Dụng cụ AT
Quy định hướng dẫn sử dụng Dụng cụ an toàn
QUI ĐỊNH SỬ DỤNG, BẢO QUẢN,
THỬ NGHIỆM, DỤNG CỤ
Tên dụng cụ: Thang nhôm loại rút - Thang rút (Click here)
Tên
dụng cụ: SÀO TIẾP ĐẤT AUTOCLAM VÀ TIẾP ĐẤT DI ĐỘNG
AUTOCLAMP TRUNG ÁP
(Ban hành kèm theo quyết định
số 901/QĐ-PCTG ngày
25/9/2012)
I. TỔNG QUÁT:
1. Tên dụng cụ: Sào tiếp đất lưu động tự kẹp
hay còn gọi là sào tiếp đất di động Autoclam (Gọi tắt là Sào autoclamp)
2.
Công dụng:
Sào autoclamp là loại sào
cách điện, chuyên dùng cho việc tiếp đất lưu động an toàn trên đường dây, thiết
bị điện cao áp đến 35 kV.
3.
Thông số kỹ thuật:
- Trọng lượng tổng 5,6 kg. Trong đó: thân sào là 0,6 kg; các kẹp
5kg
- Kích thước:
§ Chiều dài thân sào cách điện là 2 mét
§ Chiều dài các dây đồng mềm là 1,4 mét
§ Kẹp (clamp): Rảnh kẹp dây có đường kính # 3
cm (bảo đảm kẹp dây từ 22mm2 trở lên).
§ Chiều dài clam kẹp là 12 cm
§ Phần chuôi clam kẹp kết nối là 4 cm
- Cách điện: Điện áp làm việc của thân sào là
36KV
4.
Mô tả:
Mỗi bộ sào Autoclamp gồm 2 bộ phận : Sào và
bộ tiếp đất autoclamp.
a. Sào:
Gồm 2 bộ phận
+ Thân sào (1): Bằng vật liệu cách điện nhẹ.
Trên đầu có cơ cấu để giữ đầu sào.
+ Đầu sào (2): Phần dưới có bộ phận để nối
vào thân sào (2c), phần trên có móc (2a) để tháo dây tiếp đất ra khỏi dây dẫn.
Ở giữa còn rãnh vuông (2b) giữ bộ đầu kẹp khi gắn vào sào để chuẩn bị móc vào
dây dẫn.
b. Bộ
dây tiếp đất autoclamp (3): Gồm
2 bộ phận
+ Dây (3a): Làm bằng cáp đồng trần mềm nhiều
sợi có tiết diện 25 mm2 bên
ngoài có bọc bằng nhữa dẽo để bảo vệ cáp
+ Kẹp autoclamp (3b): là loại đầu kẹp dây
chuyên dụng đặc biệt để có thể tự kẹp vào dây dẫn đồng thời có cơ cấu để có thể
dùng sào giật ra khỏi dây dẫn. Cụ thể xem ảnh dưới đây
4.
Chốt nối
kẹp để nối đầu kẹp với sào hoặc các đầu kẹp với nhau.
5.
Khe
gài.
6.
Chốt
mở ngàm kẹp. Khi mở gài chốt này vào khe gài (5).
7.
Lỗ cắm
chốt nối kẹp.
8.
Rãnh
vuông.
9.
Lỗ
giật mở kẹp.
II.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:
1/ Kiểm tra trước khi sử dụng: Kiểm tra trước khi ra hiện trường.
-
Kiểm
tra sào: Sào không có dấu hiệu trầy xước nặng, hư hỏng, ẩm ướt, có tem thử
nghiệm chứng tỏ còn trong hạn sử dụng.
-
Kiểm
tra dây tiếp địa:
§
Dây
dẫn: Võ bọc không bị hư hỏng, phần nối vào đầu kẹp chắn chắn không có dâu hiệu
hư hỏng.
§ Phần kẹp: Mở và đóng các chốt gài xem lò xo
và các cơ cấu tự động còn hoạt động tốt không? Nếu không, không được sử dụng.
