cấm
|
||
a
|
Cấm trèo! Điện áp cao nguy hiểm chết
người
|
Hình 1a, 1b
|
Viền và hình tia chớp màu đỏ tươi,
nền màu trắng, chữ màu đen.
|
b
|
Cấm vào! Điện áp cao nguy hiểm chết
người
|
Hình 2
|
|
c
|
Cấm lại gần! Có điện nguy hiểm chết
người
|
Hình 3
|
|
d
|
Cấm đóng điện! Có người đang làm việc
|
Hình 4
|
Viền màu đỏ tươi, nền màu trắng, chữ
màu đen.
|
2
|
Biển cảnh báo
|
||
a
|
Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết
người
|
Hình 5
|
Viền và hình tia chớp màu đỏ tươi,
nền màu trắng, chữ màu đen.
|
b
|
Cáp điện lực
|
Hình 6
|
Viền, chữ và mũi tên màu xanh tím
hoặc đen chìm 1 ¸ 2 mm; nền màu trắng.
|
3
|
Biển chỉ dẫn
|
||
a
|
Làm việc tại đây
|
Hình 7
|
Nền phía ngoài màu xanh lá cây, nền
phía trong màu trắng, chữ màu đen.
|
b
|
Vào hướng này
|
Hình 8
|
|
c
|
Đã nối đất
|
Hình 9
|
Viền và chữ màu đen, nền vàng.
|
2. Ngoài những
biển báo an toàn điện quy định tại Khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân có thể
xây dựng biển báo với nội dung khác để sử dụng nội bộ, phù hợp với tính chất
công việc.
1. Đối với
đường dây dẫn điện cao áp trên không, phải đặt biển “CẤM TRÈO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY
HIỂM CHẾT NGƯỜI” trên tất cả các cột của đường dây ở độ cao từ 2,0 m đến 2,5 m
so với mặt đất về phía dễ nhìn thấy (Hình 1a hoặc 1b Phụ lục II Thông tư này).
2. Đối với
đường cáp điện ngầm không sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật với các
loại đường ống hoặc cáp khác, phải đặt biển báo “CÁP ĐIỆN LỰC” trên mặt đất
hoặc trên cột mốc, ở vị trí tim rãnh cáp, dễ nhìn thấy và xác định được đường
cáp ở mọi vị trí; tại các vị trí chuyển hướng bắt buộc phải đặt biển báo;
khoảng cách giữa hai biển báo liền kề không quá 30 m (Hình 6 Phụ lục II Thông
tư này).
3. Đối với trạm
điện có tường rào bao quanh, phải đặt biển “CẤM VÀO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT
NGƯỜI” trên cửa hoặc Cổng ra vào trạm (Hình 2 Phụ lục II Thông tư này).
4. Đối với trạm
điện treo trên cột, việc đặt biển báo được thực hiện theo quy định đối với
đường dây dẫn điện cao áp trên không.
5. Đối với trạm
biến áp hợp bộ kiểu kín, trạm đóng cắt hợp bộ ngoài trời, tủ phân dây (Tủ
Piliar) phải đặt biển “CẤM LẠI GẦN! CÓ ĐIỆN NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” trên vỏ trạm
về phía dễ nhìn thấy (Hình 3 Phụ lục II Thông tư này).
6. Trên bộ phận
điều khiển, truyền động thiết bị đóng cắt đã cắt điện cho đơn vị công tác làm việc
phải treo biển “CẤM ĐÓNG ĐIỆN! CÓ NGƯỜI ĐANG LÀM VIỆC” (Hình 4 Phụ lục II Thông
tư này).
7. Trên rào
chắn phải đặt biển “DỪNG LẠI! CÓ ĐIỆN NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” về phía dễ nhìn
thấy (Hình 5 Phụ lục II Thông tư này).
8. Tại nơi làm
việc đã được khoanh vùng, nếu cần thiết: Tại khu vực làm việc đặt biển “LÀM
VIỆC TẠI ĐÂY” (Hình 7 Phụ lục II Thông tư này); đầu lối vào khu vực làm việc
đạt biển “VÀO HƯỚNG NÀY” (Hình 8 Phụ lục II Thông tư này), “ĐÃ NỐI ĐẤT” (Hình 9
Phụ lục II Thông tư này).
