Điều 29
(Trở về mục lục QTATĐ)
Điều
29. Người cho phép
1. Người
cho phép phải là nhân viên vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực. Có bậc 4 an toàn điện trở lên và được
công nhận chức danh “Người cho phép”.
Trường hợp ở nơi, thiết bị không
có người trực thường xuyên thì người cho phép phải là nhân viên trực tiếp vận
hành thiết bị đó (hoặc được cấp có thẩm quyền công nhận là nhân viên vận hành
thiết bị đó), nhân viên tổ thao tác lưu động và phải
được trưởng ca (trực chính) ca trực vận hành của đơn vị (Truyền tải điện khu
vực; Trung tâm điều khiển xa; Chi nhánh Lưới điện cao thế; Công
ty Điện lực/ Điện lực quận, huyện,...) điều hành,
chỉ dẫn về thực trạng kết lưới, cấp điện nơi (vị trí) làm việc.
2.
Trách nhiệm của người
cho phép
a) Nhận PCT, tiếp nhận sự điều hành, chỉ
dẫn của trưởng ca, trưởng kíp (đối với nhà máy điện); trưởng
kíp, trực chính (đối với trạm biến áp); nhân viên vận hành (đối với lưới điện)
ca trực vận hành của đơn vị để biết đầy đủ tình trạng vận hành của thiết bị nơi
thực hiện công việc (nếu người cấp phiếu không phải người trong ca trực), kiểm tra biện pháp an toàn và thực
hiện việc cho phép làm việc tại hiện trường để cho đơn vị công tác vào làm
việc;
b) Kiểm tra, xác định tại nơi làm việc
không còn điện theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Quy trình này (trường hợp làm
việc có cắt điện);
c) Kiểm tra (hoặc thực hiện nếu được
người cấp phiếu giao) việc thực hiện đủ, đúng các biện pháp an toàn tại hiện
trường thuộc trách nhiệm của mình để chuẩn bị chỗ làm việc cho đơn vị công tác,
ghi những việc đã làm vào Mục 2 của PCT;
d) Trường hợp nếu nơi làm việc có liên
quan đến thiết bị của từ 02 đơn vị quản lý vận hành trở lên thì thực hiện theo
quy định tại Khoản 2 Điều 43 Quy trình này;
e) Kiểm tra danh sách và bậc an toàn điện
của nhân viên đơn vị công tác và người giám sát an toàn điện (nếu có) có mặt
tại nơi làm việc theo đúng với đăng ký của đơn vị làm công việc;
f) Chỉ dẫn nơi làm việc, phạm vi được
phép làm việc, những nơi (phần, thiết bị) có điện ở xung quanh và cảnh báo
những nguy cơ gây ra mất an toàn cho toàn đơn vị công tác và người giám sát an
toàn điện (nếu có) để họ biết và phòng tránh;
g) Khi làm việc không phải cắt điện hoặc
gần nơi có điện thì chỉ dẫn những yếu tố nguy hiểm về an toàn điện cho người
chỉ huy trực tiếp, người giám sát an toàn điện (nếu có) và nhân viên đơn vị công
tác biết để đảm bảo an toàn trong khi làm việc;
h) Ghi thời gian bàn giao hiện trường làm
việc, ký tên vào Mục 2 của PCT. Giao 01 bản PCT cho người chỉ huy trực tiếp sau
khi người chỉ huy trực tiếp, người giám sát an toàn điện (nếu có) đã kiểm tra
lại các biện pháp an toàn mà người cho phép giao theo yêu cầu, ký vào Mục 2 của
PCT;
j) Tiếp nhận lại PCT và nơi làm việc do
người chỉ huy trực tiếp bàn giao khi đơn vị công tác làm xong công việc; kiểm
tra nội dung công việc, nơi làm việc, viết, ký khóa PCT vào Mục 6.2 của PCT,
giao trả lại PCT cho người cấp PCT.