Chú ý kiểm tra kỹ để tránh các trường hợp sau:
+ Không lắp đầu kẹp vào dây dẫn được;
+ Lắp đầu kẹp vào rồi không giật ra được.
2/
Lắp tiếp địa:
Mang sào vào bộ dây tiếp đất đến nơi cần
lắp tiếp đất lưu động thực hiện các bước sau đây:
a. Chuẩn
bị:
1- Nối
thân sào (1) vào đầu sào (2), vặn khóa chắc chắn;
2- Cắm
chốt nối kẹp (4) vào lỗ giữ ở đầu sào. Lần lượt cắm chốt nối (4) của từng đầu
kẹp vào lỗ cắm chốt nối kẹp (7). Chú ý sắp xếp sao cho các dây tiếp đất không
bị rối và đầu kẹp vào dây trung hòa lắp sau cùng;
3- Kéo
chốt mở ngàm kẹp (6) gài vào khe gài (5). Đồng thời gài vào rãnh vuông của đầu
sào hay của đầu kẹp trước.
* Giải thích cơ cấu giữ đầu kẹp vào sào: Các
clam kẹp được thiết kế lực kẹp dây bằng lò xo đẩy về. Lò xo này được kéo giãn
ra và tự động giữ thông qua cơ cấu chỏi. Bộ phận cò chỏi hình bậc thang.
Sau khi kéo Lò xo đẩy về của các clamp thì các chốt
kéo về của clamp được giữ chặt tại các khe gài (5) của bản thân đầu kẹp đồng
thời được giữ chặt vào các rãnh vuông như sau: Rãnh vuông của đầu sào giữ cho
clamp kẹp thứ 1, rãnh vuông của đầu kẹp clamp kẹp thứ 1 giữ cho clamp kẹp thứ
2, rãnh vuông clamp kẹp thứ 2 giữ cho clamp kẹp thứ 3 .. .. .. Như vậy các kết
cấu từ thân sào đến đầu sào và các clamp kẹp được cố định giữ chặt nhau nằm
trên một đường thẳng đứng để có thể đứng trên trụ thao tác lắp tiếp đất.
Làm
đúng các bước 1, 2, 3 sào sẽ được chuẩn bị sẵn sàng như hình sau đây:
b. Thao
tác lắp tiếp đất:
+ Lắp tiếp đất gồm có 02 người thực hiện: 1
người giám sát bậc 4 an toàn và người thao tác bậc 3 an toàn.
+ Sau khi người thao tác đã mang găng tay
cách điện trung áp, người giám sát chuyển sào autoclamp đã chuẩn bị ở bước a. cho người thao tác;
+ Người thao tác lần lượt móc các kẹp vào dây
dẫn và giật để đầu kẹp rời khỏi sào theo thứ tự dây trung hòa trước lần lượt
đến các dây pha;
Giải thích cơ cấu hoạt động: Hình
ảnh dưới đây cho ta thấy rõ cơ cấu hoạt động của autoclamp.
Khi
móc vào dây dẫn, kéo sào, một lực sẽ tác động vào cò (10) làm chốt gài (6) nhảy
ra khỏi khe gài đồng lúc ngàm sẽ kẹp chặt dây dẫn và đầu kẹp thoát khỏi
sào.
3/
Tháo tiếp đất:
Mang sào vào bộ dây tiếp đất đến nơi cần
lắp tiếp đất lưu động thực hiện các bước sau đây:
a. Chuẩn
bị:
1.
Kiểm tra sào như phần 1/;
2.
Nối thân sào (1) vào đầu sào (2), vặn khóa
chắc chắn.
b. Thao
tác tháo tiếp đất:
+ Tháo tiếp đất gồm có 02 người thực hiện: 1
người giám sát bậc 4 an toàn và người thao tác bậc 3 an toàn.