9. Biển “CẤM
TRÈO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI”, “CẤM VÀO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT
NGƯỜI”, “CẤM LẠI GẦN! CÓ ĐIỆN NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” quy định tại Điều 14 Thông
tư này có thể được sơn trực tiếp hoặc lắp đặt biển báo chế tạo rời vào đúng nơi
quy định.
Trách nhiệm đặt
biển báo tại Điều 15 Thông tư này được quy định như sau:
1. Chủ đầu tư
(đối với công trình xây dựng mới) hoặc đơn vị quản lý vận hành (đối với công
trình đã đưa vào khai thác, sử dụng) có trách nhiệm đặt biển theo quy định tại
các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7 Điều 15 Thông tư này.
2. Người giám
sát thao tác có trách nhiệm đặt biển theo quy định tại Khoản 6 Điều 15 Thông tư
này.
3. Người chỉ
huy trực tiếp đơn vị công tác hoặc người cho phép đơn vị công tác vào làm việc
có trách nhiệm đặt biển theo quy định tại Khoản 8 Điều 15 Thông tư này.
Việc thỏa thuận
các biện pháp bảo đảm an toàn quy định tại Khoản 2 Điều 51 Luật Điện lực được
thực hiện như sau:
1. Chậm nhất
sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của chủ đầu tư xây
dựng công trình, đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp có trách nhiệm gửi
văn bản cho chủ công trình thông báo về thời gian tiến hành khảo sát hiện trường.
2. Việc khảo
sát hiện trường nơi dự kiến xây dựng, cải tạo công trình và lập văn bản thỏa thuận với chủ công trình phải được thực
hiện trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
3. Trường hợp
không thỏa thuận được các biện pháp bảo đảm an toàn, đơn vị quản lý lưới điện
cao áp phải trả lời bằng văn bản nêu rõ
lý do không thỏa thuận cho chủ công trình
trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện việc khảo sát.
4. Nội dung các
văn bản đề nghị, văn bản thông báo thời gian khảo sát, văn bản thỏa thuận thực hiện theo Phụ lục III ban hành
kèm theo Thông tư này.
Ngoài việc thực
hiện khai báo tai nạn theo quy định của pháp luật về lao động, đơn vị quản lý
vận hành lưới điện cao áp báo cáo cơ quan cấp
trên (nếu có) và Sở Công Thương theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 17 Nghị
định số 14/2014/NĐ-CP, thực hiện như sau:
1. Báo cáo
nhanh tai nạn điện
a) Thời gian
báo cáo: Trong vòng 24 giờ kể từ khi tai nạn xảy ra.
b) Nội dung và
hình thức gửi báo cáo: Theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này,
gửi bằng fax hoặc thư điện tử (file PDF).
2. Báo cáo định
kỳ 6 tháng, hàng năm
a) Thời gian
báo cáo: Theo thời điểm ngày 05 tháng 6 và ngày 05 tháng 12 hàng năm.
b) Nội dung và
hình thức gửi báo cáo: Theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này,
gửi theo đường công văn và thư điện tử (file word).
1. Thông tư này
có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 11 năm 2014.
2. Bãi bỏ Thông
tư số 03/2010/TT-BCT ngày 22 tháng 01 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định một
số nội dung về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp và Quyết định số
34/2006/QĐ-BCN ngày 13 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
quy định về kỹ thuật an toàn lưới điện hạ áp nông thôn.
3. Quy định
chuyển tiếp
a) Những biển
báo an toàn điện có cùng nội dung nhưng khác về quy cách với biển báo quy định
tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư này phải được thay thế trước ngày 01 tháng 7 năm
2016.
b) Đối với
người làm công việc vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới,
hải đảo đã được cấp thẻ an toàn theo Quyết định số 34/2006/QĐ-BCN ngày 13 tháng
9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm
lập danh sách và đề nghị Sở Công Thương huấn luyện, cấp thẻ an toàn điện theo
quy định tại Thông tư này để thay thế thẻ trước đây; thời gian thực hiện xong
trước ngày 31 tháng 12 năm 2015.
