Điều 33
(Trở về mục lục QTATĐ)
Điều
33. Người chỉ huy trực tiếp
1. Người chỉ huy trực tiếp phải nắm vững thời gian, địa điểm, nội dung công việc
được giao và các biện pháp an toàn phù hợp với yêu cầu của công việc; được đơn vị làm công việc cử để thực hiện công việc. Có bậc 4 an toàn điện trở
lên và được công nhận chức danh “Người chỉ huy trực tiếp”.
2. Trách
nhiệm của ngườichỉ huy trực tiếp
a) Trách
nhiệm phối hợp: phải hợp tác chặt chẽ với các tổ chức liên quan và chỉ huy, kiểm
tra đơn vị công tác để đảm bảo công tác an toàn và gìn giữ an toàn cho cộng đồng.
b) Trách
nhiệm kiểm tra: phải hiểu rõ nội dung công việc được giao, các biện pháp an
toàn phù hợp với công việc.
Kiểm tra, tiếp nhận biện
pháp an toàn do người cho phép bàn giao và thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn cần thiết khác;
Việc chấp hành các quy định
về an toàn của nhân viên đơn vị công tác;
Chất lượng của các dụng cụ,
trang bị an toàn sử dụng trong khi làm việc. Kiểm tra thời hạn thử nghiệm cho phép sử dụng của máy, thiếtbị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
Đặt, di chuyển, tháo dỡ
các biển báo an toàn điện, rào chắn, nối đất di động trong khi làm việc và phổ
biến cho tất cả nhân viên đơn vị công tác biết.
c) Kiểmtra sơ bộ sức khoẻ công nhân: trước khi bắt đầu công việc, người chỉ huy trực
tiếp phải kiểm tra sơ bộ tình hình sức khỏe, thể trạng của nhân viên đơn vị
công tác. Khi xét thấy sẽ có khó khăn cho nhân viên đơn vị công tác thực hiện
công việc một cách bình thường thì không được để nhân viên đơn vị công tác đó
tham gia vào công việc.
d) Trách
nhiệm giải thích: trước khi cho đơn vị công tác vào làm việc người chỉ huy trực
tiếp phải giải thích cho nhân viên đơn vị công tác về nội dung, trình tự để thực
hiện công việc và các biện pháp an toàn.
e) Trách
nhiệm giám sát: người chỉ huy trực tiếp phải có mặt liên tục tại nơi làm việc,
giám sát và có biện pháp để nhân viên đơn vị công tác không thực hiện những
hành vi có thể gây tai nạn trong quá trình làm việc.