+ Sau khi người thao tác đã mang găng tay
cách điện trung áp, người giám sát chuyển sào autoclamp đã chuẩn bị ở bước a. cho người thao tác;
+ Người thao tác lần lượt dùng móc ở đầu sào
(2a) móc vào lỗ mở đầu kẹp (9) đang gắn vào dây pha giật mạnh, đầu kẹp sẽ thoát
ra khỏi dây dẫn dính vào móc ở đầu sào;
+ Lắc nhẹ sào để đầu kẹp rơi xuống chân móc.
+ Tiếp tục móc và giật đầu kẹp khỏi dây dẫn
cho các pha khác và khỏi dây trung hòa.
Giải
thích cơ cấu hoạt động: Khi móc sào vào lỗ mở đầu kẹp (9) và giật miệng của kẹp sẽ hướng lên trên với lực giật mạnh dây dẫn sẽ trượt khỏi
ngàm kẹp để thoát ra ngoài.
III.
HƯỚNG
DẪN BẢO QUẢN
Sau mỗi lần sử dụng sào
autoclamp phải thực hiện các bước sau đây:
§ Tháo rời dây tiếp
đất ra khỏi sào, lau chùi sạch sẽ, quấn gọn và để vào bao đựng;
§ Lau chùi sạch sẽ
các vết bẩn dính trên sào, để vào bao đựng sào.
§ Cất giữ sào, dây tiếp
đất trong bao đựng và để nơi khô ráo, tránh những nơi có nhiệt độ cao, chấn
động mạnh, hoặc ảnh hưởng của hoá chất ăn mòn sẽ làm hư sào.
IV.
HƯỚNG DẪN THỬ NGHIỆM:
Sào tiếp đất lưu động Autoclam trước khi đưa
vào sử dụng phải được Phân xưởng cơ điện thử nghiệm đạt yêu cầu sử dụng. Ngoài
ra hàng năm đơn vị sử dụng sào tiếp đất autoclamp phải đưa về Phân xưởng cơ điện để kiểm tra
thử nghiệm bằng cách thử với điện áp 40kV tần số công nghiệp trong vòng 5 phút.
Sau mỗi lần thử nghiệm đều phải lập biên bản thử nghiệm và dán tem thử nghiệm ( theo mẫu trong Phụ lục 3 và mẫu Biên bản
thí nghiệm dụng cụ an toàn trong Quy định Quản lý dụng cụ an toàn, thiết
bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động ban hành kèm theo Quyết
định số 699/QĐ-EVN SPC ngày 06/4/2012 của Tổng Công ty Điện lực Miền Nam. )
V.
TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN QUI ĐỊNH:
1/ Các Đơn vị trong Công ty được trang bị Sào tiếp đất
lưu động Autoclamp:
-
Tổ
chức phổ biến quy định này đến tất cả các công nhân trực tiếp quản lý, sử dụng sào
tiếp đất lưu động Autoclamp.
-
Gán mã
hiệu cho từng bộ sào tiếp đất autoclamp theo qui định sau:
§ Sào tiếp đất Autoclamp: SA2[YY] [XXX].
§ Tiếp địa di động AutoClamp trung áp: TA2[YY] [XXX].
Trong
đó :
§ YY
là ký hiệu đơn vị qui định theo văn bản số 1209/PCTG-KTAT ngày 11/05/2012 V/v
Triển khai thực hiện qui định quản lý dụng cụ an toàn, thiết bị có yêu cầu
nghiêm ngặt về ATLĐ và thống nhất chữ viết tắt trong mã hiệu dụng cụ.
§ XXX
là số thứ tự của sào tiếp đất lưu động Autoclamp trong đơn vị .
-
Phân
công cụ thể cho đơn vị (cá nhân) trực thuộc quản lý Sào tiếp đất lưu động
Autoclam thực hiện đúng quy định này.
2/ Cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên, công
nhân trong đơn vị được trang bị Sào tiếp đất lưu động Autoclamp:
-
Có
trách nhiệm học tập quy định này.
-
Khi
được phân công phải thực hiện đúng những điều trong qui định này khi sử dụng,
bảo quản và thử nghiệm Sào tiếp đất lưu động Autoclamp.