1. Thủ trưởng
các đơn vị trực thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Cục Kỹ thuật
an toàn và Môi trường công nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra
việc thực hiện Thông tư này trên phạm vi cả nước.
3. Sở Công
Thương có trách nhiệm:
a) Xây dựng kế
hoạch huấn luyện, kiểm tra, xếp bậc, cấp thẻ an toàn điện và thông báo cho các
tổ chức, cá nhân, đơn vị có các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư
này;
b) Hướng dẫn,
thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trên địa bàn thuộc phạm vi quản
lý;
c) Thống kê,
theo dõi tai nạn điện, các vi phạm đối với hành lang bảo vệ an toàn lưới điện
cao áp trên địa bàn và báo cáo Bộ Công Thương (qua Cục Kỹ thuật an toàn và Môi
trường công nghiệp) theo thời điểm ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hàng
năm.
4. Trong quá
trình thực hiện, trường hợp có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công Thương để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chính phủ; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Sở Công Thương các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Website: Chính phủ; BCT; - Công báo; - Kiểm toán Nhà nước; - Các cơ quan, doanh nghiệp thuộc Bộ; - Lưu: VT, PC, ATMT. |
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG Cao Quốc Hưng |
MẪU THẺ AN TOÀN ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2014/TT-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2014/TT-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
Mặt trước
…………..(1)……………
…………..(2)……………
|
|
Ảnh
2x3 (đóng dấu giáp lai)
|
THẺ
AN TOÀN ĐIỆN |
Số …(3)/…(4)…./TATĐ |
Mặt
sau
Họ tên: ……………….. (5) …………….
Công việc, đơn vị công tác (6)
………..
……………………………………………
Bậc an
toàn: /5
Cấp ngày
tháng năm
|
Một số quy định
cụ thể:
1. Kích thước
(85x53)mm, nền cả hai mặt màu vàng nhạt.
2. Quy định về
viết thẻ:
(1): Tên cơ
quan cấp trên của đơn vị cấp thẻ (nếu có);
(2): Tên đơn vị
cấp thẻ;
(3): Số thứ tự
Thẻ an toàn do đơn vị cấp thẻ cấp theo thứ tự từ 01 đến n, số thứ tự thẻ của
mỗi người lao động được giữ nguyên sau mỗi lần cấp lại thẻ;
(4): Chữ viết
tắt của đơn vị cấp thẻ;
(5): Họ tên của
người được cấp thẻ;
(6): Công việc
hiện đang làm của người được cấp thẻ (vận hành, thí nghiệm, xây lắp...) tại (ghi
tên đơn vị công tác);
(7): Chức vụ
của người cấp thẻ;
(8): Chữ ký của
người cấp thẻ và dấu của đơn vị cấp thẻ.
3. Phông chữ:
a) Tại các vị
trí (1), (2), (7) sử dụng phông chữ Arial, cỡ chữ 12, kiểu chữ in hoa có dấu,
màu đen;
b) Các chữ “Thẻ
an toàn điện” sử dụng phông chữ Arial, cỡ chữ 22, kiểu chữ in hoa, đậm, có dấu,
màu đỏ;
c) Các nội dung
còn lại sử dụng phông chữ Arial, cỡ chữ 12, kiểu chữ in thường, có dấu, màu
đen.
