Nhận diện mối nguy - Đánh giá rủi ro
CHƯƠNG
I.
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi, đối tượng
1.
Phạm vi: Tất cả các đơn
vị, cơ sở làm công tác quản lý, vận hành lưới điện trực thuộc Tổng công ty phải
tổ chức thực hiện NDMN&ĐGRR theo Quy định này.
2.
Đối tượng NDMN&ĐGRR:
Hệ thống lưới điện và thiết bị, phương tiện, dụng cụ liên quan đến công tác xây
dựng, sửa chữa vận hành hệ thống lưới điện.
Điều 2. Mục đích thực
hiện việc quản lý rủi ro
1.
Đáp ứng yêu cầu quy định
của pháp luật về tổ chức thực hiện công tác đánh giá rủi ro về an toàn, vệ sinh
lao động trong lĩnh vực sản xuất, truyền tải và phân phối điện.
2.
Xác định được các mối nguy
trong phạm vi cần đánh giá để chủ động phòng ngừa, quản lý ngăn ngừa sự cố xảy
ra.
3.
Phân loại, đánh giá các
rủi ro để có kế hoạch xử lý hoặc áp dụng các biện pháp kiểm soát phù hợp.
CHƯƠNG
II.
NGUYÊN
TẮC THỰC HIỆN
Trước
khi thực hiện NDMN&ĐGRR thì đơn vị, cơ sở phải có quyết định thành lập nhóm
NDMN&ĐGRR theo tiêu chí:
1.
Người đứng đầu (Giám đốc) đơn vị, cơ sở phải ra quyết định thành lập
nhóm NDMN&ĐGRR;
2.
Tùy theo khối lượng công
việc của đơn vị, cơ sở mà quyết định số lượng nhóm, số thành viên tham gia
trong nhóm cho phù hợp thực tế nhưng phải đảm bảo:
-
Thành viên nhóm phải gồm:
những người trực tiếp quản lý vận hành thiết bị, người làm công tác an toàn,
người làm công tác y tế, người làm công tác quản lý kỹ thuật tại đơn vị, cơ sở
và những người khác nếu thấy cần thiết,
-
Có kinh nghiệm trong công
việc được phân công đảm nhiệm;
-
Số lượng thành
viên khuyến cáo tối thiểu 03 người để đảm bảo đánh giá khách quan và tương đối
chính xác theo phương pháp định tính
3.
Chỉ đạo, điều hành các
nhóm đánh giá phải là người có thẩm quyền của đơn vị như Giám đốc, Phó Giám đốc
kỹ thuật.
4.
Trưởng nhóm có trách
nhiệm phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để đảm bảo thực hiện công
việc hiệu quả, đúng tiến độ.
5.
Người đứng đầu
đơn vị, cơ sở chịu trách nhiệm về tính hiệu quả
của việc nhận diện mối nguy, tổ chức đánh giá và QLRR tại đơn vị do mình phụ
trách.