(Đơn vị đo: mm)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2014/TT-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
TT
|
Nội dung
|
Hình
|
1
|
Biển cấm
|
|
Cấm trèo! Điện áp cao nguy hiểm chết người
|
Hình
1a, 1b
|
|
Cấm vào! Điện áp cao nguy hiểm chết người
|
Hình 2
|
|
Cấm lại gần! Có điện nguy hiểm chết người
|
Hình 3
|
|
Cấm đóng điện! Có người đang làm việc
|
Hình 4
|
|
2
|
Biển cảnh báo
|
|
Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người
|
Hình 5
|
|
Cáp điện lực
|
Hình 6
|
|
3
|
Biển chỉ dẫn
|
|
Làm việc tại đây
|
Hình 7
|
|
Vào hướng này
|
Hình 8
|
|
Đã nối đất
|
Hình 9
|
Mẫu số 01. Biển cấm
Hình
1a
Hình
1b
Hình
2
Hình
3
Hình
4
Mẫu số 02. Biển cảnh báo
Hình
5
Hình
6
Mẫu số 03. Biển chỉ dẫn
Hình
7
Hình
8
Hình 9
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2014/TT-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
TT
|
Nội dung
|
Mẫu
|
1
|
Giấy đề nghị
|
Số 01
|
2
|
Phiếu hẹn khảo sát
|
Số 02
|
3
|
Biên bản thỏa thuận
|
Số 03
|
Mẫu số 01. Giấy đề nghị
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
GIẤY ĐỀ NGHỊ
Thỏa thuận biện pháp bảo đảm an toàn khi xây dựng (hoặc
cải tạo) và sử dụng nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây
dẫn điện cao áp trên không
Kính gửi: (Ghi tên đơn vị quản lý vận hành đường dây
dẫn điện trên không)
(Ghi tên, địa
chỉ trụ sở chính, số điện thoại liên hệ của tổ chức/Họ tên, số điện thoại liên
hệ của cá nhân có nhu cầu) là chủ sở hữu/chủ sử dụng (đối với nhà ở, công trình có
nhu cầu cải tạo) hoặc chủ sử dụng hợp pháp (đối với đất có nhu cầu cần xây dựng
mới nhà ở, công trình)
Có nhà, công
trình tại địa chỉ .... (hoặc đất tại thửa... tờ bản đồ số....) nằm trong hành
lang bảo vệ an toàn đường dây …………..
Do có nhu cầu
xây dựng (hoặc cải tạo) nhà ở công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường
dây, (Ghi tên tổ chức/Cá nhân) đề nghị (Ghi tên đơn vị quản lý vận hành đường dây dẫn điện trên
không) thỏa thuận về
biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình xây dựng (hoặc cải tạo), sử dụng nhà ở, công trình này.
(Ghi tên tổ
chức/Cá nhân) cam kết thực
hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ an toàn công trình lưới
điện cao áp trong suốt quá trình xây dựng (hoặc cải tạo) và sử dụng nhà ở, công
trình nói trên./.
..., ngày ... tháng ... năm ...
Tổ chức/Cá nhân đề nghị (Ký, ghi rõ họ tên) |
Mẫu số 02.
Phiếu hẹn khảo sát
Tên cơ quan,
tổ chức chủ quản trực tiếp
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Tên địa danh, ngày ... tháng ... năm ...
PHIẾU HẸN KHẢO SÁT
Kính gửi: (Ghi tên tổ chức/Cá nhân có Giấy đề nghị)
Địa chỉ:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Ngày... tháng
... năm…, (Ghi tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản) đã nhận được Giấy
đề nghị ngày … tháng ... năm … của (Ghi tên tổ chức/Cá nhân) về việc
thỏa thuận các biện pháp bảo đảm an toàn khi xây dựng mới (hoặc cải tạo) và sử
dụng nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên
không.
(Ghi tên cơ
quan, tổ chức ban hành văn bản) kính báo để ông (bà) được biết: ...giờ, ngày ...
tháng... năm ... nhóm công tác của chúng tôi do ông (bà) ……….. số điện thoại
………. sẽ đến khảo sát hiện trường nơi xây dựng (hoặc cải tạo) nhà ở, công trình.
Vậy đề nghị ông
(bà) hoặc người đại diện của ông (bà) có mặt để phối hợp với chúng tôi trong
việc khảo sát hiện trường, thỏa thuận các biện pháp bảo đảm an toàn trong quá
trình xây dựng (hoặc cải tạo) và sử dụng nhà ở, công trình này./.
..., ngày ... tháng ... năm ...
Lãnh đạo bộ phận giải quyết (Ký và ghi rõ họ tên) |
Mẫu số 03. Biên
bản thỏa thuận
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BIÊN BẢN THỎA THUẬN
V/v thỏa thuận
biện pháp bảo đảm an toàn khi ………….. (1) ……………
trong hành lang
bảo vệ an toàn đường dây …………….. (2)
………………………………………………….
Căn cứ giấy đề
nghị ngày ….. tháng …..
năm ….. của ………………… (3) ………………….
Căn cứ kết quả
khảo sát ngày ….. tháng …..
năm …… của ……………………………... (4) ..
Căn cứ Thông tư
số ……./TT-BCT ngày .... tháng …. năm …. của Bộ Công Thương quy định về ………………….
…………… (4) ………..
và …….. (3) ………….. thỏa thuận về
biện pháp bảo đảm an toàn khi …… (1) …… trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây
…….. (2) ………. với những nội dung sau:
I. THỜI GIAN
Từ lúc .... giờ
.... phút ngày ….. tháng .... năm ……
II. ĐỊA ĐIỂM
……………………………………………………………………..
III. THÀNH PHẦN
1. Đại diện
…………………………………. (4) …………………………………………
Ông (bà):
……………………………. Chức vụ: …………………………………………
Ông (bà):
……………………………. Chức vụ: …………………………………………
2. Đại diện
…………………………………. (3) …………………………………………
Ông (bà):
……………………………. Chức vụ: …………………………………………
Ông (bà):
……………………………. Chức vụ: …………………………………………
IV. NỘI DUNG
THỎA THUẬN
1. Theo hồ sơ
và kết quả khảo sát đường dây ….. (2) …….., …………(4) …….. thông báo cho
…….(3)……. tình trạng kỹ thuật của đường dây …….(2)…… như sau:
a) Dây dẫn:
…………… (5) ……………
b) Dây chống
sét (nếu có): ……………… (6) ………………
b) Cách điện:
…………… (7) …………..
c) Xà: …………..
(8) …………….
d) Cột:
……………(9)………………
đ) Móng cột:
………….. (10)…………..
e) Dòng điện
cực đại chảy qua đoạn dây dẫn: ………. (11) …………
2. Căn cứ …….
(12)…….. ……… (4) …….. đồng ý cho …….. (3) ……….
được ………. (1) …….. nếu .... (3)……… đáp ứng được các điều kiện sau:
a) Đối với
đường dây: ………………………….. (13) …..……………………….;
b) Đối với công trình của (2): …………………. (14) …………………………………..;
c) Trong khi sử dụng công trình: ……………. (15) …………………………………….
3. Các thỏa
thuận khác (nếu có): ………………………………………………….
4. Các ý kiến
khác (nếu có): ……………………………….
Biên bản này
được lập xong lúc ... giờ ... phút ... ngày ... tháng ….. năm …… và được viết
thành ... bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ ... bản./.
ĐẠI DIỆN ……… (3) ………
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
ĐẠI DIỆN …….. (4) ……….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Hướng dẫn thực
hiện:
(1): Ghi rõ cải
tạo hay xây dựng mới.
(2): Tên đường
dây.
(3): Tên tổ
chức, cá nhân có nhu cầu (1).
(4): Tên đơn vị
quản lý vận hành đường dây (2).
(5), (6): Ghi
loại dây; tình trạng dây có bị sờn xước
hay không, nếu có thì mức độ sờn xước;
riêng với dây dẫn còn phải có thông tin về số mối nối trên một dây trong khoảng
cột, khoảng cách từ dây dẫn đến mặt đất.
(7): Chủng loại
vật cách điện, hiện đang mắc đơn hay kép.
(8): Loại xà,
tình trạng kỹ thuật của xà.
(9): Loại cột,
tình trạng cột, cột đơn hay kép;
(10): Loại móng
cột, tình trạng kỹ thuật của móng cột, tình trạng sạt lở xung quanh móng cột;
(11): Trị số
dòng điện lớn nhất của đường dây ở chế độ vận hành thường xuyên.
(12): Là các điều
khoản của các văn bản quy phạm pháp luật quy định điều kiện về kỹ thuật, an
toàn mà (3) phải chấp hành khi thực hiện (1) và trong suốt quá trình sử dụng
công trình.
(13): Những
điều kiện đường dây chưa đáp ứng được để cho nhà ở, công trình được tồn tại
trong hành lang an toàn, (3) phải cải tạo, sửa chữa.
(14): Những
điều kiện đối với nhà ở, công trình của (3) phải đáp ứng để được tồn tại trong
hành lang an toàn.
(15): Những
điều kiện mà (3) phải đáp ứng trong suốt quá trình sử dụng nhà ở, công trình.
MẪU BÁO CÁO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2014/TT-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2014/TT-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
TT
|
Nội dung
|
MẪu
|
1
|
Báo cáo nhanh tai nạn điện
|
Số 01
|
2
|
Báo cáo vi phạm đối với hành lang bảo vệ an toàn lưới
điện cao áp
|
Số 02
|
3
|
Báo cáo định kỳ tai nạn điện
|
Số 03
|
Mẫu số 01. Báo
cáo nhanh tai nạn điện
Tên cơ quan,
tổ chức chủ quản trực tiếp
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Tên địa danh, ngày ... tháng ... năm ...
BÁO CÁO NHANH TAI NẠN ĐIỆN
Thời điểm xảy
ra tai nạn: …………………………………………………………………
Địa điểm xảy ra
tai nạn: …………………………………………………………………..
Thời tiết:
…………………………………………………………………………………….
Tên nạn nhân:
…………………………….. Giới tính: ……………… Năm sinh: …….
Trú quán:
……………………………………………………………………………………
Nghề nghiệp:
………………………………………………………………………………
Tóm tắt diễn
biến vụ việc: …………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Mức độ thiệt
hại: ……………………………………………………………………………
Nguyên nhân sơ
bộ: ……………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Biện pháp đã
khắc phục: ……………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Hướng giải
quyết tiếp theo: …………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
(Ghi tên cơ
quan, tổ chức ban hành văn bản) báo cáo./.
Nơi nhận: - - - Lưu: |
Lãnh
đạo cơ quan, tổ chức ban hành văn bản
(Ký tên, đóng dấu) |
Mẫu số 02. Báo
cáo vi phạm đối với hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp
BÁO CÁO VI PHẠM ĐỐI VỚI HÀNH LANG BẢO VỆ AN TOÀN LƯỚI
ĐIỆN CAO ÁP
Số
TT
|
Đơn vị trực thuộc
|
Cấp điện áp (kV)
|
Tổng số vụ vi phạm
|
Phân loại vụ vi phạm tồn cuối kỳ báo
cáo
(Vi phạm Điều 12, Điều 13,... NĐ 14/2014/NĐ-CP, Điều ... Luật điện lực,...) |
||||||||||
Tồn đầu kỳ báo cáo
|
Phát sinh tăng trong kỳ báo cáo
|
Giảm trong kỳ do cải tạo lưới điện
|
Giảm trong kỳ do xử lý khác
|
Tồn cuối kỳ báo cáo
|
(Ghi vi phạm Điều... của Văn bản
QPPL...)
|
(Ghi vi phạm Văn bản QPPL...)
|
||||||||
Khoản
…
|
Khoản
…
|
Khoản
…
|
Khoản
…
|
…
|
Điều
…
|
……
|
||||||||
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8=4+5-6-7
|
9
|
10
|
11
|
12
|
...
|
...
|
...
|
I
|
Đường dây dẫn
điện trên không
|
|||||||||||||
1
|
6
|
|||||||||||||
10
|
||||||||||||||
...
|
||||||||||||||
2
|
...
|
|||||||||||||
Cộng (Theo cấp điện áp)
|
6
10 … |
|||||||||||||
II
|
Đường cáp điện
ngầm
|
|||||||||||||
1
|
6
|
|||||||||||||
...
|
||||||||||||||
2
|
...
|
|||||||||||||
Cộng
(Theo cấp điện áp) |
6
10 … |
Đơn vị báo cáo
(Ký tên, đóng dấu) |
Mẫu số 03. Báo
cáo định kỳ tai nạn điện
BÁO CÁO ĐỊNH KỲ TAI NẠN ĐIỆN
(Tính từ ngày ... tháng ... năm đến ngày ... tháng ...
năm ...)
TT
|
Đơn vị - địa phương có tai nạn
|
Họ và tên nạn nhân
|
Tuổi
|
Nghề nghiệp, bậc thợ
|
Ngày, giờ xảy ra tai nạn, điện áp gây tai nạn
|
Nơi xảy ra tai nạn
|
Nguyên nhân, diễn biến
|
Tình trạng (nhẹ, nặng, chết)
|
Tổng số ngày nghỉ vì tai nạn
|
Đơn vị báo cáo
(Ký tên, đóng dấu) |
-
Bài sau
-
Bài trướcBài đầu tiên